Những phản hồi ủng hộ quyết định áp thuế chống bán phá giá đố

Một phần của tài liệu Luận văn: Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra pptx (Trang 49 - 53)

Như trên đã phân tích, các quốc gia trong khối EU ủng hộ nhiệt tình quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc

chủ yếu là các nước nằm ở khu vực Nam Âu - nơi có ngành công nghiệp giày dép truyền thống lâu đời. Mà đi đầu trong số các quốc gia này là Italia. Italia vẫn được

biết đến là nước sản xuất giày dép lớn nhất Châu Âu, trong đó có đến 80% khối lượng sản xuất là để xuất khẩu. Thị trường chính của ngành công nghiệp giày dép Italia là các nước thành viên trong khối, do đó các doanh nghiệp sản xuất da giày của họ cảm thấy bị đe dọa nghiêm trọng khi giày dép giá rẻ từ Châu Á được nhập

khẩu ngày càng nhiều vào thị trường EU. Đó là lý do vì sao Italia luôn tỏ ra là thành viên tích cực nhất trong việc hối thúc UBCA ra quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau hai năm thuế chống bán phá giá được áp dụng, tình hình sản

xuất của ngành da giày Italia không hề được cải thiện. Năm 2008, hơn 85.000 nhân công ngành da giày Italia mất việc làm, và dự báo trong năm 2009 có thêm khoảng 100.000 người nữa rơi vào tình trạng này.13 Lo sợ tình hình sẽ trầm trọng hơn nếu

thuế chống bán phá giá được dỡ bỏ. Ngay khi thời hạn hai năm áp thuế sắp hết hiệu

lực, các nhà sản xuất giày của Italia đã có kế hoạch thu thập chứng cứ để chuẩn bị

cho một cuộc tấn công mới vào giày nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc mà họ

cho là vẫn bị bán phá giá mặc dù đã bị áp thuế chống bán phá giá từ năm 2006. Italia đã cố gắng thuyết phục các quan chức thương mại trong UBCA không chỉ xem xét gia hạn các biện pháp chống bán phá giá mà còn cân nhắc việc tăng

mức thuế chống bán phá giá lên cao hơn nữa. Để đạt được mục đích, các nhà sản

xuất giày da Italia đã cố gắng chỉ ra rằng hàng nhập khẩu được bán với mức giá

không công bằng từ Trung Quốc và Việt Nam đang ngày càng gây thiệt hại nặng nề

cho ngành công nghiệp giày dép vốn đã yếu kém của EU.

13

http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-

nam.gplist.288.gpopen.162173.gpside.1.gpnewtitle.khung-hoang-kinh-te-anh-huong-toi-nganh-da-giay- italia.asmx

Rất tích cực hối thúc UBCA ra quyết định rà soát cuối kỳ đối với giày mũ da

Việt Nam, tuy nhiên khi đối thoại trực tiếp với Tham tán thương mại Việt Nam tại

Italia về vấn đề gia hạn áp thuế chống bán phá giá như vậy có thực sự cần thiết hay

không thì cả ông Vito Artioli, Chủ tịch hiệp hội các nhà sản xuất giày da Italia (ANCI) và ông Fabio Aromatici, Tổng Thư ký ANCI đều không đưa ra được những

giải thích xác đáng về vấn đề này. Khi nghe những lập luận của người đại diện phía

Việt Nam về những điểm bất hợp lý của việc áp đặt thuế chống phá giá với giày mũ

da Việt Nam, cả hai ngài đại diện ANCI đều thừa nhận những luận điểm được nêu ra là phù hợp; tuy nhiên không có ý kiến bàn luận gì thêm và cho rằng quyết định

chính là ở UBCA.14

Còn UBCA - cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc điều tra vụ kiện - thì ngay khi kết thúc giai đoạn điều tra vào tháng 2/2006 đã đưa ra kết luận rằng đã có bằng chứng cho thấy giày nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam nhận được sự trợ cấp không hợp lý từ Chính phủ, và lo ngại rằnglàn sóng nhập khẩu này có thể sẽ khiến các nhà sản xuất giày Châu Âu phá sản. Trong bản báo cáo của mình, ông Peter Manderson (Cao ủy thương mại EC)đã khẳng định với EC rằng: qua quá trình

điều tra đã tìm thấy những bằng chứng hiển nhiên về sự can thiệp nghiêm trọng của

Nhà nước Việt Nam dẫn đến việc bán phá giá. Theo ông Peter Manderson, những

yếu tố đó là: tài chính rẻ, giảm hoặc miễn thuế, thuê đất không theo giá thị trường, định giá tài sản không thích hợp... Và những sự can thiệp này là không thể chấp

nhận được theo luật lệ WTO.

