Các mô hình nghiên cứu liên quan đến việc chấp nhận và thay đổi công nghệ

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 37 - 39)

Công nghệ tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là công nghệ tác động trực tiếp hiệu quả sản xuất kinh doanh; có thể ở chỗ công nghệ mới hơn, tiên tiến hơn nếu được sử dụng một cách khoa học thường sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn. Vì thế sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho doanh nghiệp cũng như đem lại sự thỏa dụng cao hơn cho khách hàng. Mặt khác, công nghệ là một trong sáu yếu tố quan trọng (công nghệ, vốn, lao động, tài nguyên, thị trường, chính sách) được coi như là hạt giống trong quá trình tạo ra sự thịnh vượng cho doanh nghiệp (T.M.Khalil, 2002).

Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cần phải có những sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh.

2.2 Các mô hình nghiên cứu liên quan đến việc chấp nhận và thay đổi công nghệ trong thời đại CMCN 4.0 trong thời đại CMCN 4.0

2 4

Năm 1962, Rogers là một trong những nhà nghiên cứu đã đi tiên phong trong việc xây dựng mô hình lý thuyết về sự đổi mới - IDT (Inovation Diffusion Theory) giải thích sự đổi mới của khách hàng, nhận ra được những lợi ích của sự đổi mới và chấp nhận sản phẩm mới. Robertson (1974) cho rằng, sản phẩm mới là một quá trình và ông đưa ra khái niệm: Chấp nhận sản phẩm mới là quá trình hoạt động về tinh thần và thể chất, thông qua đó người tiêu dùng đạt được sự tiến bộ và điều này có thể dẫn đến sự chấp nhận và tiếp tục sử dụng một sản phẩm hoặc thương hiệu mới. Cũng cùng quan điểm với Robertson, Rogers (1983) cho rằng: Quá trình chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng bao gồm 05 giai đoạn: Biết đến, quan tâm, đánh giá, dùng thử, chấp nhận. Trong mô hình nghiên cứu EKB của Engel và cộng sự (1978) nhóm tác giả nghiên cứu hành vi người tiêu dùng bao gồm các yếu tố: Thông tin đầu vào, niềm tin, đặc điểm mỗi cá nhân và các yếu tố môi trường bên ngoài. Lý thuyết hành động hợp lý - TRA (Theory of Reasoned Action) là mô hình nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố của xu hướng hành vi có ý thức (Fishbein và Ajzen, 1975; 1980). Lý thuyết TPB (Theory of Planned Behaviour) của Ajzen (1991) là sự mở rộng của lý thuyết TRA để khắc phục hạn chế trong việc giải thích những hành vi ngoài tầm kiểm soát. Yếu tố thứ 3 mà Ajzen bổ sung và cho rằng có ảnh hưởng đến hành vi của con người đó là yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi. về cơ bản mô hình TPB được xem như hoàn thiện hơn so với mô hình TRA trong việc dự đoán hành vi người tiêu dùng trong cùng một hoàn cảnh nghiên cứu. Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM (Technology Acceptance Model) ra đời dựa trên nền tảng của lý thuyết TRA cho việc thiết lập các mối quan hệ với các biến để giải thích hành vi của con người về việc chấp nhận sử dụng công nghệ thông tin (Davis và cộng sự 1989; 1993). Lý thuyết phổ biến sự đổi mới - IDT (Innovation Diffusion Theory) giải thích quá trình đổi mới công nghệ được chấp nhận bởi người dùng (Roger, 1995). Venkatesh và các cộng sự (2003) tiếp tục nghiên cứu lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) để giải thích ý định hành vi và hành vi sử dụng của người dùng đối với công nghệ thông tin. Mô hình UTAUT được các tác giả phát triển thông qua các mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975; 1980), lý thuyết hành vi dự định (TPB) của Ajzen (1985; 1991; 2002), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis và cộng sự (1989; 1993), kết hợp lý thuyết hành vi dự định (TPB) và mô hình chấp nhận công nghệ

(TAM) của Taylor và Todd (1995), lý thuyết phổ biến sự đổi mới (IDT) mở rộng của Moore và Benbasat (1991), mô hình sử dụng máy tính - MPCU (Model of PC Utilization) của Thompson và cộng sự (1991).

2.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thời đại CMCN 4.0

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 37 - 39)