Trong số các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều từ vụ kiện bán phá giá giày da do EU khởi xướng thì các doanh nghiệp sản xuất giày da nữ là bị ảnh hưởng
nặng nề nhất. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp sản xuất giày nữ của Việt Nam
chủ yếu tập trung sản xuất các mặt hàng giày trung và cao cấp, những sản phẩm
dùng da thật và tỉ lệ da trong đôi giày được sản xuất là khá cao để cung cấp cho thị trường EU. Hiện nay khi cánh cửa xuất khẩu sang EU bị thu hẹp lại, nếu không thể
tiêu thụ các mặt hàng giày da nữ cao cấp ở thị trường nội địa hay tìm kiếm được thị trường thay thế thì buộc các doanh nghiệp này sẽ phải thay đổi cơ cấu mặt hàng bằng cách tập trung sản xuất các chủng loại giày dép khác có chất liệu vải hay PVC.
Và trên thực tế đã có nhiều công ty kịp thời đưa ra chiến lược sản xuất - kinh doanh phù hợp, thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của mình. Công ty cổ phần Hữu nghị Đà Nẵng là một ví dụ, nếu những năm trước, các loại giày da, mũ da chiếm đến gần
50%25 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, thì hiện nay, để thích ứng với thực tế
khó khăn khi bị áp thuế chống bán phá giá, doanh nghiệp đã linh hoạt chuyển đổi
ngành hàng gia công sang các sản phẩm giày thể thao và giày vải.
24 http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/thuong-mai/tin-xuat-nhap-khau/doanh-nghiep-da-giay-co-cua-tai- eu/71452.005008.html 25 http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/thuong-mai/tin-xuat-nhap-khau/doanh-nghiep-da-giay-co-cua-tai- eu/71452.005008.html