Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ của dân tộc thiểu số ở một số nước trên

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 32 - 34)

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ của dân tộc thiểu số ở một số nước trên

trên thế giới

a. Thái Lan

Thái Lan là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển ổn định, là một nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Chính phủ Thái Lan đã chọn hướng đi cho nền kinh tế là cùng phát triển công nghiệp và nông nghiệp. Nền nông nghiệp với thành phần sản xuất chủ yếu là nông hộ, vì vậy Chính phủ Thái Lan đã thực hiện đồng loạt các chính sách để phát triển kinh tế khu vực nông thôn đặc biệt là nông thôn miền núi, nơi có nhiều tiềm năng nhưng chưa khai thác có hiệu quả. Đó là các chính sách sau:

Chính sách đầu tư cho nông nghiệp nông nghiệp: Chính phủ Thái Lan đã dùng phần lớn ngân sách để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, cụ thể là đầu tư vào một số lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đầu tư cho việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi, mở rộng thị trường. Ngoài ra còn đầu tư vào việc trợ giá đầu vào cho nông dân như là giống, phân bón, thuốc trừ sâu... tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất.

Chính sách tín dụng nông nghiệp: Thái Lan là một nước thành công trong lĩnh vực hoạt động tín dụng nông nghệp, thông qua các tổ chức ngân hàng quốc gia, ngân hàg thương mại, ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp... Ngoài ra còn nhiều tổ chức khác để cung cấp tín dụng cho nông dân. Các tổ chức này đều có phương thức cho vay rất linh động như tín chấp bằng mọi tài sản cố định, thậm trí bằng thóc. Vì vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiến hành sản xuất có hiệu quả.

Chính sách thị trường: Thái Lan đã mở rộng thị trường cả trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho người nông dân được tiếp cận với thị trường bằng cách phát tiển hệ thống đại lý, tạo ra các kênh phân phối sản phẩm, hàng hoá liên tục từ nông thôn đến thành phố, tăng cường thông tin thị trường, quảng cáo và tổ chức các khoá đào tạo để không ngừng nâng cao kiến thức về thị trường cho người sản xuất giúp họ đưa ra những quyết định kinh doanhcó hiệu quả hơn.

Ngoài ra còn có chính sách bình ổn giá cả thị trường, bảo vệ người nông dân sản xuất, thu mua nông sản điều tiết dự trữ và xuất khẩu.

b. Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có dân số đông nhất trên thế giới có tới trên 70% dân số là nông dân. Chính vì vậy vấn đề phát triển kinh tế nông hộ được quan tâm phát triển hàng đầu.

Từ năm 1982, Nhà nước đã thực hiện chế độ khoán đến từng hộ gia đình và đến năm 1984, Nhà nước đã giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ gia đình nông dân. cùng với công tác khoán Trung Quốc tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư nhiều mặt cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển ổn định. Đồng thời, Chính phủ đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề và dịch vụ, khuyến khích sản xuất hàng hoá và các thành phần kinh tế trong nông thôn cùng phát triển. Cải cách giá cả thu mua nông sản để bảo trợ sản xuất và thu nhập cho nông dân. Đẩy mạnh phát triển các xí nghiệp hương trấn với ngành nghề chính như gia công nông phẩm. Phát triển công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở " ly nông bất ly hương", " lấy công bù nông" đã tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp và thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp. Chỉ sau 10 năm thực hiện chính sách cải cách bộ mặt của nông nghiệp nông thôn Trung Quốc đã thay đổi nhanh chóng, bình quân hàng năm giá tị sản lượng trrồng trọt tăng 4,6%, chăn nuôi tăng 9%, thu nhập bình quân một người tăng 10,7%, quy mô các xí nghiệp hương trấn ngày càng được mở rộng. Năm 1987 có 1,524 triệu xí nghiệp năm 1991 có 19,08 triệu xí nghiệpvới tổng giá trị sản phẩm là 846,1 tỷ nnhân dân tệ, giải quyết việc làm cho hơn 20% lao động ở nông thôn.

c. Hàn Quốc

Hàn Quốc là một quốc gia có nhiều sự tương đồng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trước những năm 70, Hàn Quốc là một nước nông nghiệp, nông nghiệp chiếm 50% GDP. Nông dân Hàn Quốc cũng là người Châu Á, mang ý thức hệ của người Á đông: Mặc cảm, tự ti. Trước năm 1970, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc tương tự như nước ta vào những năm 1990, 1992 khoảng 300 – 350 USD/người/năm.

Trước những năm 1970, Hàn Quốc lấy CNH – HĐH làm trọng điểm, công nghiệp tăng trưởng rất nóng nhưng lại không có thị trường. Trong khi nông nghiệp tăng chậm. Khoảng các giữa thành thị - nông thôn, giàu – nghèo lớn.

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra một con đường giải phóng đó là phong trào “Sumamidong” (Phong trào xây dựng nông thôn mới). Học tập phương châm “lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp”. Một mặt vẫn phát triển công nghiệp, mặt khác đầu tư vào nông nghiệp, phát huy nội lực của người nông dân trên chính mảnh đất của mình để phát triển kinh tế. Chính phủ đầu tư, hỗ trợ vào nông nghiệp bằng vật chất để phát triển nông nghiệp nông thôn. Với tư tưởng đầu tư tài chính một phần mà chủ yếu là vật chất bằng cách đưa các sản phẩm công nghiệp không thể ra thị trường tiêu thụ về nông thôn như thép,…Xây dựng cơ sở vật chất như: Đường giao thông, công trình công cộng,…

Mặt khác, chuyển giao một số tiến bộ khoa học vào lĩnh vực nông thôn. Xây dựng phương án, dự án theo từng cấp:

Cấp 1: Nâng cao điều kiện sống cho người dân. Cấp 2: Nâng cao cơ sở hạ tầng.

Cấp 3: Tăng thu nhập cho nông dân.

Làm từ thấp đến cao, chỉ khi nào hoàn thành cấp 1 mới làm tiếp cấp 2.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 32 - 34)