Phản hồi từ phía Chính phủ và các doanhnghi ệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra pptx (Trang 56 - 60)

Về phía ViệtNam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, đại diện các cơ quan hữu quan đã nhiều lần khẳng định Việt Nam không bán phá giá và việc EC xác định mặt

hàng giày mũ da của Việt Nam bán phá giá là không công bằng và không phản ánh

đúng bản chất vụ việc. Có thể khẳng định như vậy là dựa vào các luận chứng sau:

Thứ nhất, đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị

phần của giày mũ da Việt Nam trong tổng mức nhập khẩu của EU hàng năm chỉ ở

mức trên dưới 10% (năm 2005 là 8,7%)19, các doanh nghiệp Việt Nam thực sự không có đủ tiềm lực để có thể dùng biện pháp bán phá giá nhằm bóp méo cạnh

tranh, tạo sức mạnh thị trường và đe dọa việc sản xuất, kinh doanh của các nhà sản

xuất giày dép EU.

19

Thứ hai, UBCA dường như đã chỉ dựa chủ yếu vào việc phân tích số liệu

thống kê thuần tuý để kết luận giày mũ da Việt Nam bán phá giá 130% vào thị trường EU. Kết luận này đã không phản ánh đúng một sự thật là có tới 80% doanh

nghiệp giày dép Việt Nam là các doanh nghiệp làm gia công cho các công ty nước

ngoài chứ không sản xuất và xuất khẩu trực tiếp sang EU. Các doanh nghiệp gia

công của Việt Nam không tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm, không quyết định giá thành sản xuất cũng như giá bán của sản phẩm xuất khẩu nên không thể coi

là nguyên nhân và là yếu tố căn bản tạo ra việc bán phá giá, không thể gây thiệt hại

hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất giày dép ở EU.

Thứ ba, giày dép Việt Nam có giá bán rẻ là nhờ những lợi thế về giá nhân

công rẻ và công nghệ sản xuất hiện đại. Về những yếu tố mà EC cho rằng có sự can

thiệp của Nhà nuớc, có thể khẳng định rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường, được tự do kinh doanh và cạnh tranh

công bằng. Chính phủ Việt Nam không hề can thiệp và trợ giá cho hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, thu

hút đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Những

cáo buộc của EU như: miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi thuế... chỉ đơn thuần là các công cụ khuyến khích đầu tư. Các công cụ này cũng thường xuyên được các nền

kinh tế thị trường sử dụng, trong đó có cả Châu Âu. Vì vậy, EC không nên xem đây

là sự bóp méo về chi phí sản xuất và trở thành những yếu tố bán phá giá.

Thứ tư, việc tính toán biên độ bán phá giá của EC đối với giày mũ da Việt

Nam đã không phản ánh đúng thực tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc EC sử dụng Brazil làm nước thay thế để tính toán biên độ phá giá đã dẫn đến

những kết quả tính toán hoàn toàn sai lệch và làm bóp méo bản chất vụ việc vì

Brazil có điều kiện hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam. Chính EC cũng đã thừa

nhận những yếu tố khác biệt này nhưng vẫn sử dụng Brazil làm nước thay thế. Việt Nam đã nhiều lần đề nghị EC xem xét việc lựa chọn một số nước thay thế khác như Indonesia, Thái Lan… có các điều kiện tương đối tương đồng với Việt Nam nhưng không được chấp nhận.

Thứ năm, mặt hàng giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam không gây ra thiệt

hại và cũng không phải là nguyên nhân gây thiệt hại cho ngành công nghiệp giày dép EU. Những phân tích của chính EC cũng đã cho thấy bên nguyên đơn là các

nhà sản xuất giày Châu Âu không phải gánh chịu những thiệt hại trong giai đoạn hai năm giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc bị áp thuế, thị phần của các nhà sản xuất

