Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xuất khẩu nhiều giày dép nhất vào thị trường EU trong nhiều năm liền, vì vậy để bảo vệ ngành sản xuất nội khối, các doanh nghiệp giày dép Châu Âu kiện Trung Quốc và Việt Nam bán phá giá giày cũng là điều dễ hiểu. Nhưng vì sao đối tượng của vụ kiện lại là giày mũ da mà không phải chủng loại giày dép nào khác? Một phần nguyên nhân là vì giày dép da là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất vào EU, chiếm gần 60% tổng kim ngạch
nhập khẩu giày dép của thị trường này.
Bảng 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép chủ yếu nhập khẩu vào EU
Đơn vị: Triệu EUR
Chủng loại 2001 2003 2005
Giày dép da 4985 5451 6364
Giày dép nhựa, cao su 1934 1927 2130
Giày dép vải 1578 1708 1890
Các loại khác 1980 1772 1356
Nguồn: Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí thương mại Số 33/2007
Quan sát Bảng 2.5 có thể thấy rằng giày dép da là chủng loạiđược nhập khẩu
nhiều nhất vào EU. Ở thời điểm năm 2005, khi Liên minh ngành sản xuất giày da Châu Âu kiện Việt Nam bán phá giá giày mũ da thì giày dép da đang chiếm đến
53,62% tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU và là mặt hàng nhập khẩu chủ
lực trong nhóm hàng giày dép. Trong đó, giày dép da được nhập khẩu từ các nước đang phát triển là 5154 triệu EUR11, chiếm đến 81% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt
hàng này.
11
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các mặt hàng giày dép nhập khẩuvào EU năm 2005 54.21% 18.14% 16.10% 11.55% Giày dép da
Giày dép nhựa, cao su
Giày dép vải
Các loại khác
Nguồn: Thị trường giày dép EU - Phương Thanh - Tạp chí thương mại Số 33/2007
Việt Nam được biết đến là nước xuất khẩu giày dép nhiều thứ hai vào EU sau Trung Quốc. Nhưng riêng với mặt hàng giày mũ da, Việt Nam vượt trên cả
Trung Quốc, trở thành nước xuất khẩu mặt hàng này nhiều nhất vào thị trường EU. Điều này được thể hiện qua số lượng, kim ngạch xuất khẩu cũng như thị phần giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU.
Bảng 2.6: Số lượng và kim ngạch giày mũ da Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2002-2005 Năm Số lượng (đôi) Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%) Kim ngạch (1000 EUR) Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%) 2002 78.133.840 - 916.762 - 2003 105.197.377 34,64% 1.076.694 17,45% 2004 122.489.013 16,44% 1.161.791 7,9% 2005 (Quý I) 34.921.384 - 283.551 - 2005(ước tính) 139.685.536 - 1.134.204 -
Nguồn: Số liệu do EC cung cấp (theo Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam)
Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu giày mũ da của Việt Nam sang EU đạt 1,16 tỷ EUR, gấp gần 2 lần kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc (614,23 triệu EUR12) và tăng 26,73% so với năm 2002. Nếu xét riêng về số lượng thì mức xuất khẩu năm
2004 về mặt hàng giày mũ da của Việt Nam sang EU đã tăng tới 56,77% so với hai năm trước đó.
Biểu đồ 2.6:Thị phần giày mũ da Việt Nam trên thị trường EU giai đoạn
2002 - 2005 Đơn vị: % 6 11 8 14 8 16 22 15 0 5 10 15 20 25 2002 2003 2004 Quý I/2005 Trung Quốc Việt Nam
Nguồn: Số liệu do EC cung cấp (theo Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam)
Về thị phần, tuy không tăng đột biến trong quý I năm 2005 như Trung Quốc nhưng suốt ba năm liền từ năm 2002 đến năm 2004, giày mũ da Việt Nam luôn
chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường giày mũ da EU với tỷ trọng trên dưới 15%. Điều này cùng với những phân tích ở trên đã lý giải phần nào nguyên nhân vì sao giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc lại bị EU kiện bán phá giá vào năm 2005. Vụ
kiện này thực sự là một động thái của EU nhằm mục đích bảo hộ ngành công nghiệp giày dép nội khối.
12 Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam
2.2.3. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU
Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU là một
trong những vụ kiện lớn và kéo dài với những tình tiết phức tạp. Đến thời điểm này, vụ kiện đã trải qua hai đợt điều tra bao gồm điều tra lần một và điều tra lại trong khuôn khổ rà soát cuối kỳ. Theo kết quả của đợt rà soát cuối kỳ thì giày mũ da Việt
Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục phải chịu mức thuế chống bán phá giá thêm 15 tháng nữa kể từ ngày 3/1/2010. Như vậy là có thể nói rằng vụ kiện đến đây vẫn chưa kết thúc.
Dưới đây là những mốc thời gian chính của vụ kiện.
Ngày 30/5/2005: Liên minh ngành sản xuất giày da Châu Âu, đại diện cho
các nhà sản xuất chiếm hơn 40% tổng sản lượng giày mũ da tại EU chính thức đệ
trình đơn kiện lên UBCA đề nghị khởi kiện bán phá giá đối với sản phẩm giày có mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Theo nội dung đơn kiện, biên độ phá giáước
tính của Việt Nam là 130% và của Trung Quốc là 400%.
Ngày 07/07/2005: UBCA chính thức thông báo Quyết định mở cuộc điều tra
chống bán phá giá đối với 33 mã sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc, 60 doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam bị liệt kê trong đơn kiện. Do
chưa công nhận Việt Nam và Trung Quốc là nước có nền kinh tế thị trường hoàn toàn nên EC đã chọn Brazil là một nước có nền kinh tế thị trường để lập cơ sở tính
toán giá trị thông thường cho cả hai nước; đồng thời cho hai nước thời hạn là 10
ngày để bình luận về nước thay thế được lựa chọn.
