Nâng cấp hệ thống công nghệ phục vụ cho hoạt động quản lý RRTD theo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 61 - 65)

hướng tiếp cận thông lệ quốc tế

Việc thực hiện các báo cáo, tổng hợp số liệu với dữ liệu lớn từ các khách hàng, từ nhiều nguồn khác nhau đòi hỏi một hệ thống công nghệ hiện đại. Không chỉ tập trung phát triển công nghệ liên quan đến cung ứng sản phẩm, dịch vụ, chi nhánh cần đề xuất lên Agribank hội sở về việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin. Trong đó, chú trọng đến các nội dung phục vụ cho hoạt động quản lý RRTD như số liệu báo cáo tổng dư nợ chi tiết theo nhiều tiêu chí, các nội dung liên quan đến kiểm soát an toàn trong hoạt động như an toàn vốn, tài sản có điều chỉnh rủi ro.. .Nếu được có thể tích hợp các mô hình đo lường rủi ro tín dụng vào trong phần mềm để mỗi nhân viên đều có thể thấy được mức độ RRTD trong toàn danh mục từ đó có ý thức cao hơn trong việc kiểm soát rủi ro.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ở chương 2, nghiên cứu định hướng phát triển RRTD của Agribank nói chung và chi nhánh nói riêng, chương 3 đưa ra 6 giải pháp liên quan đến định hướng chiến lược, chính sách, nhân sự, công nghệ, mô hình tổ chức... để hoàn thiện hoạt động quản lý RRTD tại chi nhánh nói riêng và Agribank nói chung.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro vì vậy, các NH luôn phải chú trọng đến công tác quản lý RRTD nhằm hạn chế thiệt hại, tổn thất để phát triển bền vững..

Đề tài đã trình bày được những cơ sở lý thuyết về RRTD và quản lý RRTD tại NHTM cũng như những nghiên cứu thực nghiệm có liên quan để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý RRTD tại Agribank CN Nam Đồng Nai trong giai đoan 2016 - 2019. Phân tích số liệu thứ cấp có liên quan thực trạng RRTD tại chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế như tỷ lệ nợ quá hạn cao so với mức quy định, nợ quá hạn trong thực tế luôn cao hơn so với kế hoạch đề ra, cơ cấu tín dụng phân loại theo nhiều tiêu chí chưa thực sự đa dạng hóa, mức trích lập dự phòng quá thấp là những hạn chế trong hoạt động quản lý RRTD của chi nhánh. Bên cạnh những nội dung đã đạt được liên quan đến quản lý RRTD tại CN như: xây dựng mục tiêu hoạt động tín dụng hàng năm; chủ động tuân thủ các quy định, chính sách tín dụng đã được ban hành; chính sách, quy trình tín dụng được ban hành cụ thể, rõ ràng, chi tiết. Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý RRTD tại CN vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu đến từ ngân hàng.

Dựa trên những đánh giá, kết hợp với phân tích định hướng của Agribank CN Nam Đồng Nai đến năm 2025, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý RRTD của Agribank Nam Đồng Nai. Các giải pháp được đề xuất gồm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý RRTD; nghiêm túc tuân thủ chính sách, đổi mới mô hình quản lý RRTD, nâng cấp công nghệ, chú trọng công tác liên quan đến đội ngũ nhân sự.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Nam Đồng Nai 2017-2019, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm

Tạp chí Ngân hàng (2014), “Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ Basel tại các NHTM Việt Nam - kết quả ban đầu và khuyến nghị”, Tạp chí Ngân hàng Số 4 - Tháng 2/2014

Peter S. Rose (2002), Quản trị ngân hàng thương mại

Trường Đào tạo ngân hàng Thụy Sĩ - Á Châu (2012), Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Phạm Thị Thu Hiền và Nguyễn Văn Ngọc (2015), Một số giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Nha Trang, Tạp chí Khoa học - Công nghệ thủy sản, số 1/2015, 98 - 104

Tô Thiện Hiền và Nguyễn Nhựt Khang (2020), Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh An Giang, Tạp chí Công thương

Tài liệu tiếng Anh

Basel (2000), Basel Committee issues guidance on Credit Risk Management and Disclosure, truy cập tại https://www.bis.org/press/p000914.htm, 05/02/2020 Basel (2000), Principles for the management of credit risk, truy cập tại

https://www.bis.org/publ/bcbs75.pdf, 05/02/2020Joel Bessic (2012), Risk

management in Banking

Basel (2002), Credit risk management

Basel (2001), Principles for the management of credit risk, 2001

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w