Quá trình phát triển của Fintech tại một số quốc gia và Việt Nam

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 29)

1.3.2.1 Quá trình phát triển Fintech tại một số quốc gia

6Mô hình hoạt động dưới hình thức kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng để hoàn thành những dự án hay sản phẩm khi bạn có ý tưởng nhưng không có tiền để thực hiện.

7Mô hình kết nối trực tiếp giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp muốn vay.

1 6

Các yếu tố của hệ sinh thái Fintech ngày càng được phát triển và hoàn thiện tại các quốc gia trên thế giới. Tại nhiều nước, các công ty Fintech thực sự là trung tâm của hệ sinh thái, các công ty này tác động đến những lĩnh vực hoạt động của Fintech, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ cho cá nhân và doanh nghiệp nhiều hơn tổ chức tài chính truyền thống (Bảng 1.1)

Bảng 1.1 Các công ty Fintech,

nhà đầu tư lớn và công nghệ áp dụng Fintech tại các quốc gia

Trung tâm

Fintech Các công ty Fintech hàng đầu Các nhà đầu tư lớn Công nghệ

New York (Hoa Kỳ)

Betterment, Digital Asset, Kickstarter, Learnvest, Common Bond, OnDeck Capital, Moven, Oscar, Kasisto

Bain, Nyca, First Round, Bessemer Venture Partners, IA Ventures, Norwest Venture Partners, Canaan Ventures, Dữ liệu lớn, truyền thông xã hội, API, ML, nhắn tin London (Anh)

Atom Bank, Azimo, Clear Score, Crowdcube, Currency Cloud, Digital Shadows, DueDil, Ebury, eToro

Accel, Anthemis, Augmentum Capital, Aviva Ventures, Balderton. Điện thoại di động, thuật toán, truy cập web, kết nối, ngân hàng số Sydney (Úc)

Metamako, Data republic, Society One, Prospa

Sapien Ventures, NAB Ventures, Investec,

Reinventure, Angel and High Net Worth Investor syndicates Dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, điện thoại di động, điện toán đám mây, API Thượng Hải (Trung Hoa)

Alipay, China PNR, Lu.com, ppdai.com, dianrong.com, Eastmoney.com, Wind Info, Zhong An Insurance Sequoia Capital, IDG Capital Partners, Bank of China, CDH Investments, Wanda Dữ liệu lớn, điện toán đám mây, cổng thanh toán, đện thoại di động, mạng ngang hàng Hồng Kông

Amareos, Neat, Gatecoin, microcred, AMP

CreditTechonologies, WeLend

Arbor Ventures, Nest VC, Horizons Ventures

Phân tích dữ liệu, dữ liệu lớn, Robotics, NLP Bangkok Omise, Digio, Ascend, Claimdi, 500 Startups (500 Nhận diện kỹ (Thái Lan) Stockradars, Finnomena, iTax

(Legal Drive), Jitta, Airpay, Piggipo (Neversitup)

Tuktuks), Dtac Accelerate, True Incube, Golden Gate Ventures, M8VC and Digital Ventures thuật số, ML, dịch vụ ngân hàng số, cổng thanh toán, Blockchain

Singapore

Dragon Wealth, Call Levels, Fastacash, MatchMove Pay, MoolahSense, Crowdonomic, Otonomos, Fitsense GIC, Temasek, EDBI, Singtel Innov8, Life.SREDA, 500 Startups, Sequoia Capital, Jungle Ventures, Quest Ventures Phân tích dữ liệu, UX, dữ liệu lớn, ML, các ứng dụng trò chơi (Gamification)

Nguồn: Deloitte (2017), Interim Hub Review (2017) Cùng với sự phát triển của các công ty Fintech, các nhà đầu tư về phát triển công nghệ, về dữ liệu lớn (Big data) giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface - API), ứng dụng trí tuệ nhân tạo của khoa học máy tính (Machine learning - ML), ứng dụng về trải nghiệm, cảm nhận của người dùng (User experience - UX), Blockchain, ngày càng nhiều hơn và phát triển mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh các chính sách, các hoạt động hỗ trợ tại một số quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho Fintech phát triển tốt hơn như: hỗ trợ về chính sách thuế, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 5 năm cho các doanh nghiệp mới thành lập tại Thái Lan khi đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định (Financial Institution HUB, 2017); tại Malaysia, miễn thuế cho các công ty công nghệ khởi nghiệp, tiếp cận các nguồn tài trợ, được huấn luyện và cố vấn, tạo điều kiện cho chi phí hoạt động thấp, xây dựng môi trường thân thiện và ổn định, tạo quyền tự do cho các công ty nước ngoài đầu tư (Banktechasia, 2017).

