Không chỉ là ngành mũi nhọn xuất khẩu, da giày còn là một ngành chủ lực
của Việt Nam trong thu hút lao động, hiện đang tạo việc làm có thu nhập ổn định
cho trên nửa triệu lao động trực tiếp và một số lượng lớn lao động làm việc trong các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan, đóng góp một phần đáng kể trong công
cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Tính đến cuối năm 2004 (trước khi giày mũ
da Việt Nam bị kiện bán phá giá) thì tổng số lao động làm việc trực tiếp trong
ngành da giày chiếm khoảng 6,5% tổng số lao động ngành công nghiệp Việt Nam.29 Đặc thù của lao động trong ngành da giày Việt Nam là đa phần là lao động
nữ trẻ tuổi (tỷ lệ lao động nữ ở các doanh nghiệp thường chiếm đến 80%). Phần đông trong số họ có tuổi đời từ 18 đến 25, tỷ lệ lao động trên 30 tuổi chỉ khoảng
10%. Họ chủ yếu là lao động giản đơn, có trình độ học vấn thấp (25% tốt nghiệp
cấp I, 65% tốt nghiệp cấp II, chỉ có một số ít là có tốt nghiệp cấp III, có trình độ tay
nghề hoặc trung cấp.) Do không có trình độ, công việc lại giản đơn nên dù rất vất
vả, phải làm ca kíp nhưng người công nhân da giày chỉ nhận được đồng lương ít ỏi
mỗi tháng trên dưới 1 triệu đồng. Với số tiền nhỏ đó, họ không chỉ lo cho bản thân
mình mà còn phải tằn tiện gửi về nuôi cha mẹ già hoặc em nhỏ nên cuộc sống đã
khó khăn lại càng thêm phần thiếu thốn. Sở dĩ như vậy là vì phần đông trong số họ là lao động nghèo ở khu vực nông thôn do không còn ruộng đất để làm nông nghiệp
hoặc thu nhập bấp bênh, điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn nên phải nhập cư
về các thành phố, các khu công nghiệp mong tìm được công việc ổn định phụ giúp gia đình.
Có thể thấy rằng đồng lương từ công việc làm giày tuy có ít ỏi nhưng đóng
một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho người nữ công nhân
ngành da giày và cả gia đình của họ. Vậy mà kể từ khi giày mũ da Việt Nam bị kiện
bán phá giá, thu nhập ít ỏi ấy đã bị giảm đi đáng kể.
Theo báo cáo nghiên cứu của Tổ chức phi Chính phủ ActionAid Việt Nam
và Hiệp hội da giày Việt Nam về những ảnh hưởng tiêu cực của vụ kiện thì việc các
29 EC áp thuế chống bán phá giá: Nửa triệu công nhân da giày có nguy cơ thất nghiệp - Mỹ Hạnh - Tạp chí Lao động và Xã hội - Số 289/2006
doanh nghiệp bị giảm đơn hàng và sản lượng đã tác động đáng kể đến đời sống,
việc làm và thu nhập của người lao động. Trong đó ảnh hưởng tiêu cực đến mức thu
nhập của công nhân là điều dễ dàng nhận thấy nhất. Mức thu nhập của người lao động ngành da giày đã giảm rõ rệt trong giai đoạn từ giữa năm 2005 đến giữa năm
2006 từ 1,2-1,3 triệu/tháng xuống còn 1 triệu/tháng. Trong đó, mức thu nhập phổ
biến của công nhân tại các công ty phía Bắc dao động trong khoảng chỉ từ 600.000 - 900.000 đồng/tháng. Đáng chú ý là do lượng đơn hàng giảm mạnh, công nhân phải
thay nhau làm giãn ca chờ việc nên họ chỉ được nhận mức lương cơ bản hoặc mức lương chờ việc chỉ bằng 70% lương cơ bản, trong khi đó các khoản thu nhập khác đều bị cắt giảm. Thay vì mức lương từ 1 đến 1,5 triệu đồng như trước đây, người
công nhân ngành da giày chỉ được nhận 450.000 đến 500.000 đồng lương cơ bản.
Trong khi giá cả thị trường không ngừng tăng cao, mức thu nhập như vậy không thể đảm bảo cho cuộc sống của bản thân người lao động chứ chưa nóiđến những người đã có gia đình và con cái.