Châu Âu vẫn duy trì ở mức ổn định trong giai đoạn điều tra rà soát vào cuối năm

2008 so với năm 2006. Có nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan khác nhau dẫn đến

những tác động đối với các nhà sản xuất giày EU mà không phải do việc nhập khẩu

giày của Việt Nam gây ra. EC cần xem xét một cách khách quan đầy đủ những tác động này và đánh giá đúng tác động từ việc nhập khẩu giày của Việt Nam tới ngành sản xuất giày Châu Âu. Bản thân các điều kiện sản xuất giày của EU cũng không

cho phép có thể sản xuất ra một lượng lớn sản phẩm giày dép đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội khối. Việc thiếu hụt một số lượng lao động có tay nghề và sẵn

sàng làm việc trong lĩnh vực da giày cũng là một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp giày Châu Âu. Những vấnđề nội tại của ngành công nghiệp da giày khiến

cho chi phí sản xuất đầu vào tại đâyở mức cao hơn so với mặt bằng các nước khác chính là nguyên nhân cơ bản làm giảm khả năng cạnh tranh, dẫn đến giảm lợi nhuận

của các nhà sản xuất giày Châu Âu. Thực tế cũng cho thấy do yếu tố hiệu quả về

mặt kinh tế, các nhà sản xuất giày Châu Âu đang có xu hướng khá rõ ràng về việc

dần chuyển dịch sản xuất sang các nước thứ ba.

Ngoài ra, việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá chỉ nhằm bảo vệ

lợi ích của một nhóm nhỏ các nhà sản xuất giày EU có năng lực cạnh tranh yếu kém

sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với các nhà đầu tư, các nhà nhập khẩu, phân

phối tại EU và đặc biệt là quyền lợi của hàng triệu người tiêu dùng trong khu vực. Việc áp thuế chống bán phá giá không những không giúp cho các nhà sản xuất EU

nâng cao năng lực cạnh tranh mà chỉ cho thấy quyết định này đi ngược lại với chính

sách tự do hóa thương mại của các nước Liên minh Châu Âu cũng như của EC. Đặc

biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, việc người tiêu dùng EU không những không thể tiếp cận với hàng hóa có chất lượng tốt với giá cả hợp lý mà giá

bán lẻ còn có xu hướng tăng lên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi chính

đáng của họ. Vì vậy, việc áp thuế chống bán phá giá của EC không những đã gây tổn hại đến ngành công nghiệp da giày của Việt Nam mà còn gây tổn hại đến lợi ích chính đáng của chính các doanh nghiệp EU đang đầu tư, kinh doanh trong ngành

giày dép tại Việt Nam; các nhà nhập khẩu, phân phối, bán lẻ, các nhà cung cấp dịch

vụ hậu cần, nguyên vật liệu,… tại thị trường EU; và đặc biệt là quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng EU.

Bình luận về quyết định gia hạn thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da

Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã thẳng thắn phát biểu: “Đây là một quyết định không công bằng, không hợp lý, không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam, đi ngược lại tinh thần tự do hoá thương mại mà EU vẫn thúc đẩy. Quyết định này có

ảnh hưởng bất lợi tới những người lao động nghèo tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, bán lẻ và

người tiêu dùng Châu Âu, đồng thời cũng làm giảm hiệu quả các nỗ lực của Châu Âu trong hợp tác với Việt Nam trong xoá đói giảm nghèo. Phán quyết của EC đã gây thất vọng sâu sắc cho Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động Việt Nam.”

Như vậy là xung quanh các quyết định của vụ kiện, đặc biệt là phán quyết

gia hạn thời gian áp thuế chống bán phá giá vừa qua đã có rất nhiều ý kiến trái

chiều.Trong đó đa phần là các ý kiến phản đối quyết định của UBCA. Không chỉ có Chính phủ hay các doanh nghiệp da giày Việt Nam là lên tiếng phản đối. Trong suốt

tiến trình vụ kiện diễn ra, luôn có rất nhiều tiếng nói từ phía các nước thành viên EU, các doanh nghiệp, các nhà bán lẻ và người tiêu dùng EU ủng hộ Việt Nam và kêu gọi EC chấm dứt việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam. Sở dĩ chúng ta có được sự đồng tình ủng hộ lớn như vậy là do vụ kiện này thực sự

có phạm vi tác động rất lớn và trên nhiều mặt. Nó không chỉ ảnh hưởng tiêu cựcđến

hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp da giày Việt Nam, đời sống

của người công nhân ngành da giày mà còn gây tổn hại đến các nhà phân phối, bán

Một phần của tài liệu Luận văn: Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra pptx (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)