a. Phản hồi từ phía các quốc gia thành viên Liên minh
Không giống như Italia, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha ra sức bảo hộ ngành công nghiệp sản xuất giày dép truyền thống, hầu hết các nước Bắc Âu, trong đó có Anh, Đan Mạch, Hà Lan… muốn một nền thương mại tự do. Họ không có một
ngành công nghiệp giày dép phát triển, khôngcoi đó là ngành công nghiệp chủ lực, thay vào đó họ có các tập đoàn bán lẻ lớn, và vì thế họ muốn nhập khẩu giày với giá
rẻ. Chính điều này đã tạo nên sự chia rẽ trong nội bộ Liên minh mỗi khi có một
quyết định về vụ kiện được EC đưa ra.
Ngay khi EC vừa có quyết định áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc thì Ủy ban này đã vấp phải các ý kiến phản đối
từ các quốc gia thành viên. Đại diện cho Đan Mạch - một trong những thành viên phản đối việc áp thuế, Phó thủ tướng Đan Mạch Bendt Bendtsen cho rằng việc
UBCA quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với giày mũ da của
Việt Nam là sai lầm. Theo giải thích của Phó thủ tướng Bendt Bendtsen, việc áp
thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến người
tiêu dùng cũng như những nhà sản xuất giày dép cao cấp tại EU. Trong đó, người
cuối cùng phải trả giá chính là người tiêu dùng của các nước thành viên EU.
Đối với các quốc gia thành viên EU ủng hộ thương mại tự do thì hai năm áp
thuế như vậy đã là quá đủ và họ không muốn có bất kỳ sự kéo dài nào nữa. Vì thế
ngay khi có quyết định gia hạn thời gian áp thuế đối với giày mũ da của Việt Nam
và Trung Quốc thêm 15 tháng, các nước này đã đồng loạt lên tiếng phản đối. Nhóm các nước này - đứng đầu là Anh - mô tả việc áp thuế trên là một biện pháp bảo hộ
mậu dịch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ thương mại dài hạn giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam.
Đại sứ Anh Mark Kent cho biết: “Anh đã rất cố gắng đạt đủ số phiếu để
chống lại quyết định trên nhưng không thành công và Anh rất thất vọng trước quyết định này.” Ông cũng cho rằng hiện nay lợi thế tương đối của Việt Nam là lao động
giá rẻ và sản xuất chi phí thấp nên nếu Việt Nam có thể sản xuất giày rẻ hơn và hiệu
quả hơn Châu Âu thì Châu Âu nên mua giày Việt Nam. Ông nói: “Trên thực tế, các
công ty giày dép Châu Âu, kể cả của Anh, đã xây dựng cơ sở sản xuất của họ ở Việt
Nam chính vì lý do ấy và giờ họ sẽ bịtác động tiêu cực. Châu Âu không nên bảo vệ
các ngành công nghiệp thiếu hiệu quả và thất bại khi họ không còn lợi thế tương đối. Thay vì vậy, họ nên chuyển công nhân từ những ngành ấy sang các lĩnh vực có
lợi thế tương đối hơn”.
Bộ trưởng Thương mại Anh Pete Mandelson cũng khẳng định: hiện không
còn cơ sở pháp lý để áp dụng loại thuế trên, ngược lại tiếp tục áp thuế sẽ gây thiệt
hại lớn cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất Châu Âu.
Cùng quan điểm với Anh, Hà Lan cũng cho rằng không nên tiếp tục áp thuế
và viện dẫn lý do là vì biện pháp này giới hạn sự chọn lựa của người tiêu dùng, đẩy giá thành giày da tăng cao, dẫn tới hậu quả làm mất nhiều việc làm..
Phần Lan, một trong 13 nước bỏ phiếu chống gia hạn, cũng khẳng định quan điểm coi tự do hóa thương mại là cách tốt nhất để tiến hành giao thương và đem lại
lợi ích cho người tiêu dùng thông qua nhiều lựa chọn về sản phẩm.Đại sứ Phần Lan
tại Việt Nam Pekka Hyvönen cho rằng “Trong tình huống kiện bán phá giá, không
có ai là người thật sự thắng cuộc.”
b. Phản hồi từ phía các tổ chức, hiệp hội ngành hàng có liên quan ở Châu Âu
Không chỉ phải đối phó với các ý kiến trái chiều từ phía các quốc gia thành viên Liên minh, trong suốt tiến trình vụ kiện, UBCA luôn phải chịu một sức ép rất
lớn từ các tổ chức, hiệp hội ngành hàng Châu Âu.
