Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về luật pháp chống bán phá giá và các

Một phần của tài liệu Luận văn: Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra pptx (Trang 87 - 88)

các cách thức ứng phó đối với các vụ kiện cho các doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng và các cán bộ quản lý Nhà nước

Một bài học rút ra từ vụ kiện giày mũ da là muốn ứng phó được với các vụ

kiện chống bán phá giá thì cần phải có sự đồng lòng phối hợp và nỗ lực của nhiều bên. Đúng là như vậy, tuy nhiên để những nỗ lực ấy đem lại kết quả tốt đẹp thì các

cập nhật về vụ kiện. Thực tế là các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và ngay cả

các cán bộ quản lý Nhà nước có liên quan đều chưa thật sự am hiểu sâu sắc các vấn đề về bán phá giá. Có các doanh nghiệp vì không hiểu biết nên khi vừa nghe tin

ngành hàng của mình bị kiện bán phá giá đã rất hoang mang và ngay lập tức từ chối

tham gia vụ kiện. Cũng có các quan chức của các cơ quan hữu quan không biết gì về bán phá giá nên khi được các doanh nghiệp tham vấn ý kiến thì không biết phải

trả lời thế nào và gần như là đứng ngoài cuộc để các doanh nghiệp tự xoay sở. Trước thực tế đó, có một việc cần phải làm ngay đó là tập huấn, bồi dưỡng kiến

thức cho các đối tượng này về kiện bán phá giá và các biện pháp ứng phó.

Nhằm đạt hiệu quả cao nhất, công tác phổ biến kiến thức có thể được thực

hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo,

mở khóa đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu, xuất bản sách hướng dẫn, tham khảo về

pháp luật chống bán phá giá của WTO, của EU và một số thị trường khác; hay hợp

tác với các tổ chức quốc tế thiết kế các chương trình giảng dạy nhằm cung cấp cho

các doanh nghiệp, các cán bộ những kiến thức và kinh nghiệm đối phó với các vụ

kiện chống bán phá giá.

Một phần của tài liệu Luận văn: Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam tại EU: những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra pptx (Trang 87 - 88)