4.1.1 Cơ cấu ngành nghề của hộ
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã chọn 60 hộ người dân tộc H.Mông ở 3 bản để phản ánh ngành nghề phát kinh tế hộ của toàn xã.
Qua điều tra 60 chủ hộ, có 100% chủ hộ làm nông nghiệp nhưng vẫn có thành viên trong hộ đi làm công chức nhà nước, làm dịch vụ sửa xe máy và trong thời gian nhàn rỗi thì vẫn có một số thành viên trong hộ đi tham gia vào những ngành nghề khác để kiếm thêm nhu nhập cho gia đình.
Qua khảo sát 20 hộ tại bản Phan Chu Hoa, có 10 hộ (chiếm 50%) là thuần nông, hộ không tham gia vào những ngành nghề khác để kiếm thêm thu nhập trong thời gian nhàn dỗi và cũng không có thành viên trong hộ làm công chức nhà nước. Còn 50% còn lại, có tới 30% lựa chọn di cư đi làm thêm ở những khu công nghiệp lớn trong thời gian nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập cho hộ gia đình, 20% còn lại là số hộ có thành viên đi làm công chức nhà nước. Đây là bản có thành viên trong hộ tham gia công chức nhiều nhất trong ba bản (bảng 4.1).
Bảng 4.1 Cơ cấu ngành nghề của hộ
Ngành nghề Bản Phan Chu Hoa Bản Lao Tỷ Phùng Bản Chin
Chu Chải Chung Số hộ (n=20) tỷ lệ % Số hộ tỷ lệ % Số hộ (n=20) tỷ lệ % Số hộ (n=60) tỷ lệ % Nông nghiệp 20 100 20 100 20 100 60 100 Công nghiệp 6 30 4 20 5 25 15 25 Dịch vụ - - 1 5 1 5 2 3,3 Khác 4 20 2 10 1 5 7 11,6 7 (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, 2020)
Tương tự với bản Lao Tỷ Phùng, tôi tiến hành điều tra 20 hộ (tương ứng với 33,33% hộ điều tra),bản có tới 13 hộ (chiếm 65%)không tham gia vào ngành nghề khác trong thời gian nhàn rỗi, trong thời gian nhàn rỗi thì hộ ở nhà chăn trâu, chăn ngựa…trồng rau cung cấp thực phẩm cho gia đình và làm những công việc lạt vặt khác. Bản có số hộ lựa chọn tham gia vào ngành công nghiệp trong thời gian nhàn rỗi là 4 hộ (chiếm 20%) và là bản chiếm số người di cư đi làm thấp nhất trong ba bản. Trong bản có 1 hộ (tương ứng với 5%) làm về dịch vụ sửa xe nhưng các thành viên khác trong gia đình vẫn tham gia vào nông nghiệp. Có 2 hộ có thành viên tham gia vào công chức nhà nước.
Bản Chin Chu Chải, qua điều tra có 13 hộ không đi làm thêm trong thời gian nông nhàn, do bản nằm xa trung tâm xã, ở gần rừng nên trong thời gian nhàn rỗi thì một số hộ cũng có lên rừng để tìm đồ rừng về bán (ví dụ: lan rừng,…) nhưng thu nhập rất ít không đáng kể, phần lớn số hộ ở nhà chăn trâu, ngựa…và làm những việc lạt vặt trong gia đình. Bản có 5 hộ (tương ứng với 25%) có thành viên di cư đi làm ở các khu công nghiệp lớn để kiếm thêm thu nhập cho hộ trong thời gian nhàn rỗi, nhưng đa số là con (trong độ tuổi lao động) hoặc vợ hoặc chồng đi, các thành viên còn lại ở nhà chăn trâu, ngựa, lợn, gia cầm. Trong bản có 1 hộ mở quán sửa xe máy phục vụ cho bản nhưng do bản ít người nên không có nhiều khách và mùa đi làm hộ vẫn đi làm nông bình thường.
4.1.2 Phát triển kinh tế hộ theo hướng mở rộng diện tích, quy mô
4.1.2.1 Diện tích đất nông, lâm nghiệp của hộ
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua diện tích cây trồng của toàn xã có xu hướng tăng thêm. Cho thấy, người dân đã tận dụng tốt hơn thời gian nhàn rỗi của mình vào sản xuất.
Qua bảng 4.2 ta thấy, diện tích trồng trọt đang có xu hướng tăng dần qua các năm, cây trồng tăng nhiều diện tích là cây ăn quả, năm 2017 xã có các dự án trồng cây ăn quả như: Lê, đào, mận, tre lấy măng…nên đa số các hộ lấy phần đất bỏ hoang và khai hoang đất đồi để trồng cây ăn quả. Tổng diện tích trồng trọt năm 2017 là 698,9 ha, năm 2018 là 727,4 ha thì đến năm 2019 là 754,8 ha. Như vậy, tính
Tuy nhiên, diện tích của đất lâm nghiệp lại không thay đổi vì đất rừng tự nhiên không thay đổi, và rừng trồng cũng không tăn lên.