Tình hình cũng diễn ra tương tự đối với người lao động trong các công ty ở
phía Nam. Mặc dù mức thu nhập bình quân của người lao động ở khu vực này có nhỉnh hơn chút ít so với ngoài Bắc, khoảng từ 850.000 đến trên dưới 1 triệu đồng/tháng, nhưng đời sống của công nhân vẫn rất bấp bênh. Với mức chi phí hàng tháng khoảng gần 500.000 đồng, trong trường hợpcông nhân đã có gia đình thì mức
chi tối thiểu cũng phải gần 1,5 triệu đồng/tháng, thì thu nhập như vậy hầu như không đủ trang trải cho chi phí trong cuộc sống hàng ngày.
Có nghe lời tâm sự của những người trong cuộc thì mới có thể thấu hiểu được những nỗi khó khăn, vất vả của họ.
Chị Đặng Thị Nhiên, đại diện cho lớp công nhân có thâm niên tại Công ty
Da Giày Hải Phòng: Do thiếu đơn hàng, giờ một tháng chúng tôi chỉ còn làm 20 ngày công thay vì 26 ngày công như trước đây, do vậy thu nhập đã giảm xuống đáng kể. Với chỉ trung bình 15.000 - 20.000 đồng thu nhập/ngày, chúng tôi chỉ dám tiêu 5.000 đồng cho việc ăn uống, chủ yếu là cơm, bánh mì, mỳ tôm, khoai, sắn...
người đông, chỉ còn biết mượn tiền quanh để sống qua ngày. Giờ chúng tôi chỉ có
một mong muốn duy nhất là được làm việc ổn định tại nhà máy như trước đây.30
Chị Hoàng Thị Thắm - 34 tuổi, quê ở Thái Nguyên, công nhân công ty Da Giày Hải Phòng: Kể từ khi xí nghiệp giảm đơn hàng, mỗi tháng em chỉ được lĩnh 400.000 đồng lương cơ bản thay vì từ 800.000 đến 1.000.000 như trước đây. Tiền thuê nhà, điện, nước hàng tháng của ba mẹ con đã ngốn hết 300.000 đồng. Mọi chi
phí sinh hoạt chỉ còn 100.000 đồng và buộc phải sống trong cảnh bữa no, bữa đói.31
Chị Phạm Thị Bích - Công ty Da Giày Khải Môn: Em và nhiều chị em khác đã từng coi công ty là ngôi nhà thứ hai của mình vậy mà giờ đây đã có 1000 công nhân phải nghỉ làm, em thì may mắn hơn và vẫn còn tồn tại với mức lương giảm từ 800.000 đồng xuống còn 500.000 đồng/tháng.32
Mức lương của người công nhân ngành da giày khi EU mới áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam là như vậy. Và đến bây giờ, sau hơn hai năm, mức lương ấy vẫn không hề được cải thiện.
Chị Bùi Thu Thủy, quê ở Thái Bình, công nhân nhà máy giày Hàng Kênh, Hải Phòng tâm sự: Đã hai năm trong tình trạng này rồi. Trước đây với mức lương
1,3 triệu đồng/tháng, dù bóp mồm bóp miệng cũng chỉ gửi về quê được 500.000 đồng, thế mà giờ lương chỉ 800.000 đồng/tháng, chắc em phải chủ động bỏ việc đi
bán rau thôi.33
Chị Vũ Thị Trà My quê ở Nghệ An, công nhân công ty giày Tam Đa, Hải
Phòng thì cho biết: Thường một năm chúng tôi được tăng ca 2, 3 tháng cuối năm, nhưng năm nay (năm 2009) vẫn chưa có hàng để làm. Hiện nay, cuộc sống của
chúng tôi rất khó khăn, cái gì cũng phải tiết kiệm, bữa ăn cho haingười cũng không quá 20.000 đồng…34
30
http://www.cifpen.org/default.asp?page=newsdetail&xt=xt1&newsid=234
31
EC áp thuế chống bán phá giá: Nửa triệu công nhân da giày có nguy cơ thất nghiệp - Mỹ Hạnh - Tạp chí Lao động và Xã hội - Số 289/2006 32 như trên 33http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/phongsukysu/2010/1/21885.html 34 http://www.vtv4.vn/NewsDetails.aspx?NewsID=108273
Tuy khó khăn là vậy nhưng như lời chị Bích nói, lương tháng chỉ còn vài
trăm nghìn đồngnhưng các chị vẫn còn là may mắn, bởi rất nhiều chị em khác đã bị
