Phát triển kinh tế hộ theo hướng thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của hộ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 62 - 68)

4.1.3.1 Cơ cấu cây trồng của hộ

Trồng trọt có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất. Trồng trọt sản xuất ra sản phẩm cung cấp lương thực thực phẩm cho con người, là nguồn thức ăn tốt cho vật nuôi, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản, những sản phẩm có chất lượng có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn. Đối với hộ nông dân nói chung và hộ đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, trồng trọt đóng vai trò rất quan trọng, nó như công cụ chủ chốt nuôi sống cả gia đình. Theo khảo sát phần đông các hộ đồng bào dân tộc H.Mông tại Nùng Nàng cho rằng trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của hộ và đem lại thu nhập lớn nhất cho hộ. Trong đó, một số cây trồng chủ yếu như lúa, ngô.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua diện tích cây trồng của toàn xã có xu hướng tăng thêm. Cho thấy, người dân đã huy động thêm các nguồn đất của mình để canh tác, tận dụng tốt hơn thời gian nhàn rỗi của mình vào sản xuất nông nghiệp.

Qua bảng 4.5 ta thấy, diện tích các loại cây trồng đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, diện tích lúa mùa đang có xu hướng giảm dần qua các năm, tổng diện tích lúa mùa năm 2017 là 172.6 ha, năm 2018 là 170,8 ha thì đến năm 2019 chỉ còn 169,2 ha. Như vậy, tính bình quân mức giảm năm sau so với năm trước chỉ bằng 99,01%.

Trong khi đó diện tích các loại cây khác như ngô, cây màu đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt phải kể đến là diện tích trồng ngô thu đông trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2019 tăng lên rất nhiều với mức tăng bình quân năm sau bằng 126,53 % năm trước.

Diện tích ngô xuân hè hầu như không thay đổi, năm 2017 là 244 ha và đến năm 2019 là 246,5 ha.

Diện tích trồng cây màu của đồng bào dân tộc H.Mông cũng đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Theo thống kê, diện tích trồng cây màu năm 2017 có khoảng 89 ha, đến năm 2019 tăng lên 115 ha. Xét về tốc độ tăng về diện tích ở mức bình quân hàng năm thì đây cũng là loại cây trồng có sự gia tăng về

Bảng 4.5 Các loại cây trồng chính của hộ đồng bào dân tộc H.Mông

Diễn giải Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 2018/2017 2019/2018 BQ

Lúa mùa (ha) 172,6 170,8 169,2 98,96 99,06 99,01 Ngô xuân hè (ha) 244 245,3 246,5 100,53 100,49 100,51 Ngô thu đông (ha) 50 65 80 130,00 123,07 126,53 Cây màu (ha) 89 103 115 115,73 111,65 113,69

Thảo quả (ha) 143,3 143,3 143,3 100 100 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê xã Nùng Nàng, năm 2017 – 2019) Do ảnh hưởng của khí hậu, và sự tàn phá của chuột nên cây thảo quả mất mùa làm cho các hộ không muốn trồng thêm thảo quả nữa, nhưng thảo quả vẫn đem lại thu nhập kha khá cho hộ vì cây thảo quả không mất chi phí chăm sóc, một năm hộ chỉ đi 2,3 ngày để phát hết cỏ dại xong đến mùa thu hoạch thì hộ mới lại đi thu hoạch.

Khi phỏng vấn lấy ý kiến về xu hướng trong trồng trọt của hộ chúng tôi nhận thấy đại bộ phận các hộ có xu hướng lựa chọn cây lúa và cây ngô là hai loại cây được các hộ trồng nhiều nhất. Kết quả khảo sát 60 hộ, có tới 37 hộ chọn trồng ngô là chủ yếu (chiếm 62,67%), có 22 hộ chọn lúa là cây trồng chủ yếu của hộ (chiếm 37,28%). Ngô là cây trồng mà các hộ lựa chọn trồng nhiều nhất, tuy nhiên chỉ có 6 hộ cho rằng cây ngô là cây trồng mang lại thu nhập lớn nhất cho hộ, còn lại 53 hộ (chiếm 88,33%) cho rằng cây lúa là cây trồng mang lại thu nhập lớn nhất cho hộ.

Khi lấy ý kiến theo từng nhóm hộ, trong 28 hộ nghèo, có tới 21 hộ (chiếm 75%) chọn ngô là cây trồng mà hộ trồng nhiều nhất và chỉ có 7 hộ chọn lúa là cây được hộ trồng nhiều nhất. Tuy nhiên, có tới 25 hộ (chiếm 89,29%) cho rằng lúa là cây trồng cho thu nhập cao nhất (bảng 4.6)

Đối với nhóm hộ trung bình, khi tiến hành lấy ý kiến 20/21 hộ làm nông nghiệp thì 65% số hộ cho rằng cây ngô là cây trồng được hộ trồng nhiều. Tương tự nhóm hộ nghèo, số hộ lựa chọn ngô là cây được trồng nhiều nhất ở nhóm hộ này khá cao, song cây lúa vẫn được đa số các hộ (17/20 hộ) cho là cây trồng mang lại thu nhập lớn nhất.