Bảng 4.2 Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp của hộ đồng bào dân tộc H’Mông tại xã Nùng Nàng
Diễn giải Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 2018/2017 2019/2018 BQ Đất trồng trọt (ha) 698,9 727,4 754,8 104,07 103,76 103,92 Đất lâm nghiệp (ha) 1691,47 1691,74 1691,47 100 100 100 Đất NTTS (ha) 7 7,1 7,3 101,42 102,82 102,12
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê xã Nùng Nàng, 2020) Đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Theo thống kê, diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2017 là 7 ha, năm 2018 là 7,1 ha. Như vậy cho thấy từ năm 2017 đến năm 2018 diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 1000m2, và đến năm 2019 diện tích tăng thêm 3000m2. Như vậy bình quân tăng năm sau so với năm trước là 102,12%. Đất nuôi trồng thủy sản tăng lên do các hộ bây giờ chỉ làm ruộng đủ ăn vì làm ruộng vất vả mà thóc thì lại không có giá, nên một số hộ có mảnh đất trồng lúa bằng phẳng và có nguồn nước quanh năm thì hộ chuyển sang đào ao nuôi cá để có thêm thu nhập và cung cấp thêm thực phẩm cho gia đình. Qua khảo sát 60 hộ điều tra, chỉ có 19 hộ (chiếm 31,67%) nuôi cá và chủ yếu là các hộ thuộc nhóm hộ trung bình và khá/giàu, ở nhóm hộ nghèo có 4 hộ nuôi cá (chiếm 6,67%) đều thuộc bản Lao Tỷ Phùng với diện tích là 1700m2 . Trong 11 hộ khá/ giàu, có tới 5 hộ (chiếm 45,45%) nuôi cá trong đó 4 hộ thuộc bản Phan Chu Hoa và 1 bản thuộc Lao Tỷ Phùng, 10 hộ còn lại thuộc nhóm hộ trung bình. Cho thấy sự đa dạng trong hoạt động sản xuất của nhóm hộ này. Do có nguồn lực tốt hơn các nhóm hộ khác nên nhóm hộ này khá mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất mới hơn.
Như vậy, hộ đã tận dụng tốt diện tích đất vào trồng trọt, không để đất bỏ hoang và những phần đất không đem lại thu nhập cho hộ thì hộ đã chủ động khai hoang để trồng cây ăn quả, và có thể thấy trong những năm qua hộ cũng đã có xu
hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cụ thể chuyển đổi đất nông nghiệp từ kém năng suất, hiệu quả sang đào ao nuôi cá, nuôi trồng thủy sản để mang lại giá trị cao hơn cho hộ. Bên cạnh đó, đất rừng của hộ vẫn được duy trì quản lý trong những năm qua.
4.1.2.2 Phát triển quy mô chăn nuôi của hộ
Trong chăn nuôi hộ gia đình thì các vật nuôi chính của hộ là trâu, ngựa, lợn và gia cầm là chủ yếu, vừa để phục vụ cho phát triển sản xuất kinh tế hộ, vừa phục vụ làm thực phẩm cho hộ.
Trong phát triển gia súc, tỷ lệ đàn trâu giảm dần qua các năm, thứ nhất do không có chỗ để nuôi thả rông nên các hộ đã bán đi và để lại một số con để nuôi sinh sản và làm sức kéo. Thứ hai, do đời sống của hộ phát triển nên nhu cầu sức kéo dần được thay bằng máy móc, nên trâu chủ yếu được các hộ nuôi để sinh sản, hoặc nuôi vỗ béo để bán gia tăng thu nhập cho hộ gia đình.
Trong khi số lượng đàn trâu giảm thì số lượng đàn ngựa lại tăng, từ năm 2017 đến năm 2019 mức tăng bình quân năm sau là 108,99% năm trước. Nguyên nhân là do xã có các dự án hỗ chợ chăn nuôi ngựa sinh sản tại địa phương trong những năm qua, nên các hộ tại địa bàn xã đã nhận thức được vai trò của ngựa trong phát triển kinh tế hộ gia đình (bảng 4.3)
Bảng 4.3 Các con vật nuôi chính của hộ đồng bào dân tộc H’Mông
Vật nuôi ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 2018/2017 2019/2018 BQ Trâu Con 613 602 584 98,20 97,00 97,6 Ngựa Con 192 205 228 106,77 111,21 108,99 Lợn Con 2158 2165 1025 100,32 47,34 73,83 Gia cầm Con 6742 6879 6920 102,03 100,59 101,31
(Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng thống kê, 2020) Đàn lợn giảm xuống mạnh trong năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu phi. Đàn lợn năm 2017 đến năm 2019 là giảm bình quân năm sau là 73,83% so
và khoảng 70% là giống lợn địa phương nên năng suất không cao, lợn đặt xuất chuồng 50kg trong 1 năm nuôi.
