Kế toán quá trình bán hàng trong nước: 1) Các phương thức bán hàng:

Một phần của tài liệu Kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm TP HCM (AGREXPORT) 20 (Trang 29 - 34)

III. KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH BÁN HÀNG:

1. Kế toán quá trình bán hàng trong nước: 1) Các phương thức bán hàng:

1.1) Các phương thức bán hàng:

1.1.1) Phương thức bán buôn:

Bán buôn hàng hóa là việc bán hàng cho các đơn vị thương mại khác hoặc bán cho các đơn vị sản xuất để tiếp tục sản xuất. Đặc điểm của nghiệp vụ bán buôn là hàng hóa chưa đến tay người tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thựa hiện đầy đủ.

Có 2 phương thức bán buôn: bán hàng qua kho và bán hàng vận chuyển thẳng.

a) Bán hàng qua kho:

Đối với doanh nghiệp thương mại, bán hàng qua kho là mua hàng hóa nhập vào kho rồi mới xuất bán.

b) Bán hàng vận chuyển thẳng:

Nghĩa là hàng hóa được mua đi để bán lại ngay mà không qua nhập kho. Xét vào đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng tham gia mua bán.

Bán hàng vận chuyển thẳng có 2 phương thức thanh toán: phương thức bán hàng vận chuyển thẳng bên bán có tham gia thanh toán và phương thức bán hàng vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán.

_ Phương thức bán hàng vận chuyển thẳng bên bán có tham gia thanh toán: Bên bán ký một hợp đồng mua hàng của nhà cung cấp và ký một hợp đồng với bên mua; chuyển hàng đi bán thẳng cho bên mua bằng phương tiện vận tải tự có hoặc thuê ngoài. Hàng hóa gửi đi vẫn còn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Khi nào bên mua nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì bên bán mới ghi nhận doanh thu. Lúc đó, doanh thu tính thuế là tổng giá trị hàng được bán.

_ Phương thức bán hàng vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: Người bán không ký hợp đồng mua bán mà chỉ làm môi giới giữa nhà cung cấp và người mua,

Nhà cung cấp Người

kế toán chỉ theo dõi số hoa hồng được hưởng từ nghiệp vụ môi giới.

1.1.2) Phương thức bán lẻ:

Trong khâu bán lẻ, chủ yếu là bán thu tiền mặt, thường thì hàng hóa xuất giao cho khách hàng và thu tiền trong cùng một thời điểm.Vì vậy, thời điểm tiêu thụ đối với khâu bán lẻ được xác định ngay khi hàng hóa giao cho khách hàng.

1.2) Kế toán nghiệp vụ bán buôn hànghóa trong nước: hóa trong nước:

1.2.1) Chứng từ, thủ tục xuất hàng:

a) Trường hợp bán hàng qua kho:

Bên bán lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng hay hóa đơn kiêm phiếu xuất kho thành 3 liên: liên 1 lưu, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 thủ kho giữ lại để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ.

Đồng thời lập phiếu xuất kho thành 2 liên, ghi rõ họ tên, địa chỉ của đơn vị nhận hàng và tên của kho xuất hàng (liên 1 lưu ở bộ phận lập phiếu; liên 2 thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán để ghi vào cột đơn giá, thành tiền và ghi vào sổ kế toán).

b) Trường hợp bán hàng vận chuyển thẳng:

Khi bán hàng vận chuyển thẳng, đơn vị bán buôn phải lập hóa đơn GTGT hay hóa đơn bán hàng thành 3 liên: liên 1 lưu, liên 2 gửi theo hàng cùng với vận đơn, liên 3 dùng để thanh toán.

_ Trường hợp bán hàng vận chuyển thẳng bên bán có tham gia thanh toán: đơn vị bán buôn căn cứ vào hợp đồng đã ký kết báo cho người cung cấp biết để chuyển hàng cho người mua hoặc báo cho bên mua đến nhận hàng trực tiếp tại nơi cung cấp.

_ Trường hợp bán hàng vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: đơn vị cung cấp sẽ chuyển hàng cho đơn vị bán buôn trung gian một bản sao hóa đơn bán hàng để thông báo cho đơn vị bán buôn biết về việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Tùy theo hợp đồng ký kết, đơn vị bán buôn sẽ được hưởng một khoản thủ tục phí nhất định ở bên mua hoặc bên cung cấp.

Tài khoản 131 “Phải thu khách hàng” Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán”

Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra” Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng” Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại” Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán” Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”

Tài khoản 811 “Chi phí hoạt động tài chính”

1.2.3) Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh:

a) Trường hợp bán hàng bình thường:

 Bán hàng qua kho theo phương thức nhận hàng trực tiếp: 511 111,112 156 632 (1) (2) 131 (1b) (3) 3331 (1a)

(1) Ghi nhận doanh thu bán hàng theo hình thức bán hàng trực tiếp (căn cứ vào hóa đơn)

(1a) Trường hợp bán hàng thu tiền ngay. (1b) Trường hợp khách hàng mua chịu.