Bảng 4.6. Xu hướng lựa chọn cây trồng của hộ đồng bào dân tộc H.Mông

Diễn giải

Cây được nhiều hộ trồng Cây trồng cho thu nhập lớn nhất

Lúa Ngô Lúa Ngô

Số hộ (n=60) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=60) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=60) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=60) Tỷ lệ (%) Chung 22 36,67 37 61,67 53 88,33 6 10 Hộ nghèo 7 25 21 75 25 89,29 3 10,71 Hộ trung bình 7 35 13 65 17 85 3 15 Hộ khá/giàu 8 72,73 3 27,27 11 100 - - Số hộ điều tra 60

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2020) Với nhóm hộ khá/ giàu thì khác họ nhận thức được cây trồng nào cho họ thu nhập cao hơn họ sẽ trồng nhiều hơn. Tiến hành khảo sát 11 hộ khá/ giàu, có tới 8 hộ chọn lúa là cây được các hộ này trồng nhiều nhất vì có tới 11 hộ cho rằng cây lúa là cây mang lại thu nhập cao nhất.

Bên cạnh đó, hầu hết các nhóm hộ vẫn lựa chọn tăng thu nhập cho gia đình bằng cách đa dạng hóa cây trồng, ngoài những cây trồng chính như lúa, ngô, các hộ vẫn trồng thêm các loại sắn, đỗ tương, dong giềng và lạc.

4.1.3.2 Năng suất các loại cây trồng của hộ

Năng suất và sản lượng của cây trồng, giúp phản ánh rõ nét thực trạng sản xuất ngành trồng trọt của các hộ đồng bào dân tộc H.Mông tại Nùng Nàng.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức tăng năng suất bình quân năm sau so với năm trước trong những năm vừa qua của các loại cây trồng có xu hướng tăng nhẹ.

Năng suất lúa mùa năm 2017 đạt 49,3 tạ/ha, sang năm 2018 là 48,32 tạ/ha, đến năm 2019 đạt 46,54 tạ/ha, do một số hộ chuyển đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản và bán đi nên năng suất của lúa giảm dần qua các năm. Như vậy mức giảm bình quân năm sau so với năm trước là 97,16%/năm. Đối với cây thảo quả, năng suất không ổn đinh, có năm được mùa có năm mất mùa, cụ thể: Năng suất năm đạt

xuống 2,7 tạ/ha, mức tăng năng suất bình quân năm sau so với năm trước là 104,56%/năm. Với ngô xuân hè năng suất có xu hướng tăng mạnh từ 28,3 tạ/ha (năm 2017) lên 34,5 tạ/ha (năm 2019), mức tăng năng suất bình quân năm sau so với năm trước là 110,41%/năm. Đặc biệt đối với ngô thu đông, năm 2017 năng suất loại cây trồng này chỉ là 20,3 tạ/ha, đến năm 2018 tăng lên nhanh chóng với 30,4 tạ/ha và năm 2019 duy trì ở mức 31,2 tạ/ha làm mức tăng bình quân năm sau so với năm trước đạt 126,19%/năm, đây là cây trồng có mức tăng năng suất cao nhất trong vòng 3 năm qua. Nguyên nhân của sự đột biến trên là do năm 2017 địa phương mới bắt đầu tiến hành trồng vụ ngô thu đông lên gặp rất nhiều khó khăn về thời tiết, khí hậu, chưa có nhiều kinh nghiệm, giống ngô chưa phù hợp. Đến năm 2018, được sự hỗ trợ về giống và kỹ thuật bà con đã khắc phục được những khó khăn đó nên năng suất đã tăng lên đáng kể.

Ngoài ra năng suất các loại cây trồng khác của đồng bào dân tộc H.Mông cũng có xu hướng tăng lên trong những năm vừa qua, nhưng tốc độ tăng năng suất còn chậm (bảng 4.7). Năng suất các loại cây trồng của đồng bào dân tộc H.Mông tăng cao trong khi diện tích không giảm đáng kể, một số loại cây trồng diện tích còn tăng lên. Bởi vậy sản lượng các loại cây trồng của hộ đồng bào dân tộc H.Mông tăng lên là điều tất yếu.

Cây đào và cây lê của hộ trồng năm nay mới cho thu hoạch nên năng suất vẫn còn thấp: Đào cho năng suất là 9,5 tạ/ha/năm. Lê cho năng suất là 10,3 tạ/ha/năm.

Bảng 4.7 cho ta thấy rằng sản lượng của đa số các loại cây trồng của đồng bào dân tộc H.Mông đều tăng lên trong 3 năm qua, còn cây lúa thì giảm. Tăng nhanh nhất phải kể đến là sản lượng ngô thu đông, từ 1015 tạ năm 2017 lên đến 1976 tạ năm 2018 và 2496 tạ năm 2019, với tốc độ tăng sản lượng năm sau so với năm trước đạt 160,49%/năm. Cây trồng có mức giảm sản lượng là lúa mùa, năm 2017 đạt 8509,2 tạ, đến năm 2018 giảm xuống còn 8253,05 tạ và sang năm 2019 giảm còn mức 7874,56 tạ, như vậy bình quân mức giảm năm sau so với năm trước là 96,19%/năm.

