Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 26 - 32)

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số

thiểu số

2.1.5.1 Nguồn nhân lực

a. Lao động

Phần lớn lao động nông thôn vẫn là lao động nông nghiệp (chiếm 93,33% tổng số lao động trong các hộ điều tra), tỷ lệ lao động phi nông nghiệp rất thấp, trong đó đa số là cán bộ địa phương, cựu chiến binh và cán bộ đã nghỉ hưu. Nguyên nhân chủ yếu là do ở các địa phương công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ không phát triển, bên cạnh đó số lượng lao động được đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp ít cho nên đại đa số lao động đều phải tham gia vào các hoạt động của sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện hiện nay khi mà giá trị gia tăng của

lao động sang các ngành phi nông nghiệp nhằm cải thiện kinh tế và nâng cao thu nhập của các hộ nông dân.

b. Trình độ văn hoá và chuyên môn hạn chế của người lao động là một yếu tố cản trở

Kết quả điều tra cho thấy, đa số lao động có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống, lực lượng lao động có trình độ từ trung học phổ thông trở lên thấp, chủ yếu là các cán bộ của địa phương. Do vậy trình độ văn hoá và chuyên môn thấp của lực lượng lao động ở các điểm điều tra hiện nay đang là cản trở lớn đến việc tiếp nhận các loại khoa học kỹ thuật mới nhằm thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng vụ, mở rộng quy mô sản xuất… góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân.

2.1.5.2 Nguồn lực vật chất

a. Cơ sở hạ tầng khó khăn là ảnh hưởng lớn nhất về phát triển kinh tế hộ

Đường giao thông nông thôn còn nhiều khó khăn, mặc dù tại tất cả các địa phương đã có đường ô tô vào đến tận bản nhưng đến nay đường vào trong các bản có tỷ lệ bê tông hoá thấp, chất lượng đường vào bản kém, người dân gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc đi lại vào mùa mưa. Nên còn nhiều hạn chế trong việc phát triển kinh tế hộ.

Về giao thông nội đồng: Tỷ lệ diện tích có giao thông nội đồng ở thấp và đường dẫn đến các vùng sản xuất chủ yếu là đường nhỏ, rất khó khăn cho việc vận chuyển vật tư sản xuất và mang máy móc đến vùng sản xuất. Mặc dù những năm gần đây nhà nước, nhân dân, tổ chức hỗ trợ xây dựng đường giao thông nội đồng nhưng nhìn chung đến nay giao thông nội đồng vẫn là vấn đề nhức nhối đối với sản xuất của bà con nông dân. Như vậy có thể kết luận rằng giao thông nông thôn và giao thông nội đồng chưa được đầu tư thỏa đáng thực sự là cản trở lớn đối với phát triển kinh tế hộ nông dân.

Về thuỷ lợi: Trong những năm qua dự 135 và nhiều dự án khác đã đầu tư cho bà con nông dân xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi như: Bê tông hoá hệ thống kênh mương, suối, xây đập giữ nước… nhưng đến nay diện tích lúa không chủ động được nước tưới còn nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kênh mương, thiếu nguồn nước dẫn vào, nhiều diện tích phụ thuộc vào nước trời nên chỉ có thể trồng được 1 vụ. Hệ thống tưới, tiêu chưa đảm bảo, tỷ lệ bê tông hoá vẫn còn thấp, khi có lũ lụt thường xảy ra sạt lở gây mất chủ động trong tưới nước và tiêu nước khi ngập úng.

Nước sinh hoạt: Mặc dù đã được đầu tư khá nhiều nhưng nhìn chung nước sinh hoạt cho bà con nông dân thiếu khá nhiều, đặc biệt là vào mùa khô. Tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch còn thấp, đa số là các hộ dừng nước giếng.

Điện: Do các bản sống thưa thớt và chủ yếu là ở vùng sâu vùng xa nên rất khó khăn trong việc xây dựng đường dây, trạm cao thế, hạ thế nhưng đến hiện tại thì hầu như các hộ đều đã được kéo điện và sử dụng điện lưới quốc gia, tuy nhiên đến nay điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất vẫn còn thiếu trầm trọng, hệ thống đường dây kém chất lượng, vào mùa nóng xảy ra hiện tượng mất điện thường xuyên do thiếu điện cấp. Còn một số hộ ở xa trung tâm bản muốn mắc điện thì phải tự chuẩn bị dây cột nên một số hộ vẫn chưa được tiếp cận mạng lưới điện quốc gia vì chi phí lắp đặt đường dây quá cao so với khả năng chi trả của hộ