(2) Phản ánh giá vốn hàng xuất bán đã xác định tiêu thụ

(3) Khi thu nợ khách hàng.

 Bán hàng qua kho theo phương thức chuyển hàng: 511 111,112 156 157 632 (2) (1) (3) (2a) 131 (2b) (4) 3331

(1) Khi xuất kho để bán theo hình thức chuyển hàng (2) Khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh

toán.

(2a) Khách hàng thanh toán tiền hàng ngay về số hàng hóa đã chuyển giao.

(2b) Khách hàng chấp nhận thanh toán về số hàng đã chuyển giao.

(3) Phản ánh giá vốn hàng xuất bán đã xác định tiêu thụ.

(4) Khi thu nợ khách hàng.

 Trường hợp bán hàng vận chuyển thẳng bên bán có tham gia thanh toán:

511 111,112 632 (2) (1a) 131 331 1331 (2b) (4) (1a) 3331 (2a) (1b) 157 (1b) (3)

(1a) Nếu bên bán viết hóa đơn cho người mua đến nhận hàng trực tiếp tại người cung cấp.

(1b) Nếu doanh nghiệp cử cán bộ nghiệp vụ cụa mình đến nhận hàng của nhà cung cấp, sau đó tổ chức vận chuyển hàng đến giao cho người mua.

(2) Doanh thu bán hàng

(2a) Bán hàng thu tiền ngay. (2b) Khách hàng mua chịu.

(3) Giá vốn hàng vận chuyển bán thẳng đã xác định tiêu thụ.

(4) Khi thu nợ của khách hàng.

 Trường hợp bán hàng vận chuyển thẳng bên bán không tham gia thanh toán:

511 111,112,331 111,112,141 641

(1) (2)

3331

(1)Khoản hoa hồng môi giới được hưởng từ nghiệp vụ môi giới hàng cho nhà cung cấp hoặc cho khách hàng.

(2)Chi phí liên quan đến nghiệp vụ môi giới. b)Trường hợp bán hàng có phát sinh thiếu:

156 157 632

111,112,331 1388 1381(4) (6) (4) (6) 1331 711 (1b) 811 (7) (5a) 511 111,112,131 (2) 3331 (5c)

(1a) Hàng xuất gửi bán trong trường hợp bán hàng qua kho theo phương thức chuyển hàng.

(1b) Hàng xuất gửi bán trong phương thức bán hàng vận chuyển thẳng.

(2) Ghi nhận doanh thu theo số hàng hóa bên mua thực nhận.

(3)Giá vốn hàng bán theo số hàng hóa bên mua thực nhận.

(4)Theo dõi số hàng thiếu. Giải quyết hàng thiếu:

(5)Nếu bán hàng bị thiếu do xuất nhầm, sau đó bên bán giao tiếp cho đủ và bên mua đã nhận hàng. (5a) Lập bút toán điều chỉnh nhưng không cần lập phiếu nhập kho.

(5b) Gửi tiếp hàng hóa cho đủ số.

(5c) Ghi nhận doanh thu của số hàng gửi tiếp đã xác định tiêu thụ.

(5d) Giá vốn hàng xuất bán bổ sung.

(6)Nếu bán hàng bị thiếu do tinh thần trách nhiệm của nhân viên áp tải hoặc cơ quan vận chuyển,bên bán bắt ngưới có trách nhiệm bồi thường.

(7)Nếu bán hàng thiếu không rõ nguyên nhân. c)Trường hợp bán hàng có phát sinh thừa:

156 157 632 511 111,112(1a) (3) (2) (1a) (3) (2) 711 3381 (5c) (5b) (7b) (8c) (4) (8b) (8a) (5a) (6) 3331

111,112,131

(1b) 1331 (7a)

(1a) Hàng xuất gửi bán trong trường hợp bán hàng qua kho theo phương thức chuyển hàng.

(1b) Hàng xuất gửi bán trong phương thức bán hàng vận chuyển thẳng.

(2) Doanh thu theo số hóa đơn.

(3) Giá vốn hàng bán theo số hóa đơn. (4) Theo dõi số hàng thừa.

Giải quyết hàng thừa:

(5) Nếu hàng thừa do xuất nhầm, sau đó bên bán đề nghị bên mua mua luôn số hàng thừa và bên mua đã đồng ý.

(5a) Lập thêm phiếu xuất kho, căn cứ vào đó kế toán ghi sổ.

(5b) Lập thêm hóa đơn bán hàng, ghi nhận doanh thu bán hàng bình thường.

(5c) Kết chuyển hàng thừa giao cho khách hàng.

(6) Nếu hàng thừa do xuất nhầm, sau đó bên mua đã gửi lại và bên bán đã nhập lại kho hàng hóa. (7) Nếu hàng thừa không rõ nguyên nhân, người bán

chở hàng về nhập kho (7a, 7b).

(8) Nếu hàng thừa không rõ nguyên nhân, người bán bán luôn số hàng thừa cho người mua và người mua đồng ý (8a, 8b, 8c).

Một phần của tài liệu Kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm TP HCM (AGREXPORT) 20 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w