.12 Một số thông tin về hộ và chủ hộ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 76 - 83)

Diễn giải Bản Bản Phan Chu Hoa Bản Lao Tỷ Phùng Bàn Chin

Chu Chải Chung

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Số hộ khảo sát 20 18,33 20 35 20 46,67 60 100 1. Tuổi trung bình 40,4 45,8 42 47,73 2. Giới tính Nam 19 95 19 95 20 100 58 96,67 Nữ 1 5 1 5 - - 2 3,33 3. Trình độ học vấn Mù chữ 4 20 9 45 12 60 25 41,67 Cấp I 6 30 7 35 5 25 19 31,67 Cấp II 6 30 2 10 2 10 9 15 Cấp III 2 10 1 5 - - 3 5 TCCN 1 5 1 5 1 5 3 5 ĐH 1 5 - - - - 1 1,67

Tại bản Phan Chu Hoa, có 95% chủ hộ là nam giới và 5% chủ hộ là nữ giới nhưng tuổi trung bình của bản này lại cao nhất trong ba bản (45,8 tuổi). Trình độ học vấn của bản này tương đối thấp: Trong 20 chủ hộ thì có 9 chủ hộ (tương ứng 45%) chưa được đi học, số chủ hộ học hết cấp I là 7 người (tương ứng với 35%), tương tự có 10% chủ hộ học đến cấp II và 5% chủ hộ học đến cấp III, có 1 chủ hộ học TCCN (chiếm 5%) và không có hộ nào được đào tạo bậc cao hơn.

Đối với bản Chin Chu Chải tôi, trình độ học vấn của bản này là thấp nhất trong ba bản: Có tới 12 chủ hộ (tương ứng với 60%) không được đi học, nguyên nhân là do quan niệm cổ hủ của người dân về việc đi học. Chỉ có 5 chủ hộ học hết cấp I (chiếm 25%), và có 10% chủ hộ học đến cấp II và có 5% chủ hộ được đào tạo đến TCCN.

Như vậy, có thể thấy trình độ của người dân tại xã khá hạn chế vì vậy để phát triển kinh tế trên địa bàn có nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nhưng tỷ lệ người dân hiểu và ứng dụng khá thấp.

Hộp 4.1 Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật

“Được tham gia buổi tập huấn về chăn nuôi lợn nái tôi đã nắm được nhiều kiến thức quan trọng để áp dụng trong chăn nuôi lợn. Qua buổi học tôi được hướng dẫn từ các cho ăn, chăm sóc, dọn dẹp chuồng trại, đỡ đẻ cho lợn, nhờ những kiến thức bổ ích đó mà tôi đã có đượn một đàn lợn khỏe và giúp ích được cho hàng xóm nữa”

(Nguồn: Bác Vàng A giàng (45 tuổi), bản Phan Chu Hoa) Bên cạnh đó, nguồn lực của hộ cũng quyết định đến cơ cấu ngành nghề và nguồn thu nhập của hộ. Tại địa phương, giới tính, độ tuổi lao động cũng là một đặc trưng rất rõ đối với hoạt động của nông dân là phân chia công việc theo giới tính, độ tuổi. Nam giới thường làm các công việc như: Cày, bừa, kéo gỗ…Phụ nữ làm những công việc nhẹ hơn: Trồng, cấy, làm cỏ…Người lớn tuổi thường làm các ngành nghề truyền thống. Do đó, giới tính, độ tuổi lao động có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của nông dân.

4.2.2 Nguồn vốn tự nhiên

Các hộ DTTS sống chủ yếu dựa vào đất sản xuất nông nghiệp và những lợi thế từ thiên nhiên bang lại. Điều này cho thấy các nguồn lực tự nhiên như: Đất đai, thời tiết,…sẽ tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế hộ DTTS.

Hôp 4.2 Thiếu đất sản xuất

“Do không có đủ đất để làm ruộng nên tôi phải đi tìm những hộ nào bỏ hoang ruộng để tôi làm, khi thu hoạch được 20 bao thóc thì tôi phải cho họ 5 bao.”