Hệ thống truyền thông: Hầu hết các bản đều có loa đài truyền thông nhưng chất lượng âm thanh thấp, chất lượng thiết bị kém, không đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhân dân. Đây là một trong những điểm yếu của công tác truyền thông Về nhà văn hoá thôn: Hiện nay thì vẫn còn một số bản chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng. Để tổ chức các cuộc họp, các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt cộng đồng, thì các hộ phải ra tập trung tại nhà trưởng bản nên rất bất tiện cho các cuộc họp bản và các trang thiết bị hầu như không có. Nhiều bản tuy đã có nhà sinh hoạt cộng đồng nhưng phần nhiều trong số đó còn chật hẹp, bên cạnh đó các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt không đủ, nhiều nhà văn hoá không có ghế để cho nhân dân ngồi mỗi khi đến dự họp họ phải tự mang ghế ra ngồi ngoài hoặc đứng nghe nên tiếp thu thông tin của mọi người còn hạn chế.

Về máy móc phục vụ sản xuất: Hiện nay các hộ nông dân đã từng bước sử dụng máy cày, máy bừa, máy đập lúa vào sản xuất, tuy nhiên do hệ thống giao thông nội đồng kém chất lượng, trình độ sử dụng của bà con còn nhiều hạn chế nên việc đưa các máy móc hiện đại vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đưa máy móc vào vùng ruộng bậc thang. Việc sử dụng máy tuốt lúa, máy xay xát lúa đã được 98% hộ nông dân sử dụng, tuy nhiên đây mới chỉ là một khâu trong quá trình sản xuất. Vấn đề đưa máy móc vào phục vụ sản xuất cũng là một khó khăn đối với các hộ nông dân hiện nay

2.1.5.3 Nguồn lực tài chính

Vốn là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của mọi đối tượng tham gia sản xuất phát triển kinh tế, trong đó có nông dân. Mặc dù tỷ lệ hộ vay được vốn khá cao song người dân vẫn gặp khó khăn về vốn vậy nguyên nhân thực sự của vấn đề này là gì? Chúng tôi sẽ làm rõ các nguyên nhân đó ngay trong phần dưới đây:

Kết quả thảo luận từ các cuộc PRA và kết quả điều tra cho biết có 2 dạng khó khăn về vốn, trong đó có cả vốn sản xuất và vốn để tiêu dùng nhưng vốn để sản xuất là chủ yếu. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó khăn về vốn:

Một là, người dân không có tích luỹ từ quá trình sản xuất;

Hai là, người dân không vay được vốn vì nhiều lý do khác nhau, cụ thể là: Do người dân có tâm lý không dám vay ngân hàng vì lo sợ không trả được hoặc luôn nghĩ rằng mình thiếu vốn để phát triển sản xuất; Do một số hộ không có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng; Do hộ nông dân có thể vay được từ tư nhân, HTX nhưng không thể vay được số lượng lớn và lãi suất vốn vay từ các nguồn khá cao;

Một lý do nữa đó là các hộ có thể vay được vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội nhưng vay nguồn này thường có định mức thấp, lại không đáp ứng đúng thời điểm vì cho vay theo đợt, các hộ vay được từ nguồn này phải tham gia các đoàn thể như (hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ…) vì ngân hàng vay tín chấp qua các đoàn thể nhưng tỷ lệ người tham gia các đoàn thể này lại không cao, bên cạnh đó đối tượng ưu tiên vay vốn ở nguồn vốn này lại là hộ nghèo nên nhiều hộ giàu và khá không tiếp cận vay vốn được từ nguồn này.

Khó khăn về vốn là rào cảnlớn đối với việc phát triển sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất và tăng năng suất cây trồng vật nuôi ở các hộ nông dân hiện nay. Kết quả điều tra cho thấy: Các hộ điều tra thiếu cả vốn cho sản xuất và vốn để tiêu dùng, trong đó thiếu vốn cho sản xuất là chủ yếu.

Trình độ học vấn cũng là rào cản đối với việc tiếp cận nguồn vốn nhưng nó không phải là rào cản trực tiếp mà gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của nông hộ. Chúng ta đã biết, mặc dù tại các địa phương luôn có các tổ chức đoàn thể hỗ trợ rất tích cực trong việc làm thủ tục vay vốn cho các nông hộ, các tổ chức đoàn

thể không những giúp đỡ được phụ nữ và người nghèo có trình độ thấp vay vốn mà còn giúp đỡ được cả những người mù chữ, người không biết nói tiếng phổ thông vay vốn. Tuy nhiên với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, những đối tượng này thường cũng chỉ vay từ 1-2 lần.

