Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44 - 49)

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

3.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội

3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

a. Dân số

Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2020, xã có 8 bản với tổng số hộ dân trong xã là 593 hộ và 3.042 nhân khẩu, trong đó dân tộc HMông chiếm tới 99,06% trong tổng dân số của xã có toàn xã có 08 bản.

Qua số liệu ở bảng 3.1 cho thấy tổng dân số của xã từ 2.882 người (năm 2017) tăng lên 3.042 người (năm 2020), bình quân 4 năm tăng lên là 1,82%. Năm 2017 toàn xã có 556 hộ, đến năm 2020 tăng lên là 593 hộ, bình quân 4 năm tăng lên 2,17%.

Bảng 3.1 Biến động dân số xã nùng nàng năm 2017 – 2020 Số liệu thứ cấp So sánh (%) Số liệu thứ cấp So sánh (%) Năm 2017 2018 2019 2020 N18/N17 N19/N18 N20/N19 BQ Tổng số hộ 556 568 582 593 102,15 102,46 101,89 102,17 Tổng số nhân khẩu 2882 2925 3020 3042 101,50 103,24 100,72 101,82 BQ nhân khẩu/hộ 5,18 5,15 5,19 5,13 99,42 100,77 98,84 99,67

(Nguồn: Phòng thống kê của xã nùng nàng, 2020) Chỉ tiêu bình quân nhân khẩu/hộ từ 2017 đến 2020 biến động không nhiều bình quân 4 năm qua số nhân khẩu/hộ là 5 người.

b. Về lao động

Theo báo cáo kinh tế - xã hội vào tháng 9 năm 2020, hiện nay toàn xã có 1.469 lao động chiếm 48,29% tổng dân số của xã, trong đó 100% lao động của xã làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

Đến nay toàn xã có 385/1.469 lao động qua đào tạo, chiếm 26,2% lao động toàn xã. Tỷ lệ này tương đối thấp, mục tiêu của xã đến năm 2025 nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 30% để cải thiện trình độ lao động cho người dân trong xã.

3.1.2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn xã có 3 trường: 1 trường mầm non; 1 trường tiểu học; 1 trường trung học cơ sở. Một trạm y tế xã, trụ sở UBND xã đã kiên cố.

Đến nay đa số nhân dân trong xã đã nâng cao nhận thức, phấn khởi, hăng hái chung tay, đề xuất, bàn bạc, đóng góp đất đai, tiền, công sức để xây dựng nông thôn mới. Trong 4 năm thực hiện (2016 -2020) xã đã huy động nhân dân đóng góp tiền, hiến đất các loại để làm 12,33km đường giao thông nông thôn.

Trong 4 năm (2016 – 2020) đầu tư kinh phí để xây dựng, tu sửa cơ sở hạ tầng: tu sửa và nâng cấp 3 trường học, 2 nhà văn hóa; xây dựng 6 nhà văn hóa; xây dựng trạm y tế xã mới; xây dựng, tu sửa 16 tuyến đường giao thông thôn bản; 5 công trình thủy lợi; 6 công trình nước sinh hoạt tập trung; làm mới 1 công trình cấp điện cho 1 bản.

Hệ thống điện lưới và nước sinh hoạt của xã đã gần hoàn chỉnh để phục vụ trực tiếp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống điện, nước đáp ứng cho các hộ gia đình.

3.1.2.3 Kết quả phát triển kinh tế xã Nùng Nàng

a. Sản xuất nông, lâm nghiệp

Xã Nùng Nàng tập trung chuyển giao khoa học kỹ thuật, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của xã, tăng cường đầu tư thâm canh sản xuất; quan tâm đầu tư sửa chữa, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất.

* Về trồng trọt Cây lương thực

Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2019 là 754,8/754,8 ha đạt 100% kế hoạch được giao. Trong đó lúa mùa: 169,2/169,2 ha, đạt 100% kế hoạch; ngô mùa: 246,5/246,5 ha, đạt 100% kế hoạch giao, năng suất đạt 34,5 tạ/ha, sản lượng đạt 8504,3 tạ; ngô thu đông: 80/80 ha, đạt 100% kế hoạc giao, năng suất đạt 31,2 tạ/ha, sản lượng đạt 2496 tạ.

Cây công nghiệp

Tổng diện tích rừng hiện có là 1691,47 ha. Trong đó: Rừng phòng hộ là 479,56 ha, rừng sản xuất là 899,30 ha; rừng trồng la 53,27 ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng là 45,17%.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân Dân thực hiện tốt Luật Lâm nghiệp, đặc biệt là công tác trồng, khoanh nuôi tái sinh và phòng cháy chữa cháy tại các bản trên địa bàn. Đồng thời chỉ đạo BCD xã xây dựng kế hoạch BVR và PCCCR, các tổ chức chuyên trách trực 24/24h trong thời gian cao điểm, làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát, tuần tra phát hiện và sử lý kịp thời những hành vi vi phạm đới với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Trong 9 tháng đầu năm đã phối hợp cùng BQLR phòng hộ huyện Tam Đường triển khai chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2019 với tổng số tiền 2.391.875.492 đồng; phối hợp với hạt kiểm lâm huyện Tam Đường xử lý 01 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ

Cây trồng khác

Tổng diện tích gieo trồng 259,1 ha trong đó: Lạc 54,5/54,5 ha, đạt 100% kế hoạch giao, năng suất đạt 13 tạ/ha, sản lượng đạt 708,5 tạ. Thảo quả: 143,3 ha, sản lượng ước đạt 386,91 tạ. Tập trung chỉ đạo vận động các hộ chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho 51,3 ha cây ăn quả,. Hiện diện tích cây đang sinh trưởng phát triển tốt. một số diện tích cây đào, cây lê đã cho thu hoạch với sản lượng khoảng 245,5 tạ. Rau các loại: 10/10 ha, đạt 100% kế hoạch.

* Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Chăn nuôi

Tổng đàn gia súc hiện có 2.534/3.520 con, đạt 79,98% so với kế hoạch huyện giao. Trong đó: Đàn trâu 854 con; đàn ngựa: 228 con; đàn dê: 75 con; đàn lợn: 1.025 con

Tổng đàn gia cầm hiện có 6920 con trong 9 tháng đầu năm triển khai tiêm phòng dại cho đàn chó với tổng số là 350 liều; tổ chức phun tiêu độc khử trùng cho 8/8 bản với tổng 166 lít thuốc.

Thủy sản

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có là 7,3 ha, hiện đang phát triển tốt.

b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong địa bàn xã chủ yếu là may thêu hàng thổ cẩm, quần áo dân tộc nhưng chỉ mang tính chất tự cung, tự cấp phục vụ cho gia đình chứ không mang tính chất trao đổi hàng hóa.

c. Thương mại, dịch vụ

Duy trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra việc thi hành pháp luật về hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu sản xuất và kinh doanh, phục vụ đời sống cho nhân dân. Hệ thống bưu chính viễn thông được mở rộng, trên địa bàn xã có 04 trạm phát song di động đáp ứng nhu cầu thông tin, liên lạc cho người dân. Phối hợp làm tốt công tác quản lý thị trường, giá cả ổn định, thường xuyên kiểm tra việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được 03 lượt; các mặt hàng thiết yếu cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng của người dân. Đến nay trên địa bàn có 05 cửa hành tạp hóa, 01 quán ăn, 03 bếp ăn tập thể.

3.1.2.4 Văn hóa, giáo dục, y tế

a. Văn hóa

Toàn xã có 8 bản, đời sống của người dân xã Nùng Nàng còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, hiểu biết về kiến thức pháp luật còn hạn chế.

Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong xã hưởng ứng và đi vào chiều sâu. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, bản văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh, đến năm 2020 toàn xã đã có 8/8 bản được công nhận bản văn hóa, 525 gia đình văn hóa; 8/8 bản xây dựng được quy ước bản.

Công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh thông qua các chương trình, dự án, hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn. Tổng số hộ nghèo năm 2020 toàn xã còn 90 hộ chiếm 14,27%, giảm 74 hộ so với năm 2017.

Xã tiến hành phát triển các đội văn hóa, văn nghệ tại 8/8 bản, chú trọng bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn như: Thổi kèn, thổi sáo, tù lu, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ...Công tác cung cấp thông tin tạp chí luôn đảm bảo kịp thời.

b. Về giáo dục

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền vận động, huy động học sinh trong độ tuổi ta lớp; đầy mạnh công tác phổ cập giáo dục, công tác điều tra phổ cập, phê duyệt học sinh bán trú. Làm tốt công tác duy trì chuẩn phổ cập giáo dục chống mù chữ và phỏ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS; nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là giáo dục mũi nhọn. các đơn vị nhà trường đã tổ chức tổng kết năm học 2019 – 2020 và khai giảng năm học 2020 – 2021. Năm học 2020 – 2021, toàn xã có 3 trường, gồm, 39 lớp, 875 học sinh, tỷ lệ chuyên cần đạt 97,67%. Trong đó:

Trường Mầm non: 12 nhóm lớp, với 250 cháu, tỷ lệ huy động trẻ từ 3 – 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Số trẻ hoàn thành chương trình mầm non chuyên lên lớp 1 là 75/75 cháu đạt 100%, tỷ lệ chuyên cần 100%.

Trường Tiểu học: 19 lớp, với tổng số là 374 học sinh, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi phổ cập giáo dục tiêu học đúng độ tuổi đạt 100%, hoàn thành chương trình tiểu học 70/70 em đạt 100%, tỷ lệ chuyên cần đạt 98%.

Trường THCS: 8 lớp, với 251 học sinh, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp đạt 98% theo kế hoạch. Hoàn thành chương trình THCS 52/52 học sinh, đạt 100%. Tỷ lệ chuyên cần đạt 95%.

c. Về y tế

Làm tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Trong 9 tháng đầu năm đã tổ chức khám chữa bệnh cho 2.410 lượt người. Trong đó: Kê đơn cho 1.645 lượt người, điều trị nội trú cho 632 lượt người. Tổ chức tiêm phòng chủng mở rộng cho 38 trẻ em sưới 1 tuổi tại 8/8 bản đầy đủ 8 loại vắc xin, 33 phụ nữ có thai tiêm phòng UV2+ trở lên.

Thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, không để dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Trong đầu năm 2020 đã tiến hành 02 đợt kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại 03 bếp ăn tập thể và 05 cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)