Tuy EU là một thị trường rộng lớn và rất tiềm năng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng để đảm bảo tăng trưởng giá trị xuất khẩu và tránh
được nguy cơ bị kiện bán phá giá, các doanh nghiệp Việt Nam không nên chỉ tập
trung xuất khẩu vào thị trường này. Thay vào đó các doanh nghiệp nên điều tiết
hoạt động xuất khẩu của mình một cách hợp lý, thực hiện đa dạng hóa thị trường kết
hợp với đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu. EU rất hay áp dụng biện pháp chống bán
phá giá đối với các sản phẩm nhập khẩu chiếm thị phần lớn trên thị trường nội khối,
nên xuất khẩu vào thị trường này khoảng 50% - 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, bên cạnh đó cần thiết phải phát triển vài thị trường xuất khẩu khác. Làm như vậy, doanh
nghiệp sẽ có khả năng điều chỉnh lượng xuất khẩu vào từng thị trường một cách hợp lý để tránh rủi ro. Một khi thấy có hiện tượng xuất khẩu quá nhiều vào EU, doanh nghiệp có thể ngay lập tức điều tiết bớt lượng hàng của mình sang các thị trường khác để tránh nguy cơ bị kiện bán phá giá.
Đi đôi với đa dạng hóa thị trường là đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu. Sản
xuất nhiều loại sản phẩm hướng vào nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau một mặt
sẽ giúp doanh nghiệp khai phá các phân đoạn thị trường trước đây bị bỏ ngỏ, từ đó đem lại lợi nhuận cao hơn; một mặt khác sẽ góp phần giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ bị kiện bán phá giá do một sản phẩm chiếm lĩnh thị phần quá lớn trên thị trường.