mất việc làm. Theo số liệu thống kê sơ bộ, chỉ trong vòng hai năm (từ tháng 10/2006 đến tháng 10/2008), số lao động da giày bị mất việc do tác động của vụ
kiện chống bán phá giá đã lên tới con số 40.000 người. Trong đó, Hải Phòng - một
thành phố tập trung nhiều doanh nghiệp da giày ở miền Bắc - trước đây có 53.000
công nhân ngành da giày thì nay chỉ còn dao động trong khoảng 30.000 đến 40.000 người.35
Đối mặt với nguy cơ mất việc làm, những người công nhân ngành da giày không tránh khỏi lo lắng. Công việc làm giày không đòi hỏi trình độ học vấn cao,
lại là công việc đặc thù và chuyên môn hóa theo dây chuyền sản xuất nên dù có
thâm niên lâu năm thì người công nhân cũng chỉ thành thạo ở một công đoạn chứ
không thể tự làm ra một đôi giày. Vì thế khi lao động ngành da giày mất việc làm sẽ
rất khó chuyển sang làm nghề mới. Việc học thêm một nghề khác đối với họ cũng là một việc quá sức do họ đều là lao động nghèo, tiền ít, lại không có trình độ. Không tìm được việc làm mới, cũng không thể trở về quê vì không còn đất canh tác, trước
mắt những người nữ công nhân ngành da giày bị mất việc làm là nguy cơ quay lại
cảnh nghèo đói và sự rình rập của các tệ nạn xã hội.
2.3.3. Tác động đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU
Bị áp thuế chống bán phá giá, giày mũ da Việt Nam xuất sang thị trường EU có giá tăng lên khoảng từ 10% đến 18%36 so với trước đó khiến mặt hàng này của
Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước Châu Á khác. Điều này đã khiến các đơn hàng từ các nhà nhập khẩu Châu Âu cứ giảm
dần. Kim ngạch xuất khẩu giày dép hàng năm sang EU cũng vì thế mà ở trong tình trạng biến động thất thường.
35 http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=124252
36
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2001 - 2009 Đơn vị: 1000 EUR 1958 2112 2158 2199 2107 2132 2100 2286 1869 0 500 1000 1500 2000 2500 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Nguồn: http://nui.epp.eurostat.ec.europa.eu/nui/setupModifyTabletLayout.do
Trong giai đoạn 2000 - 2004, tức là trước khi giày mũ da Việt Nam bị kiện
bán phá giá, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU liên tục tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, ngay khi bị khởi kiện, dù chưa bị áp thuế nhưng kim ngạch
xuất khẩu giày dép sang EU năm 2005 đã giảm đáng kể so với năm 2004 ở mức
4,18%. Những năm sau đó, kim ngạch tăng giảm thất thường và đều thấp hơn so với
kim ngạch năm 2004. Năm 2009, do ảnh hưởng của đợt rà soát cuối kỳ đối với giày mũ da Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường này sụt giảm đáng
kể, chỉ đạt 1,869 triệu EUR, giảm 15% so với năm 2004 và giảm 18,24% so với năm trước đó. Trong giai đoạn này chỉ cá biệt có năm 2008 là kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn so với thời kỳ trước khi bị kiện bán phá giá, nhưng mức tăng cũng không đáng kể, đạt mức tăng 3,96% so với năm 2004.
Riêng đối với mặt hàng giày mũ da - đối tượng chính của vụ kiện thì số lượng xuất khẩu vào EU giảm mạnh qua các năm. Nếunăm 2005 lượng xuất khẩu
đạt trên 120 triệu đôi, thì các năm sau đó, 2006, 2007, 2008 lần lượt giảm xuống là 107 triệu đôi, 91 triệu đôi và gần 80 triệu đôi. Như vậy là sau hai năm bị áp thuế, số lượng giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang EU đã giảm đến một phần ba.
