PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Để có cái nhìn chính xác về phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc H’Mông, nghiên cứu đã lựa chọn 60 mẫu trong xã để khảo sát thông tin. Vì trên địa bàn có 3 nhóm hộ bao gồm hộ giàu, hộ khá và hộ nghèo vì vậy nghiên cứu cũng tiến hành lựa chọn mẫu tại 3 bản phân theo kinh tế hộ để khảo sát và thấy rõ được thực trạng của các nhóm hộ trong các hoạt động phát triển kinh tế trong thời gian qua. Cụ thể như sau:
Bảng 3.2 Số hộ điều tra
Phân loại hộ Số lượng (hộ)
Bản
Lao Tỷ Phùng Phan Chu Hoa Chin Chu Chải
Chung 60 20 20 20
Nghèo 28 9 7 12
Trung bình 21 7 8 6
Khá/giàu 11 4 5 2
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020) Trong đó, số lượng hộ giàu, trung bình, nghèo có sự chênh lệch giữa các bản dựa theo đặc điểm kinh tế của từng bản nên tỷ lệ mẫu là khác nhau. Bản Chin Chu Chải có số hộ nghèo nhiều nhất và tỷ lệ hộ khá/giàu ít nhất nên lượng mẫu hộ nghèo nhiều nhất. Bản Phan Chu Hoa có tỷ lệ họ nghèo ít nhất nên số mẫu hộ nghèo được lựa chọn ít nhất và số hộ giàu/khá lựa chọn nhiều nhất. Các hộ giàu/khá, trung bình được lựa chọn dựa trên tiêu chí về nhà cửa, tài sản của hộ và hộ nghèo lựa chọn và phân loại căn cứ vào giấy chứng nhận của hộ.
Loại hộ Tiêu chí phân loại
Khá/giàu
Nhà kiên cố hoặc bán kiên cố, mái ngói hoặc tôn (tự mua, không phải tôn hỗ trợ), có nhiều trâu hoặc bò (từ 4,5 con trở lên), có ti vi, xe máy, có thu nhập ổn định, có tích luỹ.
Trung bình Nhà ván, ngói, có tivi, xe máy, đủ ăn, đủ lao động.
Nghèo Có giấy chứng nhận hộ nghèo, nhà tạm (tranh tre nứa lá), trong nhà không có đồ đạc có giá trị, thiếu ăn trong năm, khai thác từ rừng.