Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 53 - 57)

2.4.2.1 Hạn chế

Mặc dù gặt hái được một số kết quả khả quan nhưng trong giai đoạn nghiên cứu, chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động QTRRTD như sau:

- Nợ quá hạn ở mức cao và biến động liên tục trong giai đoạn nghiên cứu, thường cao hơn so với kế hoạch đề ra. Trong giai đoạn 2017 - 2019, dư nợ quá hạn của chi nhánh luôn cao hơn so với kế hoạch đề ra. Kết quả này cho thấy việc kiểm soát chất lượng tín dụng của chi nhánh vẫn chưa thực sự hiệu quả.

- Tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá giới han cho phép. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh lên đến 8,1% trong năm 2018, mặc dù đã giảm xuống còn 5,16% năm 2019 nhưng vẫn cao hơn so với mức quy định 5%.

- Tài sản bảo đảm của chi nhánh chủ yếu là tài sản có nhiều rủi ro nội tại, tính thanh khoản thấp là bất động sản, phương tiện vận tải. 90% tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại chi nhánh là bất động sản - đây là loại tài sản mặc dù có giá trị cao nhưng nhiều rủi ro tiềm ẩn như rủi ro liên quan đến pháp lý, giấy tờ, quy hoạch và tính thanh khoản kém. Ngoài ra, chi nhánh còn nhận tài sản bảo đảm là phương tiện vận tải - khó kiểm soát, có khả năng mất giá trị nhanh do khấu hao, do công nghệ.. .Khả năng thanh lý tài sản thu hồi nợ với các tài sản nêu trên cũng gặp nhiều khó khăn.

- Mặc dù đã phân tán rủi ro nhưng dư nợ vẫn tập trung chủ yếu vào những ngành có rủi ro cao như nông nghiệp, kinh doanh tiêu dùng liên quan đến bất động sản, xây dựng. Trong đó, nông nghiệp là ngành có nhiều rủi ro nội tại do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, biến động giá cả trên thị trường cũng như khả năng quản lý, kỹ thuật của người thực hiện. Bất động sản là ngành nhạy cảm với các quy định liên quan đến chính sách của Nhà nước, chính quyền địa phương, đặc biệt là các quy hoạch về đất đai.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng thấp có thể khiến chi nhánh khó chủ động chống đỡ rủi ro, đặc biệt là những rủi ro ngoài dự kiến. Ngoài những rủi ro đo lường được, ngân hàng có thể tính toán và thực hiện trích lập dự phòng RRTD theo quy định từ Hội sở nhưng sẽ có những rủi ro ngoài dự đoán. Vì vậy việc trích lập dự phòng RRTD thấp có thể gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đối phó với RRTD.

2.4.2.2 Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý RRTD của ngân hàng. Ngoài những nguyên nhân liên quan đến khách hàng vay như thiếu ý thức trả nợ hoặc những điều kiện khách quan tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng, còn có những nguyên nhân đến từ chính Agribank và chi nhánh Nam Đồng Nai như sau:

Thứ nhất, mặc dù đã hoạch định chính sách quản lý RRTD, ban hành khung quy định về quản lý RRTD phù hợp với quy định của pháp luật cũng như tạo định hướng cho hệ thống Agribank hoạt động và kiểm soát RRTD nhưng nhiều điều khoản trong các quy định chưa được hướng dẫn chi tiết. Cụ thể như tiêu chí để phân loại nợ có vấn đề và lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp chưa được quy định chi tiết. Điều này vô hình chung làm cho Ban lãnh đạo chi nhánh cùng đội ngũ nhân viên có trách nhiệm thường thiếu cơ sở để lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp. Chủ yếu là áp dụng phương pháp khai thác sau nhiều giai đoạn rồi mới thanh lý. Điều này làm cho nợ quá hạn của chi nhánh ở mức cao, vượt quá quy định 5% cho phép.

