Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 49 - 51)

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Nhìn chung, hầu hết các mặt phát triển kinh tế - xã hội của xã Nùng Nàng đều có những thành tựu đáng khích lệ và đang tiếp tục được phát huy. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã cũng đem lại những thuận lợi và khó khăn nhất định cho việc phát triển kinh tế của nhân dân trong xã.

a. Thuận lợi

Công cuộc phát triển kinh tế xã hội của xã Nùng Nàng đạt được những kết quả đó là nhờ những thuận lợi sau:

- Có chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện, sự giúp đỡ hiệu quả của các phòng, ban, ngành, đoàn thể.

- Được sự quan tâm của Nhà nước đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất phát triển kinh tế, nhất là hỗ trợ của UBND tỉnh về kích cầu trong xây dựng nông thôn mới.

- Có sự đoàn kết, thống nhất cao trong Ban chấp hành, Ban thường vụ Đảng ủy, đồng thời cụ thể hóa được các Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và Huyện ủy bằng các kế hoạch, chương trình hành động phụ hợp với tình hình và điều kiện địa phương. Quá trình lãnh đạo điều hành thống nhất, tập trung và cương quyết trong việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- Nhân dân xã Nùng Nàng vốn có truyền thống cần cù lao động và luôn có ý trí vươn lên trong lao động sản xuất và luôn thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định của địa phương.

- Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức xã và đội ngũ cán bộ chính quyền, đoàn thể cơ sở để nâng cao trình độ mọi mặt, đáp ứng với nhiệm vụ được giao.

b. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi đã giúp kinh tế - xã hội của xã phát triển tốt thì vẫn còn rất nhiều khó khăn làm hạn chế sự phát triển đó. Một số khó khăn chủ yếu như:

- Xã Nùng Nàng là một xã vùng núi khí hậu khắc nghiệt, dân cư không tập trung, các công trình giao thông và thủy lợi nội đồng còn yếu kém và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu chủ động cho sản xuất và khắc phục hậu quả thiên tai.

- Trình độ tiếp cận với cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập của đội ngũ cán bộ còn có mặt hạn chế, điều kiện kinh tế của địa phương cũng như nhân dân trong xã nhìn chung còn ở mức thấp nên chưa huy động được nhiều nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Công tác chỉ đạo điều hành ở các thôn các đơn vị có việc, có thời điểm chưa tập trung, thiếu cương quyết; công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi cũng như việc chuyển dịch cơ cấu lao động sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp chưa đạt hiệu quả.

- Xuất phát điểm của nền kinh tế địa phương thấp, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp hầu như phụ thuộc vào thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)