Giám sát và kiểm tra

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 42 - 43)

Hoạt động giám sát tín dụng liên quan đến từng khoản vay chưa được thực hiện tốt là một trong những nguyên ngân dẫn đến hoạt động giám sát, kiểm tra liên quan đến danh mục tín dụng tại chi nhánh vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại. Về phân loại nợ, Agribank Nam Đồng Nai thực hiện phân nhóm nợ theo quy định của NHNN và Agribank với 5 nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo cả hai tiêu chí định tính và định lượng. Với các tiêu chí phân loại nợ cụ thể gồm theo nhóm nợ, theo thời hạn vay, theo hình thức bảo đảm tiền vay.

Để thực hiện xử lý nợ phù hợp, Agribank Nam Đồng Nai khi phân loại nợ theo trạng thái cần phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không trả được nợ theo thỏa thuận là do nguyên nhân khách quan hay chủ quan.. Các nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tại Agribank Nam Đồng Nai gồm: (1) sản xuất kinh doanh thua lỗ, (2) sử dụng vốn vay sai mục đích, (3) chây ỳ bỏ trốn khỏi địa phương, (4) người vay chết, mất tích, (5) giải thể, ngừng hoạt động và nguyên nhân khách quan khác. Theo báo cáo nội bộ của Agribank Nam Đồng Nai năm 2019, nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ quá hạn của CN chủ yếu do nguyên nhân khách quan chủ yếu liên quan đến thiên tai, mất mùa, dịch bệnh làm cho phương án vay vốn không tạo ra dòng tiền đủ đảm bảo khả năng trả nợ. Các nguyên nhân khác chỉ chiếm tỷ trọng thấp nhưng cũng ảnh hưởng đến hoạt động của Agribank Nam Đồng Nai. Do đó, cần phải có biện pháp xử lý những khách hàng vay vốn vì lý do chủ quan không thực hiện trả nợ theo thỏa thuận.

Trích lập dự phòng RRTD chung theo quy định của NHNN và Agribank. Trong đó, theo quy định các ngân hàng phải trích lập dự phòng RRTD chung là 0.75% dư nợ cho vay và trích lập dự phòng rủi ro cụ thể đối với từng nhóm nợ. Với góc độ CN, Agribank Nam Đồng Nai luôn thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phòng RRTD theo quy định của Hội sở.

Theo quy định của Agribank về báo cáo quản lý RRTD phải thực hiện theo quý hoặc đột xuất với các nội dung cơ bản sau: (1) Chất lượng tín dụng đối với các khoản

cấp tín dụng, danh mục cấp tín dụng theo đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế; (2) Khoản cấp tín dụng có vấn đề, các biện pháp xử lý khoản cấp tín dụng có vấn đề; (3) Khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế có dư nợ tín dụng thực tế cao hơn hạn mức RRTD; (4) Giá trị tài sản bảo đảm, danh mục tài sản bảo đảm theo từng loại tài sản bảo đảm; (5) Tình hình phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để XLRR; (6) Cảnh báo sớm khả năng vi phạm các giới hạn, hạn mức RRTD; g) Các vi phạm về quản lý RRTD và lý do vi phạm; h) Các đề xuất, kiến nghị về quản lý RRTD với cấp nhận báo cáo; (7) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về quản lý RRTD của kiểm toán nội bộ. Công tác kiểm tra giám sát của CN do phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ phối hợp Phòng kinh doanh tổng hợp thực hiện. Các nội dung của báo cáo luôn đúng theo quy định của Agribank. Trong đó, nhờ có hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ mà chi nhánh kịp thời phát hiện ra các sai sót và hạn chế trong hoạt động để có những điều chỉnh, xử lý kịp thời nhằm hạn chế RRTD xảy ra trong quá trình hoạt động, đảm bảo cân bằng giữa khả năng sinh lời và kiểm soát rủi ro của chi nhánh. Bên cạnh những nỗ lực của chi nhánh tổng trong công tác quản lý RRTD, ở góc độ các phòng giao dịch vẫn còn tồn tại một số các sai sót: PGD Phước Tân còn nhiều sai sót trong qui trình xử lý rủi ro; PGD Phước Thái sai sót trong quy trình gia hạn nợ; P GD Bình Sơn sai sót trong quy trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc báo cáo quản lý RRTD được thực hiện định kỳ 3 tháng một lần làm cho ban lãnh đạo chi nhánh chưa thể chủ động trong việc điều chỉnh các quyết định liên quan đến hoạt động tín dụng, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm. Việc trích xuất dữ liệu phục vụ báo cáo quản lý RRTD còn nhiều nội dung phải thực hiện thủ công gây mất thời gian để xử lý và hoàn thiện báo cáo. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý RRTD. Bên cạnh đó, chưa thực hiện quản lý danh mục tín dụng theo các mô hình hiện đại như VaR, Credit Metric....

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w