(Nguồn: Bác Lý A Phùa (50 tuổi),bản Phan Chu Hoa) phỏng vấn ngày 13 tháng 9 năm 20120

Mức độ sự dụng nguồn vốn tự nhiên như thế nào cho ta biết được mức độ tác động của môi trường tự nhiên đến hoạt động đó ra sao. Những hộ chỉ sản xuất nông nghiệp thì sự dụng nguồn vốn tự nhiên nhiều nhất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ các hiện tượng thời tiết bất thường cũng như đặc điểm đất đai.

4.2.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết

Điều kiện thời tiết khí hậu, thiên tai, dịch bệnh đến từ tự nhiên là các yếu tố người nông dân không thể kiểm soát được do chúng xảy ra bất thường, vì thế chúng gây ra rủi ro lớn trong sản xuất nông nghiệp. Trong vụ mùa vừa qua thời tiết khí hậu thất thường, thời tiết mưa khéo dài làm cho sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Theo điều tra chưng cầu ý kiến của người dân có tới gần 80% người dân cho rằng vụ mùa vừa qua sản lượng nông sản giảm là do ảnh hưởng thời tiết mưa kéo dài.

4.2.4 Nguồn vốn tài chính của hộ

Nguồn lực tài chính có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hộ đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc H.Mông ở Nùng Nàng nói riêng. Trong những năm qua, thực hiện các chương trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, chi nhánh các ngân hàng chính sách và ngân hàng nông nghiệp đã thực hiện cho người đồng bào dân tộc tại Nùng Nàng vay vốn với mức lãi suất và thời hạn ưu đãi. Tuy nhiên do nhận thức về việc sử dụng vốn của đại bộ phận hộ dân đều rất kém, nên tỷ lệ hộ sử dụng vốn vay vào phục vụ sản xuất thường rất ít.

Qua khảo sát 60 hộ, có tới 42 hộ (chiếm 70%) đã từng vay vốn. Đối tượng đã từng vay ngân hàng thuộc nhóm hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ hộ vay vốn thuộc nhóm hộ nghèo bình quân là 75%, trong khi nhóm hộ trung bình là 74,43% và nhóm hộ khá/giàu là 54,54%. Trong năm khảo sát hộ khá giả với lượng vốn vay bình quân cao nhất là 50.000 nghìn đồng/hộ, trong đó nhóm hộ trung bình có lượng vay bình quân là 36.000 nghìn đồng /hộ và ít nhất là nhóm hộ nghèo chỉ với 28.000 nghìn đồng/hộ (Bảng 4.13).

Với 42 hộ đã từng tham gia vay vốn thì có tới 27 hộ (chiếm 64,28%) vay tại ngân hàng chính sách xã hội. Các hộ nghèo còn được vay vốn tại các hội nông dân và hội phụ nữ, có 9 hộ (chiếm 21,43%) vay vốn tại nguồn này. Chỉ có duy nhất 1 hộ thuộc nhóm hộ nghèo (chiếm 4,76%) trong 42 hộ tham gia vay vốn lựa chọn vay từ họ hàng, bạn bè.

Bảng 4.13. Tình hình vay vốn của các nhóm hộ đồng bào dân tộc H.Mông

Diễn giải Số hộ Tỷ lệ Số tiền vay BQ (1000đ) NHNN&PTNT NH CSXH Hội nông dân phụ nữ Họ hàng bạn bè Số hộ vay Tỷ lệ (%) Số hộ vay Tỷ lệ (%) Số hộ vay Tỷ lệ (%) Số hộ vay Tỷ lệ (%) Hộ nghèo 21 75 28090 2 9,52 12 57,14 6 28,57 1 4,76 Hộ trung bình 15 74,43 36000 2 13,33 10 66,67 3 20 - - Hộ khá/giàu 6 54,54 50000 1 16,67 5 83,33 - - - - Tổng số hộ cho vay 42 70 - 5 11,90 27 64,29 9 21,43 1 2,38 Tổng số hộ điều tra 60 100 38030 - - - - - - - -

Trong 6 hộ khá/giàu tham gia vay vốn thì cả 6 hộ lựa chọn vay vốn tại các ngân hàng do có thủ tục rõ ràng, lãi suất thấp hơn so với các nguồn vay khác. Tương tự nhóm hộ nghèo cũng lựa chọn nguồn vay từ các ngân hàng, tuy nhiên 1 số hộ vẫn phải vay từ khác nguồn khác do gặp khó khăn trong thủ tục và tài sản thế chấp.

