Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ Chung
Nghèo Trung bình Khá/giàu
1. Máy cày, bừa Cái 0,28 0,95 0,90 0,71
2. Máy xay sát Cái - 0,23 0,27 0,16
3. Máy đập lúa Cái 0,11 0,61 1 0,57
4. Máy bơm nước Cái 0,14 0,38 0,63 0,38
5. Bình phun thuốc sâu Cái 0,75 0,61 1,09 0,81
6. Công cụ khác Cái 2,79 2,95 2,64 2,79
7. Trâu cày kéo, sinh sản Con 1,57 2,04 2,09 1,9
8. Lợn Con 2,07 3,19 5,27 3,51
9. Ngựa sinh sản con 0,28 1,47 1,18 0,97
Nói chung, công cụ, máy móc phục vụ sản xuất của các hộ đồng bào dân tộc H.Mông cho đến nay vẫn còn rất thiếu thốn, chủ yếu họ sử dụng công cụ thô sơ trong sản xuất. Sự đầu tư cho trang thiết bị để phục vụ sản xuất vẫn chưa nhiều, hầu hết các hộ đều cho rằng họ thiếu nguồn lực tài chính để có thể tăng cường đầu tư trang thiết bị, hơn nữa với đồng bào dân tộc thiểu số H’Mông bà con vẫn còn ngại thay đổi phương thức canh tác và chăn nuôi nên hộ cũng không sẵn sang đầu tư thêm công nghệ hay trang thiết bị mới. Đây là hạn chế lớn cần khắc phục để cải thiện, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản của hộ dân.
4.1.5 Phát triển kinh tế hộ theo hướng đa dạng hóa ngành nghề
Trên địa bàn, hầu hết các lao động trong hộ đều làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên, hàng năm vào giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 1 thường là thời gian nông nhàn vì vậy, một số hộ có xu hướng đi làm thuê tại các địa phương lân cận để gia tăng thu nhập. Trong số các hộ được khảo sát có 15 hộ trong tổng số 60 hộ chiếm tỷ lệ 25% chọn di cư xuống khu vực thành phố để làm thuê thời vụ tại các khu công nghiệp lớn bởi vì xuống làm các khu công nghiệp thì lương cao hơn và ổn định hơn là ở quê làm. Trong đó, hầu hết các lao động di cư xuống khu vực thành phố đều nằm trong độ tuổi từ 18 đến 30, họ muốn đi làm xa để có nguồn thu nhập tốt hơn, những người lớn tuổi hơn họ lựa chọn ở nhà là vì họ vẫn còn nhiều hạn chế về tiếng phổ thông, cũng như họ có nhiều cái vướng mắc ở nhà như gia súc, gia cầm…
Các hộ còn lại đa số là ở nhà, một phần nhỏ đi xuống thành phố để tìm việc làm thêm, còn một số hộ ở nhà chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu là tự cung tự cấp cho gia đình và làm những việc lạt vặt ở nhà, một số hộ trồng rau mang ra chợ bán kiếm thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống hàng ngày.
4.1.6 Kết quả phát triển kinh tế hộ
Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của nông hộ trong xã. Cụ thể, xem xét các nguồn thu chủ yếu của hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Nùng Nàng, tôi nhận thấy có những nguồn như sau:
Hầu hết các hộ đều có trên hai nguồn thu nhập trong đó nhiều nhất là thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Tại các bản chỉ có sự khác biệt nhẹ về
các nguồn thu. Cụ thể có tới 26/60 hộ (tương ứng 43,33%) số hộ có nguồn thu nhập từ ba nguồn này, trong đó bản Chin Chu Chải là chiếm nhiều nhất với 14 hộ (tương ứng với 23,33%) (bảng 4.9).
Tại bản Phan Chu Hoa, có 2 hộ tương ứng với 10% có nguồn thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi. Mô hình trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp được hộ tham gia vào nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 25%). Bên cạnh các mô hình hộ tham gia sản suất phát triển kinh tế đó thì hộ còn tham gia vào các ngành nghề khác như đi làm thuê, di cư đi làm các khu công nghiệp để kiếm thêm thu nhập cho hộ trong thời gian nhàn rỗi. Thu nhập của hộ từ ngành công nghiệp là 6 hộ (tương ứng với 30%).