1.3.2.2 Sự phát triển của Fintech tại Việt Nam

Theo thống kê, tại Việt Nam có 53% dân số sử dụng internet - tương ứng với khoảng hơn 50 triệu người. Đặc biệt, với hơn 124 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có 41 triệu thuê bao hoạt động thường xuyên, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để Fintech phát triển.

1 8

Fintech News (2017), Việt Nam có hơn 48 công ty Fintech và 48% công ty tham gia vào hoạt động thanh toán, cung cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số. Một số ít công ty hoạt động trong lĩnh vực gọi vốn, chuyển tiền, Blockchain, quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS, quản lý dữ liệu, cho vay và so sánh thông tin (Hình 1.2). So với một số quốc gia trong khu vực cho thấy, số lượng các công ty Fintech tại Việt Nam còn khá ít; tại Indonesia, đã tăng trưởng nhanh chóng về sản phẩm dịch vụ và các công ty Fintech trong những năm gần đây, theo Hiệp hội Fintech Indonesia xác định có khoảng 120 công ty Fintech trong nước vào cuối 2016; tại Singapore, tính đến tháng 11/2016 có hơn 300 công ty khởi nghiệp Fintech, hơn 20 ngân hàng toàn cầu, các công ty bảo hiểm đã thiết lập các văn phòng và trung tâm nghiên cứu đổi mới ở Singapore (Clipford Chance, 2017).

■ Thanh toán (di động)

■ Blockchain

■ Chuyển tiền

■ Quàn lý POS

■ So sánh thòng tin

Nguồn: Fintech News (2017), tác giả tổng hợp

Hình 1.2 Tỷ lệ các công ty Fintech theo lĩnh vực tại Việt Nam năm 2017

1.3.3 Những cơ hội và thách thức của công nghệ Fintech trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hàng

Với khả năng tự động hóa và xử lý linh hoạt của công nghệ Fintech các giao dịch tài chính trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn, giúp cho thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của Fintech cũng tạo nên một áp lực mạnh mẽ trong việc đổi mới đối với ngành tài chính.

■Gọi vốn (Crowdfunding) ■Quàn lý tài chính cá nhàn ■Cho vay

Nghiên cứu của Phạm Xuân Hòe (2017), dưới áp lực của cạnh tranh và đổi mới, 96% các ngân hàng tại Việt Nam đã tìm hiểu về CMCN 4.0 qua các kênh khác nhau như: 84% thông qua phương tiện truyền thông, 48% thông qua các khách hàng và đối tác quen biết, 16% thông qua công ty tiếp thị sản phẩm. Đặc biệt, đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng thông qua công nghệ số là trụ cột chính trong chiến lược phát triển của các ngân hàng. Cụ thể, 92% các ngân hàng đang có những chuẩn bị về đầu tư, đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng qua công nghệ số để đón nhận và thích ứng với những bước tiến của CMCN 4.0.

Với khả năng tối ưu hóa và trải nghiệm người dùng, Fintech được dự báo sẽ mang đến không ít những thách thức cho các ngân hàng truyền thống và cả ngành tài chính. Theo dự đoán của McKinsey, 10 - 40% lợi nhuận của ngành này sẽ bị đe doa do sự bùng nổ của Fintech thúc đẩy quá trình số hóa, tất yếu dẫn đến giảm giá dịch vụ. Những tiến bộ của Fintech có thể mở rộng ngân hàng số lên đến 1,6 tỷ người trong các quốc gia đang phát triển và gia tăng tổng số tín dụng cho cá nhân và doanh nghiệp lên tới 2,1 nghìn tỷ đô la vào năm 2025 (Manyika, 2016).

