Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 52 - 54)

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.3.1 Số liệu thứ cấp

Để phục vụ cho nghiên cứu số liệu thứ cấp liên quan đến đè tài được tiến hành thu thập và tổng hợp như sau:

Bảng 3.3 Nguồn thu thập thông tin thứ cấp

Tài liệu thu thập Nguồn thu thập

-Các khái niệm hộ, kinh tế hộ, khái niệm hộ dân tộc thiểu số.

-Các tài liệu liên quan đến những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ, lý luận phát triển và đặc điểm phát triển kinh tế hộ.

-Tài liệu liên quan đến tình hình phát triển kinh tế hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

- Một số chính sách của nhà nước đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Thư viện HVNNVN Thư viện khoa KT&PTNT Qua báo cáo khoa học, luận văn, sách, báo, tạp chí, internet.

-Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,

tàinguyên của xã. UBND xã Nùng Nàng

3.2.3.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp chủ yếu lấy từ điều tra hộ và cán bộ xã, trưởng bản bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cụ thể như sau:

 Chính quyền địa phương

+ Phỏng vấn 1 cán bộ xã: Chủ tịch xã: Các chương trình, dự án phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang được triển khai ở địa phương; Sự tham gia của dân tộc thiểu số trong trương trình, dự án phát triển kinh tế; Khó khăn của các nông hộ khi tiếp cận các dự án phát triển kinh tế; Yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số

+ Trưởng bản của 3 bản: Bản Lao Tỷ Phung, bản Phan Chu Hoa, bản Chin Chu Chải: CSHT đã và đang được xây dựng ở địa phương; Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của hộ; Tình hình sử dụng nguồn vốn của các hộ; giải pháp để phát triển kinh tế hộ cho đồng bào dân tộc thiểu số.

 Đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Để thu thập thông tin từ hộ, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi 60 hộ điều tra để thu thập các thông tin cơ bản như sau:

+ Tình hình nhân khẩu, lao động của hộ: tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp chính của chủ hộ; và số thành viên trong hộ...

+ Tình hình đất đai của hộ: tổng diện tích đất hiện có, diện tích đất đang sử dụng, diện tích tăng hay giảm so với các năm trước.

+ Tài sản chủ yếu phục vụ cho sản xuất: Máy cày, máy bừa, máy say sát, máy đập lúa,…, trâu ngựa.

+ Tình hình vay vốn và mục đích vay vốn của hộ: Vay ngân hàng nông nghiệp và PTNT, ngân hàng chính sách xã hội, hội phụ nữ, họ hàng, bạn bè…

- Kinh tế của nông hộ: + Kết quả sản xuất của hộ:

(i) Ngành trồng trọt: kết quả trồng trọt cây hàng năm, cây lâu năm về diện tích, sản lượng, lượng để ăn, lượng để bán, số vụ/năm, chi phí vật chất, thu nhập; với các cây trồng lúa nước, lúa nương, ngô, sắn, lạc, thảo quả...

(ii) Ngành chăn nuôi và ngành nghề, thương mại, dịch vụ: đối với vật nuôi con trâu, bò, dê, lợn, ngan, gà, và các con khác; kinh doanh sửa chữ xe máy, bán tạp hóa, xay sát.

+ Tình hình trao đổi hàng hóa: trao đổi buôn bán ở đâu? Cho ai? Dưới dạng sản phẩm thô hay sản phẩm đã chế biến.

+ Các khoản thu nhập khác.

+ Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. - Những thông tin phỏng vấn khác:

+ Đất đai: Gia đình có muốn nhận thêm đất không? Nếu có thì dùng để làm gì? + Vốn: Những khó khăn của hộ trong vay vốn sản xuất

+ Trang thiết bị công nghệ sản xuất, trình độ kỹ thuật sản xuất: Gia đình có đủ trang thiết bị phục vụ sản xuất và có phù hợp hay không? Hộ có tham gia tập huấn hướng dẫn kỹ thuật hay không?

+ Đánh giá của hộ về chính sách của Nhà cho phát triển kinh tế hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ sản xuất và ổn định sinh hoạt cuộc sống.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc thiểu số xã nùng nàng, huyện tam đường, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)