Trình độ và nhận thức của nguồn lao động

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 75 - 78)

Nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất, có ảnh hưởng chi phối đến các nguồn lực còn lại và có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động phát triển kinh tế của hộ nông dân. Vì vậy nói đến nguồn lực con người cần quan tâm chú ý đến những yếu tố chủ yếu: Sức khỏe của nông dân luôn là yếu tố được quan tâm đầu tiên. Nếu nông dân không có sức khỏe thì khó có tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp làm ra những sản phẩm đòi hỏi nhiều công sức lao động; Kiến thức, trình độ, kinh nghiệm vì luôn phải đối mặt với những rủi ro từ thiên nhiên, những sự cố và những cú sốc kinh tế, rủi ro,…Nên kiến thức và kinh nghiệm trong nông nghiệp của hộ nông dân là vô cùng quan trọng.

Cũng qua khảo sát, tôi nhận thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ là 47,73 tuổi; trình độ học vấn của chủ hộ nhìn chung còn rất thấp, trong 60 chủ hộ được khảo sát có tới 25 chủ hộ (chiếm 41,67%) chưa từng được đi học, các chủ hộ học cấp I chiếm 31,67%, học cấp II chiếm 15%, học đến cấp III chiếm 5% và chỉ có 3 chủ hộ (tương ứng với 5%) được đi học trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và học đại học chiếm 1,67% (bảng 4.12)

Qua khảo sát 20 hộ của bản Phan Chu Hoa, có 95% chủ hộ là nam giới và 5% chủ hộ là nữ giới có độ tuổi trung bình của chủ hộ là 40,4 tuổi, trong bản này thì có trình độ học vấn cao nhất trong 3 bản: Mù chữ có 4 chủ hộ (chiếm 20%), có 30% số chủ hộ học hết cấp I và cấp II, có 2 chủ hộ học hết cấp III (tương ứng với 10%) và nhóm hộ có chủ hộ được đi học trung cấp chuyên nghiệp và đại học là 1 ( tương ứng với 5%)

Bảng 4.12 Một số thông tin về hộ và chủ hộ Diễn giải Bản Bản Phan Chu Hoa Bản Lao Tỷ Phùng Bàn Chin

Chu Chải Chung

SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Số hộ khảo sát 20 18,33 20 35 20 46,67 60 100 1. Tuổi trung bình 40,4 45,8 42 47,73 2. Giới tính Nam 19 95 19 95 20 100 58 96,67 Nữ 1 5 1 5 - - 2 3,33 3. Trình độ học vấn Mù chữ 4 20 9 45 12 60 25 41,67 Cấp I 6 30 7 35 5 25 19 31,67 Cấp II 6 30 2 10 2 10 9 15 Cấp III 2 10 1 5 - - 3 5 TCCN 1 5 1 5 1 5 3 5 ĐH 1 5 - - - - 1 1,67

Tại bản Phan Chu Hoa, có 95% chủ hộ là nam giới và 5% chủ hộ là nữ giới nhưng tuổi trung bình của bản này lại cao nhất trong ba bản (45,8 tuổi). Trình độ học vấn của bản này tương đối thấp: Trong 20 chủ hộ thì có 9 chủ hộ (tương ứng 45%) chưa được đi học, số chủ hộ học hết cấp I là 7 người (tương ứng với 35%), tương tự có 10% chủ hộ học đến cấp II và 5% chủ hộ học đến cấp III, có 1 chủ hộ học TCCN (chiếm 5%) và không có hộ nào được đào tạo bậc cao hơn.

Đối với bản Chin Chu Chải tôi, trình độ học vấn của bản này là thấp nhất trong ba bản: Có tới 12 chủ hộ (tương ứng với 60%) không được đi học, nguyên nhân là do quan niệm cổ hủ của người dân về việc đi học. Chỉ có 5 chủ hộ học hết cấp I (chiếm 25%), và có 10% chủ hộ học đến cấp II và có 5% chủ hộ được đào tạo đến TCCN.

Như vậy, có thể thấy trình độ của người dân tại xã khá hạn chế vì vậy để phát triển kinh tế trên địa bàn có nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nhưng tỷ lệ người dân hiểu và ứng dụng khá thấp.

Hộp 4.1 Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật

“Được tham gia buổi tập huấn về chăn nuôi lợn nái tôi đã nắm được nhiều kiến thức quan trọng để áp dụng trong chăn nuôi lợn. Qua buổi học tôi được hướng dẫn từ các cho ăn, chăm sóc, dọn dẹp chuồng trại, đỡ đẻ cho lợn, nhờ những kiến thức bổ ích đó mà tôi đã có đượn một đàn lợn khỏe và giúp ích được cho hàng xóm nữa”

(Nguồn: Bác Vàng A giàng (45 tuổi), bản Phan Chu Hoa) Bên cạnh đó, nguồn lực của hộ cũng quyết định đến cơ cấu ngành nghề và nguồn thu nhập của hộ. Tại địa phương, giới tính, độ tuổi lao động cũng là một đặc trưng rất rõ đối với hoạt động của nông dân là phân chia công việc theo giới tính, độ tuổi. Nam giới thường làm các công việc như: Cày, bừa, kéo gỗ…Phụ nữ làm những công việc nhẹ hơn: Trồng, cấy, làm cỏ…Người lớn tuổi thường làm các ngành nghề truyền thống. Do đó, giới tính, độ tuổi lao động có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của nông dân.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)