Biểu đồ 2.8: Số lượng giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giai
đoạn 2005 - 2008
Đơn vị: Triệu đôi
80 91 107 120 0 20 40 60 80 100 120 140 2005 2006 2007 2008 Nguồn: http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/thuong-mai/tin-xuat-nhap-khau/doanh- nghiep-da-giay-co-cua-tai-eu/71452.005008.html
Trước khi xảy ra vụ kiện, EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất
của Việt Nam với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào EU trong tổng kim ngạch xuất
khẩu giày dép của cả nước luôn ở mức trên dưới 70%. Tuy nhiên vụ kiện chống bán
phá giá nhằm vào giày mũ da của Việt Nam đã khiến việc xuất khẩu vào EU trở nên
khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam, các doanh
nghiệp vừa phải thu hẹp sản xuất, vừa phải tìm cách xuất khẩu sang các thị trường
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam sang các thị trường chính giai đoạn 2001 – 2009
Đơn vị: triệu USD
Năm EU Hoa Kỳ Nhật Bản Cả nước
2001 944.3 114.7 63.4 1587.4 2002 1333.4 196.9 53.2 1875.2 2003 1608.1 283.1 64.3 2260.5 2004 1780 415.5 70.6 2691.1 2005 1783.9 611.1 93.7 3038.3 2006 2280.4 802.7 113.3 3595.9 2007 2223.3 885.4 116.1 3999.5 2008 2532.9 1075.1 137.6 4767.8 2009 1948.3 1038.8 122.5 4066.8 Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU trong
tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam
Đơn vị: % 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 EU Hoa Kỳ Nhật Bản Các nước khác Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn vào Biểu đồ 2.9 có thể thấy rõ một điều, đó là các doanh nghiệp giày dép Việt Nam đang thực hiện chuyển hướng thị trường xuất khẩu nhằm đối phó với
thuế chống bán phá giá từ Liên minh Châu Âu. Từ năm 2005 trở lại đây, tỷ trọng.
kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu
giày dép của Việt Nam đã sụt giảm đáng kể. Nếu như tronghai năm 2002 và 2003
thị trường EU đều chiếm tỷ trọng trên 71% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam thì đến năm 2005, con số này đã giảm xuống chỉ còn 58,71%. Những năm tiếp sau đó, trong khi tỷ trọng xuất khẩu giày dép sang Hoa Kỳ ngày một tăng thì tỷ trọng xuất khẩu sang EU ngày càng giảm. Năm 2009, xuất khẩu giày dép sang EU chỉ còn chiếm 47,91% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu
giày dép của EU Đơn vị: % 23.16 24.46 24.45 23.38 19.46 17.55 16.51 17.53 14.95 0 5 10 15 20 25 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Nguồn: http://nui.epp.eurostat.ec.europa.eu/nui/setupModifyTabletLayout.do
Xuất khẩu sang EU trở nên khó khăn hơn do thuế chống bán phá giá, thị
phần của giày dép Việt Nam trên thị trường này cũng bị thu hẹp đáng kể. Trong suốt bốnnăm liền, từ năm 2001 đến năm 2004, giày dép Việt Nam luôn chiếm trên
dưới 24% trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của toàn EU. Tuy nhiên, từ khi
giày mũ da Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá, tỷ trọng giày dép Việt Nam
trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của thị trường này không năm nào vượt
quá con số 20%. Năm 2009, do ảnh hưởng của đợt rà soát cuối kỳ, tỷ trọng của giày dép Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU chỉ còn 14,95%.
Như vậy là những tác động tiêu cực của vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào giày mũ da Việt Nam đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam là đã quá rõ ràng. Hai năm giày mũ da Việt Nam bị áp thuế,
không những các doanh nghiệp da giày Việt Nam khốn đốn vì thiếu đơn hàng, hoạt động xuất khẩu trì trệ vì mất thị trường chủ lực mà người công nhân ngành da giày Việt Nam cũng phải chịu nhiều vất vả, thiệt thòi do giảm thu nhập, mất việc làm. Tuy nhiên, đúng như nhận định của các quốc gia thành viên Liên minh ủng hộ thương mại tự do, không phải chỉ có các doanh nghiệp và công nhân ngành da giày Việt Nam là bị ảnh hưởng tiêu cực, quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với
giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc còn gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp sản xuất, nhà nhập khẩu, bán lẻ giày dép và người tiêu dùng EU.