Đàn gia cầm vẫn phát triển ổn định trong những năm qua, mặc dù dịch cúm gia cầm xảy ra nhiều, nhưng hộ nuôi chủ yếu là để phục vụ cho gia đình nên nguồn thu từ gia cầm rất thấp
Nếu phân loại hộ theo thu nhập ta thấy tình hình chăn nuôi giữa các nhóm hộ có sự khác nhau. Trong đó, nhóm hộ khá/giàu có số đầu con/hộ ở tất cả các loại vật nuôi lớn nhất, với lợn là 5,2 con/hộ, gia cầm khoảng 29,8 con/hộ... trong khi các con số này đối với nhóm hộ trung bình lần lượt là 3,1 con/hộ; và 24,4 con/hộ...Và ít nhất là đối với nhóm hộ nghèo, lợn chỉ có 2 con/hộ; gia cầm 13,9 con/hộ...(bảng 4.4)
Bảng 4.4 Tình hình chăn nuôi một số con vật chính của các nhóm hộ điều tra (Tính bình quân đầu con trên hộ điều tra)
ĐVT: con
Vật nuôi
Khá/giàu Trung bình Nghèo
Nuôi Bán Nuôi Bán Nuôi Bán
Trâu 1,4 0,6 2 0,7 1,5 0,7
Ngựa 1,1 0,3 1,4 0,5 0,2 0,1
Dê 0,7 0,2 0,9 0,1 0,8 0,1
Lợn 5,2 3,1 3,1 0,7 2 0,4
Gia cầm 29,8 7,7 24,4 3,8 13,9 2
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020) Mặc dù quy mô chăn nuôi của hộ hiện nay chưa lớn. Tuy nhiên, nếu so sánh với những năm trước đây, 100% các hộ đều cho rằng quy mô của hộ đã tăng nhẹ. Nếu như trước đây hộ chỉ nuôi để phục vụ nhu cầu của gia đình thì hiện nay họ đã có sản phẩm để bán. Với các loại gia súc, bình quân mỗi hộ bán từ 1 đến 2 con/ năm, hộ chỉ bán vào thời gian đầu mùa trồng trọt để hộ lấy số tiền đó đi mua giống và phân bón cung cấp cho trồng trọt. Với gia cầm dao dộng từ 2 đến 7 con/ năm.
4.1.3 Phát triển kinh tế hộ theo hướng thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của hộ
4.1.3.1 Cơ cấu cây trồng của hộ
Trồng trọt có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất. Trồng trọt sản xuất ra sản phẩm cung cấp lương thực thực phẩm cho con người, là nguồn thức ăn tốt cho vật nuôi, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản, những sản phẩm có chất lượng có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn. Đối với hộ nông dân nói chung và hộ đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, trồng trọt đóng vai trò rất quan trọng, nó như công cụ chủ chốt nuôi sống cả gia đình. Theo khảo sát phần đông các hộ đồng bào dân tộc H.Mông tại Nùng Nàng cho rằng trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của hộ và đem lại thu nhập lớn nhất cho hộ. Trong đó, một số cây trồng chủ yếu như lúa, ngô.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua diện tích cây trồng của toàn xã có xu hướng tăng thêm. Cho thấy, người dân đã huy động thêm các nguồn đất của mình để canh tác, tận dụng tốt hơn thời gian nhàn rỗi của mình vào sản xuất nông nghiệp.
Qua bảng 4.5 ta thấy, diện tích các loại cây trồng đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, diện tích lúa mùa đang có xu hướng giảm dần qua các năm, tổng diện tích lúa mùa năm 2017 là 172.6 ha, năm 2018 là 170,8 ha thì đến năm 2019 chỉ còn 169,2 ha. Như vậy, tính bình quân mức giảm năm sau so với năm trước chỉ bằng 99,01%.
Trong khi đó diện tích các loại cây khác như ngô, cây màu đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt phải kể đến là diện tích trồng ngô thu đông trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2019 tăng lên rất nhiều với mức tăng bình quân năm sau bằng 126,53 % năm trước.
Diện tích ngô xuân hè hầu như không thay đổi, năm 2017 là 244 ha và đến năm 2019 là 246,5 ha.
