.2 Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp của hộ đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 59 - 60)

Diễn giải Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 2018/2017 2019/2018 BQ Đất trồng trọt (ha) 698,9 727,4 754,8 104,07 103,76 103,92 Đất lâm nghiệp (ha) 1691,47 1691,74 1691,47 100 100 100 Đất NTTS (ha) 7 7,1 7,3 101,42 102,82 102,12

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê xã Nùng Nàng, 2020) Đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Theo thống kê, diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2017 là 7 ha, năm 2018 là 7,1 ha. Như vậy cho thấy từ năm 2017 đến năm 2018 diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 1000m2, và đến năm 2019 diện tích tăng thêm 3000m2. Như vậy bình quân tăng năm sau so với năm trước là 102,12%. Đất nuôi trồng thủy sản tăng lên do các hộ bây giờ chỉ làm ruộng đủ ăn vì làm ruộng vất vả mà thóc thì lại không có giá, nên một số hộ có mảnh đất trồng lúa bằng phẳng và có nguồn nước quanh năm thì hộ chuyển sang đào ao nuôi cá để có thêm thu nhập và cung cấp thêm thực phẩm cho gia đình. Qua khảo sát 60 hộ điều tra, chỉ có 19 hộ (chiếm 31,67%) nuôi cá và chủ yếu là các hộ thuộc nhóm hộ trung bình và khá/giàu, ở nhóm hộ nghèo có 4 hộ nuôi cá (chiếm 6,67%) đều thuộc bản Lao Tỷ Phùng với diện tích là 1700m2 . Trong 11 hộ khá/ giàu, có tới 5 hộ (chiếm 45,45%) nuôi cá trong đó 4 hộ thuộc bản Phan Chu Hoa và 1 bản thuộc Lao Tỷ Phùng, 10 hộ còn lại thuộc nhóm hộ trung bình. Cho thấy sự đa dạng trong hoạt động sản xuất của nhóm hộ này. Do có nguồn lực tốt hơn các nhóm hộ khác nên nhóm hộ này khá mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất mới hơn.

Như vậy, hộ đã tận dụng tốt diện tích đất vào trồng trọt, không để đất bỏ hoang và những phần đất không đem lại thu nhập cho hộ thì hộ đã chủ động khai hoang để trồng cây ăn quả, và có thể thấy trong những năm qua hộ cũng đã có xu

hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cụ thể chuyển đổi đất nông nghiệp từ kém năng suất, hiệu quả sang đào ao nuôi cá, nuôi trồng thủy sản để mang lại giá trị cao hơn cho hộ. Bên cạnh đó, đất rừng của hộ vẫn được duy trì quản lý trong những năm qua.

4.1.2.2 Phát triển quy mô chăn nuôi của hộ

Trong chăn nuôi hộ gia đình thì các vật nuôi chính của hộ là trâu, ngựa, lợn và gia cầm là chủ yếu, vừa để phục vụ cho phát triển sản xuất kinh tế hộ, vừa phục vụ làm thực phẩm cho hộ.

Trong phát triển gia súc, tỷ lệ đàn trâu giảm dần qua các năm, thứ nhất do không có chỗ để nuôi thả rông nên các hộ đã bán đi và để lại một số con để nuôi sinh sản và làm sức kéo. Thứ hai, do đời sống của hộ phát triển nên nhu cầu sức kéo dần được thay bằng máy móc, nên trâu chủ yếu được các hộ nuôi để sinh sản, hoặc nuôi vỗ béo để bán gia tăng thu nhập cho hộ gia đình.

Trong khi số lượng đàn trâu giảm thì số lượng đàn ngựa lại tăng, từ năm 2017 đến năm 2019 mức tăng bình quân năm sau là 108,99% năm trước. Nguyên nhân là do xã có các dự án hỗ chợ chăn nuôi ngựa sinh sản tại địa phương trong những năm qua, nên các hộ tại địa bàn xã đã nhận thức được vai trò của ngựa trong phát triển kinh tế hộ gia đình (bảng 4.3)

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)