Ngay thời điểm cuối năm 2005, đầu năm 2006, khi mà vụ kiện vẫn đang
trong quá trình điều tra, các doanh nghiệp sản xuất giày Việt Nam đã phải chịu
những ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các doanh nghiệp gia công 100% cho các đối tác nước ngoài. Đây là các doanh nghiệp gia công phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác
với sản lượng giày có mũ da chiếm trên 80% và lượng giày dép xuất khẩu vào EU chiếm khoảng 80% - 100% tổng số đơn hàng. Khi EC khởi kiện, ngay lập tức các
đối tác đã có các phản ứng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu từ
vụ kiện này. Một số đắn đo không đặt các đơn hàng lớn các mặt hàng giày mũ da
mà chuyển sang đặt các loại giày dép có chất liệu khác như PVC, vải, PU… Một số đối tác khác rút đơn hàng và dịch chuyển sản xuất sang các nước khác như
Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ...., như vậy là doanh nghiệp không chỉ bị
mất đơn hàng mà còn mất luôn cả khách hàng. Có một thực tế là khi chuyển đơn hàng sang các nước khác, nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển và quản lý, các khách hàng thường di chuyển tất cả các đơn hàng của các mặt hàng khác, chứ không riêng gì giày da. Vì thế khó khăn của doanh nghiệp càng tăng thêm gấp bội.20
Tình hình giảm sút các đơn đặt hàng đã bắt đầu từ khi mới có thông tin về vụ
kiệnvà đến đầu năm 2006 thì giảm sút rất mạnh, có doanh nghiệp bị giảmđơn hàng đến 60%. Theo Báo cáo kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam do Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức
ActionAid Việt Nam thực hiện thì vào những tháng cuối năm 2005, số lượng đơn
hàng của các doanh nghiệp giảm khoảng 10% so với năm 2004 và sang đến quý I năm 2006 thì đơn hàng đã giảm khoảng 20% đến 50% so với quý I năm 2005.
20 Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam
Không có đơn hàng cũng đồng nghĩa với giảm sản lượng. Một số điển hình
như Công ty giày An Giang bị giảm tới 66% sản lượng; công ty TNHH sản xuất, gia
công hàng xuất khẩu 30/4 ở Tây Ninh, chuyên gia công giày các loại cho đối tác Đài Loan giảm 60% sản lượng; công ty Gia Định giảm 56%; công ty cổ phần giày
Hưng Yên giảm 53%; công ty Liên Phát giảm 50%... Nhiều doanh nghiệp như công ty Liên Phát, Gia Định... còn bị rơi vào tình trạng phải sản xuất cầm chừng, trả lương chờ việc nhằm giữ công nhân có tay nghề.21
Đó là tình cảnh của các doanh nghiệp da giày Việt Nam trong những tháng đầu năm 2006, sau khi UBCA ra quyết định áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với
giày mũ da Việt Nam với mức thuế lên tới 16,8%. Sau khi có quyết định về mức
thuế chính thức 10% vào ngày 7/10/2006, những tưởng tình hình sẽ khả quan hơn vì dù sao tâm lý khách hàng cũng đã yên tâm hơn khi vụ kiện đã có kết quả và 10% dù gì cũng dễ thở hơn 16,8%. Tuy nhiên, không như các doanh nghiệp mong đợi, việc
tìm kiếm đơn hàng vẫn rất khó khăn. Cuối năm 2006, nhiều doanh nghiệp da giày vẫn chưa thấy dấu hiệu các đơn hàng sẽ quay trở lại. Giám đốc công ty TNHH giày Liên Phát - bà Trương Thị Thúy Liên cho biết: “Chúng tôi vẫn đang làm nốt các đơn hàng của năm 2006, còn đơn hàng giao đầu năm 2007 thì rất ít”. Tình hình này cũng diễn ra với Công ty cổ phần giày Hải Dương, giám đốc Nguyễn Văn Vinh bày tỏ sự lo lắng: “Cứ như thế này không biết lấy đâu ra việc cho công nhân làm”
Sở dĩ có tình trạng khan hiếm đơn đặt hàng như vậy là vì dù mức thuế chính
thức 10% có nhỏ hơn mức thuế sơ bộ 16,8% nhưng cộng với mức thuế hiện hành khi nhập khẩu vào EU thì sản phẩm giày mũ da Việt Nam sẽ phải chịu thuế trung
bình hơn 14%. Điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của giày da Việt Nam trên thị trường EU và các khách hàng thường muốn nhà sản xuất chia sẻ gánh nặng thuế với
họ. Đối với các doanh nghiệp có qui mô lớn, nhận được các đơn hàng sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, có mức lãi cao thì có thể đủ sức chia sẻ thuế chống bán phá
giá với nhà nhập khẩu. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ, sản xuất giày cấp thấp,
lãi ít thì gần như khôngđủ sức để gánh thuếvà do đó, rất khó để có thể tồn tại.
21 Bài phát biểu của Lãnh đạo Hiệp hội Da - Giày VN về vụ kiện phá giá các loại giày có mũ từ da (Tại cuộc hội thảo ngày 8/8/2006)
Để có thể duy trì sản xuất, cầm cự đến khi thuế chống bán phá giá hết hạn
hiệu lực, các doanh nghiệp da giày Việt Nam đã phải xoay đủ đường. Công ty
TNHH Tân Thành là một ví dụ. Là một trong số các doanh nghiệp chuyên sản xuất
giày mũ da dành cho nữđể xuất khẩu sang EU nên có thể nói bao nhiêu khó khăn, Tân Thành đều hứng trọn. Theo ông Khương Mạnh Tân - Chủ tịch HDQT của công
ty thì trong suốt ba năm qua, doanh nghiệp của ông chỉ sản xuất cầm chừng, mong
hòa vốn là đạt kế hoạch. Từ khi EC áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da
của Việt nam,để có chi phí duy trì sản xuất và giữ chân công nhân, công ty đã phải
thu hẹp sản xuất, dành kho và xưởng để cho thuê. Ông Khương còn cho biết thêm, hiện nay công suất sản xuất của Tân Thành chỉ chiếm 30% trong tổng đầu tư của
công ty. Kể từ năm 2006 cho đến thời điểm này, mỗi năm Tân Thành đều giảm
khoảng 25% về khối lượng xuất khẩu.22
Nỗ lực như vậy để tồn tại thế nhưng khó khăn lại càng chồng chất hơn khi
vào cuối năm 2008, UBCA ra quyết định rà soát cuối kỳ đối với giày mũ da của
Việt Nam. Động thái này của EC đã khiến các đơn hàng lại bị cắt giảm. Bà Liên -
Giám đốc công ty TNHH giày Liên Phát cho biết, trong năm tháng đầu năm 2009, Liên Phát không hề có đơn hàng nào. Sáu tháng cuối năm tuy công ty có một số đối tác đặt hàng nhưng do khủng hoảng lao động nên Liên Phát cũng không dám ký
nhiều hợp đồng. Chính vì thế mà doanh thu của công ty trong năm 2009 giảm
khoảng 40% so với năm 2008.23