Tính đa dạng hóa trong phát triển kinh tế hộ cũng được thể hiện bởi mục đích vay vốn của hộ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong 42 hộ tham gia vay vốn, có 5 hoạt động là mục đích đầu tư của hộ: Trồng trọt 9 hộ (chiếm 21,42%); Chăn nuôi chiếm nhiều nhất với 31 hộ (chiếm 73,8%); Có 2 hộ vay vốn với mục đích đầu tư cho hoạt động kinh doanh (chiếm 4,76%) và cuối cùng là nghành nghề và hoạt động khác không có hộ nào vay để đầu tư vào.

Qua đây, ta thấy phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã thiếu tính đa dạng, các hộ chỉ xoay quanh 2 hoạt động chủ chốt là trồng trọt và chăn nuôi mà chưa dám mạnh dạn đầu tư sang các hoạt động, lĩnh vực có hiệu quả tốt hơn.

Bảng 4.14. Mục đích vay vốn của các nhóm hộ đông bào dân tộc H.Mông

Mục đích vay

Nhóm hộ

Chung Nghèo Trung bình Khá/giàu

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Tổng số hộ đã vay 21 100 15 100 6 100 42 100 Trồng trọt 7 33,33 2 13,33 - - 9 21,42- Chăn nuôi 14 66,67 12 80 5 83,33 31 73,80 Khác - - 1 6,67 1 16,67 2 4,67

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2020) Khảo sát 21 chủ hộ trong nhóm hộ nghèo, chủ yếu các hộ vay vốn để đầu tư cho hoạt động trồng trọt và chăn nuôi là chính và 1 hộ vay đầu tư vào kinh doanh, ngoài ra có 1 số hộ vay vì mục đích khác xong chủ yếu họ sử dụng vốn đó để chi tiêu trong gia đình và sửa chữa lại nhà cửa.

Đối với nhóm hộ khá/giàu cũng có tới 83,33% số hộ vay vốn chỉ để sản xuất nông nghiệp. Đáng lẽ nhóm hộ này cần mạnh dạn chyển đổi hoạt động sản xuất nông nghiệp sang các lĩnh vực hoạt động khác, tuy nhiên do sự hạn chế về trình độ cũng như không có kỹ năng ở một số ngành nghề cùng với đó lượng vốn đầu tư quá lớn.

Nguồn vốn vay của hộ là tăng lên, bắt đầu từ năm nay đối với hộ nghèo là được vay từ 100 triệu chở xuống nhưng qua khảo sát thì chưa có hộ nào vay đến 100 triệu, hộ vay cao nhất là 80 triệu trở xuống, trong đó mức vay nhiều nhất của cá hộ là từ 30 triệu đến 50 triệu, các hộ chỉ vay đi mua trâu,ngựa...nuôi sinh sản hoặc đầu tư vào trồng trọt. Các hộ chưa dám vay nhiều là vì hộ chưa có mục đích rõ rằng khi vay, hộ phải lo khoản tiền phải trả lãi hàng tháng khi mà hộ không có thu nhập hàng tháng.

Trên địa bàn hiện nay, Các hộ dân chỉ tiếp cận được các nguồn hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước, tuy nhiên những khoản này thủ thục còn rườm rà. Đối với các hộ dân tộc thiểu số họ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nguồn lực tài chính là thực sự cần thiết đối với họ, chi phí mua sắm vật tư (giống, phân bón,…), trang thiết bị nông nghiệp và các chi phí vật chất khác nữa.