Bảng 4.7. Sự biến động về năng suất và sản lượng các loại cây trồng hàng năm của đồng bào dân tộc H.Mông xã Nùng Nàng Diễn giải 2017 2018 2019 So sánh về nông sản (%) So sánh về sản lượng (%) NS (ta/ha) SL (tạ) NS (ta/ha) SL (tạ) NS (ta/ha) SL (tạ) 2018/2017 2019/2018 BQ 2018/2017 2019/2018 BQ Lúa mùa 49,3 8509,2 48,32 8253,05 46,54 7874,56 98,01 96,31 97,16 96,98 95,41 96,19 Thảo quả 2,5 358,25 2,9 415,57 2,7 386,91 116 93,12 104,56 116 93,10 104,55 Ngô xuân 28,3 6905,2 31,2 7653,4 34,5 8504,3 110,25 110,58 110,41 110,83 111,12 110,98 Ngô thu đông 20,3 1015 30,4 1976 31,2 2496 149,75 102,63 126,19 194,67 126,32 160,49 Lạc 12,7 575,3 13,6 643,3 13 707,2 107,09 95,59 101,34 111,81 109,94 110,88 Đào - - - - 9,5 142,5 - - 100 - - 100 Lê - - - - 10,3 103 - - 100 - - 100 Sắn 21,3 219,4 22,4 250,9 23,2 313,2 105,16 103,57 104,37 114,35 124,84 119,60 Đỗ tương 13,2 328,7 14,6 493,5 14 427 110,61 110,61 103,25 150,14 86,53 118,33 Dong riềng 30,4 258,4 32 342,4 32,2 386,4 105,26 100,63 102,94 132,51 112,85 122,68

4.1.3.2 Thay đổi cơ cấu và phương thức chăn nuôi của hộ

Trong 3 năm qua mặc dù quy mô chăn nuôi của hộ có sự tăng nhẹ, tuy nhiên dưới tác động của dịch bệnh và mục đích chăn nuôi của hộ nên cơ cấu và phương thức chăn nuôi của hộ đã có sự thay đổi.

Trong đó, hầu hết các hộ đều tập trung chăn nuôi một số loại vật nuôi như: trâu, ngựa, lợn, dê và gia cầm…trước đây thì gia súc thường được nuôi thả rông, không áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, các cây trồng trong nương rẫy và trong vườn thường bị gia súc, gia cầm phá hoại nên không thể phát triển được các mô hình vườn nhà, dẫn đến cơ cấu và sự thu nhập kinh tế gia đình từ nguồn chăn nuôi và trồng trọt thường có mâu thuẫn với nhau. Hiện nay việc chăn nuôi của hộ đã được tiến bộ, đã làm chuồng trại để chăn nuôi gia súc gia cầm, biết lấy phân bón để phục vụ cho trồng trọt, biết phòng dịch, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào chăn nuôi, song còn một số hộ hình thức chăn nuôi còn hạn chế, mặc dù đã có chuông trại nhưng chỉ mang tính tạm bợ không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Khi lấy ý kiến của các hộ khảo sát về loại vật nuôi nào mang lại thu nhập lớn nhất cho gia đình thì hầu hết các hộ cho rằng nuôi lợn mang lại thu nhập lớn nhất, sau đó là đến nuôi ngựa, trâu và dê.

Mặc dù các hộ đánh giá chăn nuôi lợn mang lại giá trị cao hơn các loại vật nuôi khác nhưng trong năm qua do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu phi nên số lợn các hộ nuôi giảm mạnh, hiện tại một số hộ mới lại bắt đầu nuôi lợn trở lại nhưng một số hộ đã chuyển sang chăn nuôi ngựa, nuôi trâu bởi vì nuôi trâu, ngựa họ cho rằng trâu, ngựa rất ít bệnh tật nên khả năng rủi do rất thấp sẽ đem lại nguồn lợi nhuận chắc chắn hơn cho hộ gia đình. Số lượng hộ lựa chọn nuôi ngựa cũng tăng trong những năm qua vì trên địa bàn xã có dự án hỗ trợ cho bà con nuôi ngựa sinh sản. Dê mang lại lợi nhuận cao nhưng rất ít hộ nuôi và hộ nuôi rất ít con, hộ nào nuôi nhiều cũng chỉ 5,6 con. Con dê rất ít bệnh tật hầu như là không có bệnh tật, các hộ nuôi dê đa số là nuôi thả rông trên các ngọn đồi núi có nhiều đá, khô thoáng con dê mới phát triển nhanh, nhưng vào mùa mưa thì con dê non rất hay bị chết và kém phát triển mà các hộ lại chưa có kinh nghiệm nhiều về nuôi dê nên dê được các hộ nuôi rất ít, nuôi chủ yếu là phục vụ gia đình.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)