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Hà và Trần Đình Uyên (2017), chiến trường chính giữa định chế tài chính truyền thống và Fintech sẽ là cho vay tiêu dùng. Quan điểm này của nhóm tác giả đồng quan điểm với nghiên cứu của Balyuk (2016) khi tác giả cho rằng thị trường tín dụng cho vay tiêu dùng sẽ chiếm thị phần lớn nhất với ước tính lên đến 3,5 triệu tỷ đô la. Trong một nghiên cứu khác được thực hiện tại Việt Nam, 65,3% người được phỏng vấn có quan điểm cho vay tiêu dùng sẽ là thị trường lớn nhất trong cuộc cạnh tranh giữa Fintech và các định chế tài chính truyền thống, thị trường thứ hai với 51% lựa chọn là lĩnh vực cho vay tín chấp. Trong hai lĩnh vực này, Fintech được cho là đang chiếm lợi thế hơn nhờ khả năng giải ngân nhanh, cùng với công nghệ và sử dụng các thuật toán cao cấp để tính toán lãi cho từng trường hợp khách hàng cụ thể. Ngoài ra, với các lợi thế về chi phí, các Fintech có thể đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn hơn với các khách hàng vay tiền và người cho vay tiền. Đây cũng là những yếu tố các ngân hàng không thể bỏ qua bởi hầu như các nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam đã chỉ ra ở trên, lãi suất là nhân tố tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn nơi gửi tiền hoặc vay tiền của khách hàng.

2 0

Qua những nghiên cứu ở trên, có thể nói làn sóng công nghệ đang có những tác động mạnh mẽ và mang lại những thách thức to lớn trong việc kinh doanh của ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn, nếu như họ không bắt kịp công nghệ điều này sẽ là tất yếu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản sau:

Một là, tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những khái niệm có liên quan về cuộc CMCN 4.0, làm cơ sở cho những khái niệm, hiểu biết cơ bản về cuộc CMCN 4.0

Hai là, những tác động của cuộc CMCN 4.0 đến đời sống xã hội, các ngành nghề, hoạt động thương mại và chính sách của Chính phủ. Đặc biệt là những ảnh hưởng sâu rộng của CMCN 4.0 đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng và những khó khăn thách thức mà ngành ngân hàng phải đối mặt.

Ba là, Quá trình phát triển của Fintech và sự thâm nhập vào hệ thống tài chính, trình bày những khái niệm, những ảnh hưởng tích cực và thách thức mà Fintech đã và đang mang lại cho hệ thống ngân hàng hiện nay.

Những nội dung trên có ảnh hưởng đến khá nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và là cơ sở để tác giả xây dựng cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu ở những chương sau.

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Lý thuyết về công nghệ và đổi mới công nghệ trong thời đại CMCN 4.0

2.1.1 Lý thuyết về công nghệ

Thuật ngữ công nghệ được sử dụng rộng rãi trên thế giới, song việc đưa ra định nghĩa về công nghệ lại chưa có sự thống nhất; thậm chí ngay trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, chẳng hạn Luật KH&CN (2000) cho rằng “công nghệ là tập hợp các phương pháp, qui trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”; nhưng, Luật Chuyển giao công nghệ (2006) lại cho rằng “Công nghệ là giải

pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.

Trong Luật KH&CN Việt Nam năm 2013 có định nghĩa: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”. Xét theo phương diện KH&CN luận thì “Công nghệ có thể được hiểu như mọi loại hình kiến thức, thông tin, bí quyết, phương pháp (gọi là phần mềm) được lưu giữ dưới các dạng khác nhau (con người, ghi chép,...) và mọi loại hình thiết bị, công cụ, tư liệu sản xuất (gọi là phần cứng) và một số tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế, dịch vụ) được áp dụng vào môi trường thực tế để tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ” (Trịnh Ngọc Thạch, 2009).

Farook. A. Azam đã đưa ra một ví dụ khá thú vị về công nghệ. Ông đưa ra lập luận rằng, hầu hết mọi người, một cách đơn giản nhất đều có thể đưa ra những thứ liên quan đến máy tính và internet là công nghệ, vậy với các viên Vitamin thì sao? Nếu nghĩ công nghệ là những thứ do con người tạo ra để sử dụng nhằm làm biến đổi lối sống và môi trường xung quanh thì vitamin lại là công nghệ. Và mọi người đều nhận định một cách đơn giản rằng công nghệ phải liên quan đến máy móc cũng như các cơ sở hạ tầng dưới dạng những cỗ máy như radio, điện thoại hay xe đạp. Nhưng về bản chất thì đây lại là một cấu trúc chỉnh thể của những công nghệ khó nhìn nhận, ví dụ như ăng ten của radio hay dây dẫn của điện thoại và nhìn sau những thứ đó nữa, ta lại thấy những công nghệ khác (Farook A Azam, 2009).