Ngày 25/7/2005: 81 doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam gửi bảng trả
lời câu hỏi điều tra đến UBCA.
Ngày 12/8/2005: UBCA thông báo cho Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso)
danh sách tám doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam sẽ nằm trong nhóm điều tra
mẫu để EC tiến hành kiểm tra thực tế. Tám doanh nghiệp này đảm bảo yêu cầu
chiếm 22% số lượng hàng nhập khẩu của Việt Nam vào EU và 50% sản phẩm được
tiêu thụ nội địa, bao gồm: Công ty Pou Yuen Việt Nam, Công ty Pou Chen Việt
nhập khẩu Bình Tiên, Công ty liên doanh Kainan và Công ty Giày da Hải Phòng.
Trong đó có bốn doanh nghiệp có vốn FDI, ba doanh nghiệp Nhà nước và một
doanh nghiệp tư nhân.
Từ ngày 20/9 - 14/10/2005: EC tiến hành điều tra tại chỗ 8 doanh nghiệp
của Việt Nam.
Ngày 25/11/2005: UBCA đề nghị các bên liên quan bình luận dự thảo về
quy chế kinh tế thị trường của 8 doanh nghiệp lấy mẫu của Việt Nam. Kết quả là không có doanh nghiệp nào được công nhận hoạt động theo cơ chế thị trường theo 5
tiêu chí mà EC đề ra.
Ngày 23/2/2006: EC công bố đề xuất về mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với sản phẩm giày có mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó,
mức thuế sơ bộ đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng luỹ tiến từ 4,2% đến
16,8% trong vòng 6 tháng.
Ngày 7/4/2006: EC ra quyết định sơ bộ về vụ kiện, với mức thuế tạm thời là
16,8% và được thực hiện theo lộ trình như sau:
- Giai đoạn 1 (07/04/2006 – 01/06/2006) : mức thuế là 4,2% - Giai đoạn 2 (02/06/2006 – 13/07/2006) : mức thuế là 8,4% - Giai đoạn 3 (14/07/2006 – 14/09/2006) : mức thuế là 12,6% - Giai đoạn 4 (15/09/2006 – 06/10/2006) : mức thuế là 16,8%
Các mức thuế này không chỉ áp dụng đối với giày dép nhập khẩu từ các nhà sản xuất châu Á, mà có hiệu lực đối với cả các nhà sản xuất Châu Âu có chi nhánh tại Đông Nam Á. EU miễn thuế đối với các loại giày trẻ em và giày thể thao
Đầu tháng 7/2006: UBCA đề xuất áp dụng hệ thống hạn ngạch đối với giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc đến năm 2011. Theo đề xuất, EU sẽ áp
dụng mức thuế bình thường 7,5% đối với 140 triệu đôi giày nhập khẩu từ Trung Quốc và 95 triệu đôi từ Việt Nam mỗi năm. Mức thuế sẽ được xem xét điều chỉnh
theo từng năm. Tuy nhiên, một khi vượt qua hạn ngạch này, giày da Việt Nam sẽ
Ngày 30/8/2006: UBCA chính thức đề nghị kế hoạch áp thuế 16,5% cho sản
phẩm giày da nhập khẩu từ Trung Quốc và 10% đối với Việt Nam trong 5 năm.
Ngày 6/10/2006: Với 9 phiếu thuận, 4 phiếu trắng và 12 phiếu chống, Hội đồng Châu Âu thông qua kiến nghị của UBCA về mức thuế chống bán phá giá đối
với giày có mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Thời hạn áp dụng các biện pháp
này là 2 năm kể từ ngày ra quyết định chính thức.
Ngày 26/3/2008: EC ra thông báo về việc biện pháp chống bán phá giá của EC đối với mặt hàng giày mũ da sẽ chuẩn bị hết hiệu lực vào ngày 7/10/2008.
Ngày 17/9/2008: Trong phiên họp tham vấn của Ủy ban chống bán phá giá
với đại diện các nước thành viên Liên minh EU, đã có tới 15 trên tổng số 27 nước
phản đối việc tiến hành rà soát và tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày da của Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó EC cho biết, theo Qui định chung
về chống bán phá giá, EC bắt buộc phải tiến hành quy trình rà soát một khi có yêu cầu từ phía các thành viên EU và kết quả bỏ phiếu của đại diện thương mại các nước thành viên EU trên thực tế chỉ có giá trị tham vấn đối với EC.
Ngày 7/10/2008: EC quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ theo yêu cầu Hiệp
hội sản xuất giày Italia (ANCI).
Ngày 7/10/2009: EC đề xuất tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc với thời hạn 15 tháng, kể từ ngày 1/1/2010.
Ngày 19/11/2009: Tại cuộc họp của Ủy ban Tư vấn, 15 trên tổng số 27 nước thành viên đã bỏ phiếu không thông qua đề xuất của EC.
Ngày 17/12/2009: Tại cuộc họp của 27 Đại sứ - Trưởng Phái đoàn các nước
thành viên EU tại Brussels, với 10 phiếu thuận, 13 phiếu chống và 4 phiếu trắng,
14/27 nước đã thông qua đề xuất của EC.
Ngày 22/12/2009: Cuộc họp của Hội đồng Châu Âu đã thông qua đề xuất
của EC tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc với thời hạn 15 tháng, kể từ ngày 3/1/2010. Đây là quyết định cuối