Thứ hai, mặc dù đã có ý thức và nỗ lực tuân thủ quy định về cấp tín dụng nhưng sai sót liên quan đến các nội dung trong quản lý RRTD vẫn xảy ra. Điều này vừa do mô hình tổ chức vừa do nhân viên ít, áp lực công việc nhiều làm cho nhân viên khó chu toàn nhiệm vụ. Trong đó, mô hình tổ chức tại chi nhánh còn nhiều hạn chế, chưa thực sự phù hợp để đẩy mạnh công tác quản lý RRTD tại chi nhánh. “Mô hình tổ chức QTRRTD tại Agribank nói chung và Agribank Nam Đồng Nai nói riêng về cơ bản là mô hình phân tán” (Agribank Nam Đồng Nai, 2018). Mặc dù theo đuổi mô hình phân tán nhưng tại chi nhánh chưa có phòng quản lý RRTD chuyên biệt mà công tác quản lý RRTD được thực hiện bởi Phòng kinh doanh tổng hợp và Phòng kiểm tra kiểm

soát nội bộ. Do không phân trách nhiệm cụ thể giữa các bên nên sự phối hợp chưa nhịp nhàng, ảnh hưởng đáng kể đến công tác quản lý RRTD tại chi nhánh. Bên cạnh đó, mô hình nhân viên tín dụng phải thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ từ nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đến cấp tín dụng, hỗ trợ giải ngân, thu hồi nợ ... dễ dẫn đến những đánh giá thiếu khách quan, trung thực trong quá trình thẩm định tín dụng, giám sát tín đung và thanh lý tín dụng.

Thứ ba, nhân viên chưa thực sự tuân thủ hoàn toàn quy định về quản lý RRTD trong quá trình cấp tín dụng. Hoạt động nhận diện, phòng ngừa và xử lý RRTD tại Agribank chủ yếu dựa vào cán bộ phụ trách hoạt động tín dụng. Một số bước trong quy trình tín dụng chưa được chú trọng thực hiện nghiêm túc cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến QTRRTD. Một số cán bộ chưa tuân thủ quy định và chưa thực sự quan tâm đến công tác xử lý nợ rủi ro. Điều này làm cho việc xử lý nợ chưa kịp thời, chất lượng công tác xử lý rủi ro chưa cao... Số lượng nhân viên ít ỏi so với khối lượng công việc lớn làm cho nhân viên dễ gặp sai sót trong quá trình cấp tín dụng.

Thứ tư, chưa có cơ chế cảnh báo sớm trong QTRRTD tại Agribank CN Nam

Đồng Nai. Phần lớn hoạt động quản lý RRTD của chi nhánh hiện nay mới chỉ dừng lại

ở phân loại nợ, xử lý khi khoản vay đã xảy ra dấu hiệu có rủi ro, chưa xây dựng được cơ chế cảnh báo trước RRTD đối với khoản vay. Nguyên nhân là do hệ thống thông tin báo cáo, cơ sở dữ liệu hệ thống còn nhiều hạn chế. Chủ yếu các báo cáo mới chỉ dừng lại việc thống kê, thiếu phân tích chuyên sâu, xây dựng các mô hình định lượng để có thể đo lường được rủi ro cũng như các yếu tố của khách hàng có thể dẫn đến rủi ro cho khoản vay. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm mới chỉ ở mức độ cơ bản, chưa chủ động tính toán mức độ rủi ro liên quan đến từng tài sản có, vì vậy, việc chủ động phòng ngửa rủi ro của chi nhánh còn hạn chế. Nếu xét tổng thể hệ thống Agribank, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng quốc tế hiện đại.

Thứ năm, hoạt động kiểm tra, giám sát cần tiếp tục được hoàn thiện. Việc quy định lập báo cáo quản lý RRTD định kỳ 3 tháng làm cho chi nhánh không kịp thời có những điều chỉnh phù hợp để đạt được kế hoạch đề ra. Điển hình như năm 2019, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh là 5,16% cao hơn so với 5%. Nếu ngân hàng được cung cấp thông tin về chất lượng khoản vay thường xuyên theo tháng hoặc khi bất thường vừa giúp ngân hàng đánh giá khoản vay, có biện pháp xử lý kịp thời.

Thứ sáu, công nghệ chưa hoàn thiện cũng là nguyên nhân làm cho hoạt động quản lý RRTD tại chi nhánh vẫn còn tồn tại hạn chế. Do phần mềm core banking của chi nhánh chưa khai thác hết nên việc lập báo cáo quản lý RRTD vẫn còn nhiều nội dung phải thực hiện thủ công gây tốn thời gian, thiếu chính xác.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã giới thiệu về Agribank CN Nam Đồng Nai về lịch sử ra đời và phát triển, cơ cấu tổ chức và kết quả kinh doanh trong giai đoạn nghiên cứu. Thông qua tổng hợp các thông tin, nội dung liên quan đến hoạt động quản lý RRTD, đề tài đã phân tích thực trạng quản lý RRTD và thực trạng RRTD tại chi nhánh. Trên cơ sở đó, chương 2 đã rút ra đánh giá chung về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại trong hoạt động của chi nhánh. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý RRTD tại chi nhánh trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w