Trong cuốn sách “50 cách để rút ngắn khoảng cách đến các thành tựu” Carolyn J. Downe đã xét công nghệ dưới nhiều loại khác nhau:

(1) Công nghệ là các đối tượng: công cụ, máy móc, trang thiết bị - những thiết bị vật lý thực hiện kỹ thuật;

(2) Công nghệ là tri thức: bí quyết đằng sau sự đổi mới công nghệ;

(3) Công nghệ là những hoạt động: cách thức con người làm, gồm những kỹ năng, phương pháp, quá trình và trình tự làm việc của họ;

(4) Công nghệ là một quá trình: bắt đầu bằng nhu cầu và kết thúc bằng một giải pháp;

2 2

(5) Công nghệ là một hệ thống kỹ thuật xã hội: việc sản xuất và sử dụng các đối tượng liên quan đến việc kết hợp giữa con người và những đối tượng khác.

Như vậy, có thể khái quát về khái niệm công nghệ một cách tổng quát như sau: Công nghệ là hệ thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các kiến thức khoa học, được sử dụng để giải quyết một hoặc một số nhiệm vụ thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh được thực hiện dưới dạng bí quyết kỹ thuật, phản ánh, quy trình công nghệ, tài liệu,... và các dịch vụ hỗ trợ tư vấn. Công nghệ bao gồm phần cứng (máy móc thiết bị, dụng cụ, kết cấu nhà xưởng) và phần mềm (con người, thông tin, tổ chức, nhu cầu thị trường).

2.1.2 Lý thuyết về sự đổi mới công nghệ

Đổi mới công nghệ (ĐMCN) hay hiểu theo cách khác là sự thay đổi công nghệ là một khái niệm còn gây nhiều tranh cãi. Có rất nhiều khái niệm và quan niệm về ĐMCN được đưa ra:

Trên thực tiễn ĐMCN được hiểu là việc thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn (Thông tư 03/2012/TT-BKHCN). Để cụ thể hóa hơn khái niệm ĐMCN, Nguyễn Xuân Bá và các tác giả (2008) cho rằng trong điều kiện của Việt Nam hiện nay thì ĐMCN là hoạt động thay đổi toàn bộ hay cải tiến công nghệ đã có của doanh nghiệp, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, ĐMCN có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới hoặc mới sử dụng lần đầu trong hoàn cảnh mới. Đây có thể được hiểu là một hoạt động trong quá trình áp dụng và quản lý công nghệ, tương tự như thay thế hay loại bỏ công nghệ, cả ở cấp độ doanh nghiệp, ngành và cấp độ toàn nền kinh tế.

M.A.Schilling (2009) cho rằng ĐMCN là việc giới thiệu một thiết bị, phương pháp hoặc vật liệu mới nhằm hướng tới các mục tiêu thương mại hoặc thực tế sản xuất, kinh doanh.

Trong cẩm nang Olso (1996) của các nước OECD, quan điểm ĐMCN là việc tạo ra sản phẩm hoặc qui trình sản xuất mới hoặc có những cải tiến công nghệ đáng kể về sản phẩm hoặc qui trình sản xuất. ĐMCN diễn ra khi đưa ra thị trường sản phẩm mới (đổi mới sản phẩm) hoặc công nghệ mới được sử dụng trong quá trình sản xuất (đổi mới

trong qui trình). ĐMCN gồm nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại, qua đó một doanh nghiệp được coi là ĐMCN nếu doanh nghiệp đó sản xuất ra sản phẩm mới hoặc có qui trình sản xuất mới hoặc có những cải tiến đáng kể về sản phẩm hay qui trình sản xuất trong thời kỳ xem xét.

Như vậy, qua phân tích ở trên, quan điểm về ĐMCN trong luận văn này là sự kết hợp có chọn lọc các quan điểm trên. Theo đó, đổi mới công nghệ là hoạt động thay đổi toàn bộ công nghệ hay thay đổi phần quan trọng của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể, ĐMCN bao gồm:

(1) Thay đổi toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ;

(2) Thay đổi phần quan trọng của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w