Nếu như một sản phẩm xuất khẩu bị kiện bán phá giá thì các doanh nghiệp
sản xuất mặt hàng đó sẽ là những người chịu tác động đầu tiên và nặng nề nhất chứ
không phải là Chính phủhay các cơ quan Nhà nước hữu quan. Chính vì thế, để tự
bảo vệ mình, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến
vấn đề kiện bán phá giá chứ không nên ỷ lại, trông chờ vào các thông tin một chiều mà các cơ quan Chính phủ cung cấp. Trước hết các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về Luật pháp thương mại quốc tế nói chung và Luật pháp về chống bán
phá giá của các thị trường chủ yếu nói riêng để không khỏi bỡ ngỡ khi tham gia kháng kiện. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần phải nhanh nhạy tiếp cận các
thông tin về thị trường xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp mình để nhận biết nguy cơ và có biện pháp ứng phó phù hợp khi vụ kiện xảy ra. Các thông tin này có thể
tìm thấy từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu dựa vào sự chủ động của các doanh
nghiệp.
3.2.6. Chủ động tham gia vụ kiện
Do chi phí theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá là rất tốn kém lại có khả năng rủi ro lớn; thêm vào đó các doanh nghiệp Việt Nam có rất ít kinh nghiệm thương trường quốc tế nên khi phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá thì
thường có tâm lý e ngại và không muốn tham gia. Để tránh sự hoang mang không
cần thiết này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xác định rằng trong hoạt động thương mại quốc tế ngày nay khi mà các rào cản thuế quan đang dần được dỡ bỏ thì việc các quốc gia phát triển sử dụng biện pháp kiện bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu giá rẻ từ các nước đang phát triển để hạn chế nhập khẩu là chuyện hết
sức bình thường. Với quan điểm ấy, các doanh nghiệp sẽ bình tĩnh hơn và sẵn sàng
ứng phó với vụ kiện khi nó xảy ra.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải hiểu rõ một điều: tham gia tích
cực vào vụ kiện là vì lợi ích của chính bản thân doanh nghiệp mình, rộng hơn là
ngành hàng của mình, vì vậy cần phải chủ động chứ không nên ỷ lại vào sự can
thiệp của Nhà nước. Các doanh nghiệp nên tự mình kháng kiện vì Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ chứ không thể thay thế các doanh nghiệp trong các vụ kiện. Trên thực tế
thì trong trường hợp Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trường như hiện nay thì việc Chính phủ tham gia quá nhiều vào vụ kiện có thể còn đem lại những ảnh hưởng
tiêu cực đến kết quả của vụ kiện.
Quán triệt quan điểm này, các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam dù không có tên trong danh sách bị đơn vẫn nên tự nguyện tham gia vào vụ kiện. Không những giúp
gia của các doanh nghiệp lớn có hệ thống kế toán và chi phí minh bạch còn đem lại
lợi ích cho cả ngành hàng do có thể có được biên độ phá giá thấp hơn.