Ngay khi vừa ra phán quyết về việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối
với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc, UBCA đã nhận được ý kiến phản hồi
từ Tổ chức thương mại Châu Âu - EuroCommerce 17. Ngài Tổng thư ký EuroCommerce nhận định việc EC tiếp tục áp các loại thuế chống bán phá giá đối
với giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc không chỉ gây thiệt hại cho các
17 EuroCommerce là một tổ chức gồm các hiệp hội thương mại và công ty của 30 nước Châu Âu - đại diện cho các lĩnh vực bán lẻ, bán buôn và thương mại quốc tế của Châu Âu
nhà nhập khẩu, bán lẻ và sản xuất ở Châu Âu, mà còn làm giảm sức mua của người
tiêu dùng và vì thế làm chậm quá trình phục hồi kinh tế của châu lục này.
Ngài Pôn Ve-ríp, Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà nhập khẩu và bán lẻ
giày Châu Âu18 cũng đã chỉ trích gay gắt quyết định của EC. Ông Ve-ríp nhấn
mạnh: "Việc EC khăng khăng bám lấy những biện pháp chống phá giá đối với giày nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam mặc dù không được sự ủng hộ của đa số các nước thành viên không chỉ làm hại người tiêu dùng Châu Âu và ngành thương mại,
mà còn làm hại cả uy tín của Liên minh Châu Âu. Ở đây, những nguyên tắc cơ bản
của EU cũng như quyền lợi của công dân Châu Âu đã bị hy sinh cho các doanh
nghiệp không thích ứng với sự cạnh tranh toàn cầu".
Không dừng lại ở đó, vào thời điểm thuế chống bán phá giá đối với giày mũ
da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc sắp hết thời hạn áp dụng, trước việc Italy và một số nước khác muốn bảo hộ ngành công nghiệp giày da trong nước thúc ép EC gia hạn thời gian áp dụng thuế, ngày 15/9/2008, EuroCommerce cùng với hai
hiệp hội đầy thế lực khác của Châu Âu đã ra một thông cáo chung yêu cầu EU chấm
dứt việc áp thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc. Hai hiệp
hội này là: Tổ chức người tiêu dùng Châu Âu (BEUC - gồm 41 tổ chức người tiêu dùng quốc gia, trong đó có cả các nước ngoài EU); và Hiệp hội các nhà bán lẻ hàng thời trang Châu Âu (AEDT - đại diện cho hơn 400 ngàn doanh nghiệp bán lẻ hàng thời trang và giày dép Châu Âu).
Cũng trong bối cảnh UBCA sắp phải đưa ra đề xuất mới về việc duy trì hay chấm dứt biện pháp chống bán phá giá nói trên. Hiệp hội Ngoại thương Châu Âu (FTA), tổ chức đại diện cho các nhà nhập khẩu và bán lẻ Châu Âu, ngày 11/9/2008 cũng đã hối thúc Liên minh Châu Âu (EU) hủy bỏ các hình thức thuế chống bán phá
giá nhằm vào giày da của Việt Nam và Trung Quốc. Tổng Thư ký FTA Jan Eggert cho rằng bất kỳ hình thức kéo dài thuế chống bán phá giá nào đều không thể chấp
nhận được đối với các nhà bán lẻ và nhập khẩu EU.
18 FAIR - một tổ chức đại diện cho quyền lợi của hơn 100 công ty nhập khẩu và bán lẻ giày da với trên 90.000 người lao động và 50% lượng giày nhập khẩu vào EU
Không chỉ có người tiêu dùng hay các nhà bán lẻ mà ngay cả các nhà sản
xuất giày cũng lên tiếng phản đối quyết định này của EU, ba hiệp hội đại diện cho
các nhà sản xuất giày Châu Âu là: Hiệp hội Công nghiệp hàng thể thao Châu Âu (FESI), Liên minh các hãng giày nổi tiếng Châu Âu (EBFC) và Nhóm các nhà sản
xuất giày đi ngoài trời (EOG) cũng đã yêu cầu chấm dứt 14 năm lợi dụng hạn ngạch
nhập khẩu và thuế chống bán phá giá để bảo hộ ngành giày. Ông Horst Widmann - Chủ tịch FESI đã lên tiếng “Thuế chống phá giá áp dụng lên giày da Việt Nam và Trung Quốc đã bị giới hạn trong2 năm thay vì 5 năm như thông lệ chính bởi vì biện
pháp này gây tổn hại cho cả người tiêu dùng và ngành công nghiệp giày hiện đại. Gia hạn thuế này sẽ là một điều nhạo báng đối với chính sách chống bán phá giá của
EU và sẽ tái diễn một cuộc tranh cãi đầy chia rẽ.”
Tuy rằng các tổ chức, hiệp hội ngành hàng Châu Âu đã rất nỗ lực để giúp
UBCA nhận ra rằng việc tiếp tục áp thuế là không có lợi cho Châu Âu nhưng kết
quả cuối cùng vẫn là gia hạn áp thuế thêm 15 tháng nữa. Nhận định về quyết định
này của EC, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ông
Alain Cany cảnh báo, việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp
tới các doanh nghiệp Châu Âu đang làm ăn tại Việt Nam.