Người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn về vốn để đầu tư vào sản xuất. Tuy nhà nước có hỗ trợ cho hộ vay với số tiền đến 100 triệu nhưng do nhà nước sẽ giải ngân một khoản tiền nhất định nào đó cho các xã theo các năm, nếu năm nay xã này có suất để vay thì năm sau lại không có, nên dẫn đến trường hợp lúc nào hộ có nhu cầu cần vay thì không có gói vay, lúc có gói vay thì hộ lại không có nhu cầu cần vay.

Hộp 4.3 Thiếu tiền cho đầu tư vào sản xuất

“Vụ lúa vừa rồi tôi không có tiền mua phân bón tôi phải đi vay đến mùa thu hoạch rồi tôi mới bán thóc đi để trả tiền cho người ta”

(Nguồn: Chú Vàng A Sầu (30 tuổi), bản Lao Tỷ Phùng)

4.2.5 Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu

Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, thủy lợi…là nền tảng cơ bản để người dân sản xuất và sinh sống. Giúp người dân trao đổi hàng hóa nông sản, các vật tư nông nghiệp dễ dàng, tiếp cận được thông tin thị trường về giá cả.

Hộp 4.4 Đường giao thông không thuận tiên

“Đường giao thông không thuận tiện, xe ô tô không lên được đến tận nhà nên muốn bán thóc, ngô… thì tôi phải tự trở xuống Thành Phố để bán nên nhiều lúc cũng bị ép giá.”

(Nguồn: Thào A Lùng (32 tuổi), bản Chin Chu Chải) Nếu cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp cho bà con tiết kiện thời gian sản xuất, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại thúc đầy phát triển sản xuất và nếu cơ sở hạ tầng kém sẽ gây cản chở trao đổi hàng hóa dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Bên cạnh đó đồ dùng sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất như: Tivi, điện thoại…có thể giúp người dân tiếp cận được thông tin về thời tiết, các biến động thị trường…để có biện pháp phòng tránh. Máy móc làm cho hiệu quả sản xuất cao hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật sẽ tác động vào sản xuất. Khoa học công nghệ phát triển là đòn bẩy giúp cho năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn, thu nhập người dân tăng lên.

4.2.6 Yếu tố phong tục, tập quán sản xuất

Là vùng quê mà đã lâu đời gắn bó với nương rẫy nên phong tục văn hóa làng bản, tập quán sản xuất ăn sâu vào tiềm thức của người nông dân. Kể đến một số tập quán như: họ chọn giống cây trồng ngay trên nương trước khi thu hoạch. Đối với cây ngô giống, họ chọn các bắp có hạt to đều. Các bắp ngô giống được lột ngược áo trên giàn bếp. Mặc dù các hộ dân có được đào tạo các kỹ thuật sản xuất và chăn nuôi tuy nhiên hầu như các hộ chỉ học xong để đấy. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.

Phong tục, tập quán sản xuất luôn có tác động hai mặt, tập quán sản xuất cũ, độc canh cây lúa làm cho giá trị sản xuất ngành trồng trọt thấp. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, theo kiểu truyền thống không đầu tư vào chăm sóc làm cho hiệu quả sản xuất thấp dẫn đến thu nhập thấp và làm cho kinh tế chậm phát triển. Kết hợp với phong tục tập quán sản xuất lạc hậu và trình độ nhận thức hạn chế của người dân sẽ tạo ra rào cản lớn cho sự phát triển kinh tế hiện nay.

4.2.7 Thị trường tiêu thụ

xuất ra và vừa là người mua khi họ mua các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất và chi tiêu sinh hoạt gia đình.

Biến động lớn trên thị trường nông sản cũng như giá cả vật tư nông nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất của các hộ dân. Khi tiến hành điều tra 60 hộ dân, có tới 21 hộ gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Một trong những khó khăn đó là giá bán của các nông sản còn thấp hay khó tìm nơi tiêu thụ nông sản.

4.2.8 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển kinh tế hộ

Qua khảo sát, các hộ dân đánh giá và xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất từ 1 đến 7, số 1 là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất cho đến số 7 là yếu tố ít ảnh hưởng nhất đến sự phát triển kinh tế của hộ (bảng 4.15).

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 76 - 83)