Xây dựng chiến lược tăng trưởng xuất khẩu phù hợp cho các ngành hàng

Một phần của tài liệu Luận văn: Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra pptx (Trang 84 - 86)

Để đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững, đồng thời tránh được những nguy cơ từ các vụ kiện bán phá giá thì việc xây dựng một chiến lược tăng trưởng

xuất khẩu hợp lý cho từng ngành hàng xuất khẩu chủ lực là việc làm hết sức cần

thiết. Với mỗi một ngành hàng xuất khẩu, bao giờ cũng có một thị trường chủ lực và một mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, các cơ quan Nhà nước cần định hướng

các doanh nghiệp xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm

tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường xuất khẩu nào đó, đặc biệt là thị trường EU - nơi được coi là thị trường tiềm năng nhất cho các sản phẩm xuất khẩu

của Việt Nam. Tăng trưởng xuất khẩu ồ ạt vào một thị trường sẽ rất dễ dẫn đến bị

kiện bán phá giá, và một khi đã bị áp thuế thì toàn ngành sẽ lâm vào tình cảnh hết

sức khó khăn do không kịp chuyển đổi thị trường.

Đi đôi với đa dạng hóa thị trường là đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu nhằm

tránh tình trạng một sản phẩm của Việt Nam chiếm lĩnh thị phần quá lớn trên thị trường nước nhập khẩu. Một ví dụ là trong ngành hàng giày dép, thay vì chỉ tập

trung sản xuất một mặt hàng giày da, Chính phủ và cơ quan Nhà nước quản lý trực

tiếp ngành hàng nên định hướng các doanh nghiệp sang sản xuất các mặt hàng khác

như giày vải, hay giày bằng chất liệu PVC… Đồng thời với việc sản xuất các mặt

có phân đoạn thị trường riêng. Các cơ quan hữu quan có thể hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp trong công tác khảo sát thị trường để tìm ra các phân khúc thị trường

phù hợp cho các sản phẩm mới.

Như vậy là việc xây dựng được một chiến lược tăng trưởng xuất khẩu phù hợp cho từng ngành hàng vừa đảm bảo tăng kim ngạch xuất khẩu một cách bền

vững, vừa góp phần ngăn ngừa nguy cơ bị kiện bán phá giá.

3.1.2. Xây dựng cơ chế cảnh báo sớm đối với các vụ kiện chống bán phá giá

Theo quy định của EU, tiến trình vụ kiện được chia thành các giai đoạn rõ ràng và có khung thời gian cụ thể cho các giai đoạn này. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp bị kiện chỉ có một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị các thông

tin cung cấp cho cơ quan điều tra. Do chưa xây dựng được hệ thống thông tin riêng của doanh nghiệp nên việc tiến hành thu thập thông tin của các doanh nghiệp mất

khá nhiều thời gian và nhiều khi không kịp với thời hạn mà EC yêu cầu. Chậm trễ là rất bất lợi với các doanh nghiệp Việt Nam vì có thể bị EC cho là thiếu tinh thần hợp tác. Như vậy, có thông tin về vụ kiện sớm bao nhiêu thì các doanh nghiệp Việt Nam càng có lợi bấy nhiêu vì có thêm thời gian để chuẩn bị đối phó. Chính vì vậy, để hỗ

trợ các doanh nghiệp bị kiện bán phá giá, việc xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm

các vụ kiện là rất cần thiết. Hệ thống này sẽ tạo lập và duy trì cơ chế giám sát và cảnh báo tại thị trường EU để phục vụ cho công tác theo dõi thị trường; tiến hành giám sát, dự báo những thay đổi trong hệ thống pháp luật, thể chế về chống bán phá

giá của EU và đưa ra những dự báo về những nguy cơ mà hàng hóa xuất khẩu của

Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt. Hệ thống cũng đưa ra những phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp phòng chống và xử lý sớm vụ việc, tạo thế chủ động cho

công tác phòng chống các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu

của Việt Nam. Các tham tán, tùy viên, thương vụ Việt Nam ở EU chính là những

nguồn thông tin hữu ích để hình thành nên cơ chế cảnh báo sớm.

Một cơ chế cảnh báo sớm hiệu quả có thể bao gồm các yếu tố sau:

- Các phân tích kinh tế: Các phân tích kinh tế về tình hình xuất khẩu của Việt

quý báu giúp các doanh nghiệp dự đoán được khi nào thì một vụ kiện bán phá giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có thể sẽ xảy ra. Khi một sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang dần chiếm lĩnh thị

phần EU thì cũng là lúc các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng đó cần phải đề

phòng.

- Các thông tin về hoạt động của các nhà sản xuất EU: Để có thể khởi kiện

một mặt hàng nhập khẩu bán phá giá thì các nhà sản xuất EU trước tiên phải thỏa

mãn điều kiện về tính đại diện cho ngành sản xuất nội khối. Chính vì thế các nhà sản xuất thường phối hợp với nhau để cùng ký vào đơn kiện, đồng thời tạo nguồn

tài chính và thuê luật sư để chuẩn bị cho vụ kiện. Khi phát hiện ra các động thái này từ các nhà sản xuất EU thì các doanh nghiệp Việt Nam cần ngay lập tức chuẩn bị

cho một vụ kiện bán phá giá.

- Thông tin từ các công ty tư vấn luật: Các công ty tư vấn luật tại EU là một

nguồn thông tin khá quan trọng và chính xác về những gì đang diễn ra xung quanh

công tác chuẩn bị của các nguyên đơn. Tất nhiên là trong trường hợp họ nhiệt tình cung cấp cho chúng ta những thông tin mà họ có được.

- Ngoài ra, báo chí, đặc biệt là các hãng thông tấn EU cũng là một kênh thông tin quan trọng để cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp về một vụ kiện bán phá

giá sắp diễn ra.

Một phần của tài liệu Luận văn: Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra pptx (Trang 84 - 86)