2.1.5.4 Nguồn lực xã hội

Việc trao đổi mua bán các sản phẩm nông sản còn phụ thuộc vào khoảng cách từ các hộ tiếp cận với hệ thông thị trường như chợ, đường quốc lộ, tư thương... Trao đổi hàng hoá có xu hướng giảm dần theo khoảng cách nếu hộ ở xa thì thường trao đổi nông sản và các vất tư đầu vào qua thương nhân là chính, nếu hộ ở gần thi việc trao đổi này chủ yếu là ở chợ hoặc tại nhà (nhưng rất ít). Việc tư thương ép giá là yếu tố phi chính sách tác động rất lớn tới giá cả của một số sản phẩm nông sản của hộ, đặc biệt là đối với những loại sản phẩm thu hoạch tập trung và khó khăn trong bảo quản.

Tương tự thì việc mua các vật tư đầu vào người dân cũng bị ép giá khi mua ở chợ hoặc qua tư thương, nguyên nhân chủ yếu là do người dân thiếu tiền mặt để thanh toán ngay nên phần lớn là mua ghi nợ (với lãi suất cao), người nghèo thiếu vốn buộc phải chấp nhận mức giá mà các tư thương đặt ra. Mặt khác các tư thương trong cung cấp vật tư đầu vào luôn có quan hệ mật thiết với nhau, họ cùng nhau liên kết tăng giá bán buộc nông dân phải mua với giá cao, trong khi đó nông dân lại thiếu thông tin về giá cả thị trường, điều này dẫn đến tình trạng nhiều hộ nông dân bị ép giá mà không biết. Đây thực sự là cản trở lớn đối với nông hộ trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất.

*Tình trạng mất cân bằng về giới vẫn còn tồn tại

Phần lớn nam giới đi họp nhiều hơn nữ giới, cùng với đó thì số nguời tham gia phát biểu nam giới cũng chiếm đa số. Do hiện nay kênh cung cấp thông tin chính là qua các cuộc họp thì đây là điều thiệt thòi cho chị em. Chưa tính đến vấn đề đi họp tiếp thu ý kiến của giới như thế nào, và về truyền đạt lại thông tin ra sao cho các thành viên khác trọng hộ gia đình.

2.1.5.5 Nguồn lực tự nhiên

a. Vị trí địa lý không thuận lợi

Đây là một trong những nhân tố gây cản trở người dân trong việc tiếp cận nguồn lực tự nhiên. Vị trí địa lý không thuận lợi có thể gây khó khăn trong việc vận chuyển các nguồn lực đầu vào và đầu ra. Vì vậy gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển kinh tế của người dân.

Vị trí địa lý không thuận lợi không chỉ ảnh hưởng tới sự kết nối của người dân với những điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật, kiến thức phát triển mà từ đó còn ảnh hưởng tới sự tiếp cận của người dân với các nguồn vốn tự nhiên.

b. Khí hậu khắc nghiệt

Khí hậu gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân. Do xã nằm ở vùng núi cao, do khí hậu khắc nghiệt nên các bản thường chỉ làm được 1 vụ. Về mùa đông và mùa xuân vùng cao có nơi có sương muối, băng giá, gió lạnh, không có mưa gây thiếu nước. Hiện tượng băng giá gây chết cây trồng, vật nuôi hàng loạt khiến nhiều người dân phải lao đao lâm vào tình cảnh khó khăn, trâu bò chết, hộ dân mất sức kéo trong sản xuất, thậm chí có những gia đình trở nên nợ nần, không có khả năng tiếp tục tham gia sản xuất.

c.Thị trường đất đai kém phát triển

Hiện nay đa số các hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặc dù hộ có quyền chuyển nhượng đất đai nhưng việc này diễn ra rất ít. Đa số các hộ khi cho rằng việc chuyển nhượng đất đai xảy ra ít là do không có người bán. Trong tình hình đất đai sản xuất ngày càng trở nên khan hiếm thì việc giao dịch chuyển nhượng càng khó khăn do giá cả tăng nhanh. Đất nông nghiệp cũng tăng giá nhanh làm cho người mua khó có thể mua được.

Tuy dân trí không ảnh hưởng đến việc chuyển nhượng đất đai của người dân nhưng lại gây ra một số ảnh hưởng bất lợi cho người dân trong việc tiếp cận các nguồn lực tự nhiên. Trình độ dân trí thấp dẫn đến khó khăn trong sản xuất canh tác, trong việc tiếp thu các kiến thức về canh tác, sử dụng đất, rừng v.v… Một số người dân thiếu ý thức vẫn còn tham gia chặt phá trộm rừng, gây cháy rừng. Dân trí thấp còn là một trong những nguyên nhân gây tăng dân số. Dân số đông gây khó khăn lớn cho người dân tiếp cận các nguồn vốn tự nhiên.

d. Tập quán canh tác lạc hậu

Tại các bản vùng cao tập tục sản xuất quảng canh rất phổ biến. Việc này dẫn đến việc sản xuất không tranh thủ được nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, lại ít được đầu tư về phân bón, không chủ động về giống nên sản lượng thấp và tình trạng đói ăn xảy ra thường xuyên.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)