Với hơn 500 triệu dân với nhu cầu tiêu dùng khoảng 3 tỷ đôi giày dép các loại mỗi năm, các quốc gia thành viên EU như Italia, Anh, Pháp, Đức vốn nổi tiếng
với ngành công nghiệp thời trang trong đó bao gồm cả dệt may và da giày với
những nhãn hiệu hàng đầu thế giới giờ đây gặp phải không ít khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Hiện nay ngành công nghiệp da giày EU đang
dần trở nên bão hòa, không những không thể mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu
nội khối mà còn đang phải đối mặt với nguy cơ thu hẹp sản lượng.
5
Tìm hiểu thị trường giày dép Pháp -
http://www.sla.org.vn/news.php?act=content&iNewsID=881&iType=5&title=Ti%C3%AAu+%C4%91i%E1 %BB%83m
6
Phân tích và dự báo thị trường da giày EU - Da giày Việt Nam truyền thống và hiện đại - NXB Chính trị quốc gia - 2002
7Cơ hội xuất khẩu giày dép sang thị trường Đức -
Bảng 2.2: Tình hình ngành sản xuất giày dép EU
Năm 2004 2005 2006
Số lượng doanh nghiệp 28 941 27 125 26 624
Doanh thu (Triệu EUR) 26 389 25 921 26 233
Giá trị sản xuất (Triệu EUR) 25 072 24 854 24 583
Giá trị gia tăng theo nhân tố (Triệu EUR) 7 214 6 793 6 944 Số lượng lao động trực tiếp 443 900 404 500 388 100
Nguồn: http://ec.europa.eu/enterprise/sectors/footwear/statistics/index_en.htm Ngành công nghiệp giày dép EU có một đặc thù đó là bao gồm một số lượng
lớn các doanh nghiệp nhỏ với quy mô chỉ khoảng 20 người. Chỉ có Pháp và Đức là có các doanh nghiệp da giày lớn, sử dụng đến 100 công nhân, còn các doanh nghiệp
Italia thì thậm chí chỉ sử dụng 10 người.8 Quan sát Bảng 2.2 ta có thể thấy rất rõ sự
thu hẹp sản xuất của ngành công nghiệp giày dép EU. Năm 2006, ngành giày dép
EU có 26.624 doanh nghiệp sản xuất giày dép, giảm đi 501 doanh nghiệp so với năm 2005 và giảm 2317 doanh nghiệp so với năm 2004. Số lượng doanh nghiệp
giảm, kéo theo giá trị sản xuất và giá trị giá tăng theo nhân tố cũng giảm theo. Giá
trị sản xuất liên tục giảm ba năm liền, năm 2005 giảm 0,87% so với năm 2004 và
năm 2006 giảm 1,09% so với năm 2005. Số lượng lao động cũng giảm đáng kể, nếu như năm 2004 có 443.900 lao động làm việc trực tiếp trong ngành giày dép thì đến năm 2006 đã giảm 12,57% chỉ còn 388.100 người. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thu hẹp sản xuất của ngành sản xuất giày dép EU là do sự cạnh
tranh gay gắt của giày dép nhập khẩu giá rẻ từ các nước Châu Á. Trong khi các sản
phẩm chất lượng cao được sản xuất nội khối có giá cả vô cùng đắt đỏ do chi phí đầu
vào cao thì giày dép nhập khẩu lại có giá cả rất phải chăng. Không những thế giày dép nhập khẩu giá rẻ hiện nay có mẫu mã và thiết kế khá đẹp, không kể chất lượng
cũng đã được cải thiện đáng kể nên được nhiều người tiêu dùng EU lựa chọn. Ngành giày dép EU dường như đã không kịp phản ứng trước làn sóng ồ ạt của các
sản phẩm giày dép nhập khẩu giá rẻ này nên đã liên tục phải thu hẹp sản xuất.
8
Trong tổng sản lượng giày dép của EU có đến 2/3 là được sản xuất tập trung ở ba nước Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Trong đó ngành công nghiệp giày
dép Italia đóng góp đến 50% sản lượng của toàn khối. Ngoài ra, Đức, Pháp, Anh
cũng là những nước sản xuất giày dép lớn ở Châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết
ngành sản xuất giày dép của các quốc gia này đều đang gặp khó khăn. Điển hình trong số đó là Italia. Năm 2008, sản lượng của toàn ngành giày dép Italia chỉ đạt
225,3 triệu đôi, giảm 6,8% so với năm trước đó, tính theo trị giá cũng giảm 2,1% so với năm 2007 xuống còn 7,3 tỷ EUR. Sang đến quý I/2009, tình hình sản xuất vẫn
rất trì trệ với việc giảm 12% về sản lượng và 10% về trị giá so với quý IV/2008.9 Có thể nói rằng ngành công nghiệp giày dép của Italia và cả các quốc gia khác trong EU đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm sản xuất khá nghiêm trọng.