Diện tích trồng cây màu của đồng bào dân tộc H.Mông cũng đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Theo thống kê, diện tích trồng cây màu năm 2017 có khoảng 89 ha, đến năm 2019 tăng lên 115 ha. Xét về tốc độ tăng về diện tích ở mức bình quân hàng năm thì đây cũng là loại cây trồng có sự gia tăng về
Bảng 4.5 Các loại cây trồng chính của hộ đồng bào dân tộc H.Mông
Diễn giải Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 2018/2017 2019/2018 BQ
Lúa mùa (ha) 172,6 170,8 169,2 98,96 99,06 99,01 Ngô xuân hè (ha) 244 245,3 246,5 100,53 100,49 100,51 Ngô thu đông (ha) 50 65 80 130,00 123,07 126,53 Cây màu (ha) 89 103 115 115,73 111,65 113,69
Thảo quả (ha) 143,3 143,3 143,3 100 100 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê xã Nùng Nàng, năm 2017 – 2019) Do ảnh hưởng của khí hậu, và sự tàn phá của chuột nên cây thảo quả mất mùa làm cho các hộ không muốn trồng thêm thảo quả nữa, nhưng thảo quả vẫn đem lại thu nhập kha khá cho hộ vì cây thảo quả không mất chi phí chăm sóc, một năm hộ chỉ đi 2,3 ngày để phát hết cỏ dại xong đến mùa thu hoạch thì hộ mới lại đi thu hoạch.
Khi phỏng vấn lấy ý kiến về xu hướng trong trồng trọt của hộ chúng tôi nhận thấy đại bộ phận các hộ có xu hướng lựa chọn cây lúa và cây ngô là hai loại cây được các hộ trồng nhiều nhất. Kết quả khảo sát 60 hộ, có tới 37 hộ chọn trồng ngô là chủ yếu (chiếm 62,67%), có 22 hộ chọn lúa là cây trồng chủ yếu của hộ (chiếm 37,28%). Ngô là cây trồng mà các hộ lựa chọn trồng nhiều nhất, tuy nhiên chỉ có 6 hộ cho rằng cây ngô là cây trồng mang lại thu nhập lớn nhất cho hộ, còn lại 53 hộ (chiếm 88,33%) cho rằng cây lúa là cây trồng mang lại thu nhập lớn nhất cho hộ.
Khi lấy ý kiến theo từng nhóm hộ, trong 28 hộ nghèo, có tới 21 hộ (chiếm 75%) chọn ngô là cây trồng mà hộ trồng nhiều nhất và chỉ có 7 hộ chọn lúa là cây được hộ trồng nhiều nhất. Tuy nhiên, có tới 25 hộ (chiếm 89,29%) cho rằng lúa là cây trồng cho thu nhập cao nhất (bảng 4.6)
Đối với nhóm hộ trung bình, khi tiến hành lấy ý kiến 20/21 hộ làm nông nghiệp thì 65% số hộ cho rằng cây ngô là cây trồng được hộ trồng nhiều. Tương tự nhóm hộ nghèo, số hộ lựa chọn ngô là cây được trồng nhiều nhất ở nhóm hộ này khá cao, song cây lúa vẫn được đa số các hộ (17/20 hộ) cho là cây trồng mang lại thu nhập lớn nhất.
Bảng 4.6. Xu hướng lựa chọn cây trồng của hộ đồng bào dân tộc H.Mông
Diễn giải
Cây được nhiều hộ trồng Cây trồng cho thu nhập lớn nhất
Lúa Ngô Lúa Ngô
Số hộ (n=60) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=60) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=60) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=60) Tỷ lệ (%) Chung 22 36,67 37 61,67 53 88,33 6 10 Hộ nghèo 7 25 21 75 25 89,29 3 10,71 Hộ trung bình 7 35 13 65 17 85 3 15 Hộ khá/giàu 8 72,73 3 27,27 11 100 - - Số hộ điều tra 60
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2020) Với nhóm hộ khá/ giàu thì khác họ nhận thức được cây trồng nào cho họ thu nhập cao hơn họ sẽ trồng nhiều hơn. Tiến hành khảo sát 11 hộ khá/ giàu, có tới 8 hộ chọn lúa là cây được các hộ này trồng nhiều nhất vì có tới 11 hộ cho rằng cây lúa là cây mang lại thu nhập cao nhất.
Bên cạnh đó, hầu hết các nhóm hộ vẫn lựa chọn tăng thu nhập cho gia đình bằng cách đa dạng hóa cây trồng, ngoài những cây trồng chính như lúa, ngô, các hộ vẫn trồng thêm các loại sắn, đỗ tương, dong giềng và lạc.
4.1.3.2 Năng suất các loại cây trồng của hộ
Năng suất và sản lượng của cây trồng, giúp phản ánh rõ nét thực trạng sản xuất ngành trồng trọt của các hộ đồng bào dân tộc H.Mông tại Nùng Nàng.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức tăng năng suất bình quân năm sau so với năm trước trong những năm vừa qua của các loại cây trồng có xu hướng tăng nhẹ.