Còn về vấn đề tổn thất của ngành công nghiệp da giày nội khối, những dẫn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chứngđược EC đưa ra là: trong năm 2005, mức tăng xuất khẩu về giày da của Việt

Nam sang thị trường EU so với năm 2001 tăng 95% và giá bán giày da của Việt

Nam trong thời gian này đã giảm 20%. Điều này là nguyên nhân khiến sản xuất

giày da trong khối bị giảm 30% và khoảng 40.000 việc làm trong ngành đã bị mất.15

14

http://chongbanphagia.vn/beta/diemtin/20091104/viet-nam-dam-phan-voi-anci-ve-viec-eu-ap-thue-chong- ban-pha-gia-san-pham-giay-mu-da

15, Chính thức bị áp thuế phá giá - giày da Việt Nam khó khăn http://vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2006/02/544790/

Ngay sau khi đưa ra các bằng chứng về bán phá giá và thiệt hại kể trên, UBCA đã quyết định mức thuế sơ bộ đối với sản phẩm giày có mũ da của Việt Nam

và Trung Quốc. Theo đó, mức thuế sơ bộ đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lũy tiến từ 4,2% đến 16,8% trong vòng 6 tháng. Bình luận về phán quyết này của EC, ông Christoph Wiesner - Tham tán EC tại Việt Nam cho biết: mức thuế và lộ trình áp thuế được EC đưa ra là dựa trên sự cân nhắc những thực tế tại Việt Nam

cũng như quyền lợi của các nhà bán lẻ và người tiêu dùng EU. Theo đó, mức thuế

khởi điểm khá thấp sẽ không làm các nhà sản xuất Việt Nam và nhập khẩu EU bị đứt gãy về thị trường. Hơn nữa với mức thuế được áp dụng thì giá bán tới người

tiêu dùng EU vẫn ổn định và chỉ tăng nhẹ. Mức thuế này sẽ chỉ làm tăng thêm 1,5

euro so với giá trung bình hiện ở mức 8,5 euro/đôi giày da bán buôn và như vậy là rất thấp so với giá bán lẻ ở mức 30-100 euro/đôi. Bên cạnh đó, EC đã loại bỏ loại

giày thể thao sản xuất theo công nghệ cao cấp và giày trẻ em ra khỏi danh sách áp thuế bán phá giá nên lượng giày Việt Nam bị ảnh hưởng trong vụ kiện này chỉ còn khoảng 30%. EC luôn áp dụng một nguyên tắc là sản phẩm dù đã áp thuế chống bán

phá giá thì vẫn chỉ có giá thấp hơn hoặc ngang bằng giá sản xuất tại EU, hơn nữa

mức thuế áp dụng cho Trung Quốc sẽ cao hơn và Việt Nam vẫn còn cơ hội, sau khi có mức thuế, các nhà nhập khẩu có thể sẽ bắt đầu đặt hàng với Việt Nam.16

Đó là những suy đoán của ngài Tham tán EC tại Việt Nam. Tuy nhiên thực tế

lại có vẻ không đúng như vậy. Vì khi áp thuế chống bán phá giá sơ bộ thì EC loại

giày thể thao và giày trẻ em ra khỏi diện phải chịu thuế, tuy nhiên đến khi áp thuế

chính thức vào ngày 6/10/2006 thì giày có mũ da dành cho trẻ em lại vẫn bị liệt kê vào danh sách chịu thuế chống bán phá giá.Hơn nữa, việc Trung Quốc bị áp mức

thuế cao hơn không có nghĩa là các nhà nhập khẩu sẽ đặt hàng với các doanh nghiệp

Việt Nam. Trên thực tế, các sản phẩm giày mũ da của Trung Quốc có giá rẻ hơn rất

nhiều so với giày của Việt Nam và sự chênh lệch về thuế chống bán phá giá không

thể lấp đầy được khoảng chênh lệch giá này.

16

Bảng 2.7: So sánh giá giữa các mặt hàng giày da của Việt Nam và Trung Quốc

tại thị trường EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006

Đơn vị: EUR/đôi

Mã hàng Trung Quốc (1) Việt Nam (2) So sánh giá (2/1)

640192 3,24 9,33 2,88 640219 3,29 8,40 2,55 640291 4,92 7,92 1,61 640299 1,93 5,45 2,82 640399 7,98 9,56 1,20 640411 6,88 8,47 1,23 640419 2,29 5,23 2,28 640420 2,40 6,76 2,82 640590 1,54 2,18 1,42 64041910 0,97 1,29 1,33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Thống kê của Hải quan EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006 (Theo Thuế chống bán phá giá của EU và một số giải pháp đối với da giày Việt Nam - TS Nguyễn Anh Tuấn – Tạp chí Công nghiệp kỳ 1 tháng 10/2005)

Với mức chênh lệch giá lên đến 2,55 EUR/đôi ở nhóm hàng 640219 hay thậm chí là 2,88 EUR/đôi ở nhóm hàng 640192 thì dù có bị áp mức thuế cao hơn,

giày da Trung Quốc vẫn rẻ hơn các sản phẩm cùng loại đến từ Việt Nam. Và Việt

Nam khó có thể có cơ hội như ngài Christoph Wiesner nhận định.

Không chỉ khiến các doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam gặp khó khăn

lớn mà việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc

còn gây ra nhiều thiệt hại cho các nhà phân phối và người tiêu dùng EU. Nói về vấn đề này, người phát ngôn của Ủy viên Thương mại EU - Peter Power cũng phải thừa

nhận rằng việc áp thuế chống bán phá giá này có ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới người tiêu dùng và phần lớn các doanh nghiệp giày dép Châu Âu, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát kinh tế, mặt bằng sinh hoạt đang tăng cao.

2.2.4.2. Những ý kiến phản đối quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn: Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra pptx (Trang 49 - 53)