4.3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu thử nghiệm đã loại bỏ một số câu hỏi không có khả năng hội tụ với các tiêu chí khác trong quá trình phân tích. Bảng câu hỏi chính thức được xây dựng tại Phụ lục 2 của nghiên cứu này. Trong thời gian điều tra từ tháng 06/2018 đến tháng 12 năm 2018, 400 bảng hỏi đã được giao cho các cán bộ phỏng vấn đến trực tiếp các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng để phỏng vấn. Đối với những trường hợp ở xa tác giả thuê nhóm khảo sát thị trường, phỏng vấn online điều tra ngẫu nhiên sau khi đã hướng dẫn người đi khảo sát.
Kết thúc điều tra, số phiếu câu hỏi phỏng vấn thu về là 350 phiếu. Sau khi thu về bước làm sạch dữ liệu được tác giả tiến hành, sau khi loại bỏ những phiếu có nhiều câu trả lời trùng nhau (chỉ điền lựa chọn một mức trong thang đo từ 1-5, có thể họ không có thời gian hoặc không muốn tham gia khảo sát nên lựa chọn không thật sự tập trung), bỏ trống đã bị loại bỏ. Tỷ lệ phiếu đưa vào phân tích là 324 đơn vị nghiên cứu, đảm bảo các điều kiện mẫu cho phép, đạt tỷ lệ 81%.
Cấu trúc của mẫu điều tra được thống kê theo các tiêu chí: Giới tính, độ tuổi, thu nhập, chức vụ, ngân hàng đang làm việc. Kết quả thống kê mô tả được thể hiện chi tiết trong bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1 Thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu
STT Thông tin Số lượng Tỷ lệ
Giới tính 324 100.00% 1 Nam 209 64.50% Nữ 115 35.50% Tuổi 324 100.00% 18 - 22 tuổi 28 8.60% 2 23 - 30 tuổi 104 32.10%
31 - 40 tuổi 145 44.80% 41 - 50 tuổi 47 14.50% Thu nhập 324 100.00% Dưới 10 triệu đồng 31 9.60% 3 10 - 15 triệu đồng 119 36.70% 15 - 20 triệu đồng 82 25.30% Trên 20 triệu đồng 92 28.40% Chức vụ 324 100.00% 4 Chuyên viên 250 77.20% Trưởng/phó bộ phận 54 16.70% Giám đốc/Phó giám đốc 20 6.20%
Ngân hàng đang làm việc 324 100.00%
NHTM vốn nhà nước làm chủ sở hữu 47 14.50%
5 NHTM Cổ phần 196 60.50%
Ngân hàng nước ngoài 36 11.10%
Ngân hàng khác 45 13.90%
Cơ cấu về giới tính: kết quả khảo sát trong 324 người được hỏi có 209 người là Nam chiếm 64.5% và 115 người là Nữ chiếm 35.5%.
Cơ cấu về độ tuổi: Độ tuổi mẫu nghiên cứu từ 18 - 22 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 8.6%, từ 23 - 30 tuổi chiếm 32.1%, từ 31 - 40 tuổi chiếm 44.80% và độ tuổi 41 - 50 chiếm 14.5% mẫu nghiên cứu. Có thể nói ở hai nhóm độ tuổi từ 23-30 và 31-40 tuổi là chiếm tỷ lệ cao nhất, với độ tuổi này hầu hết là các cán bộ nhân viên đã có thời gian gắn bó lâu dài với ngân hàng. Trên cơ sở đó, dữ liệu khảo sát thu thập được cũng phản ánh tương đối tốt những hiểu biết của người được hỏi về hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Cơ cấu về thu nhập: mức thu nhập trung bình của mẫu là trên 10 triệu đồng trên/tháng chiếm tỷ lệ hơn 80%. Số liệu cho thấy, đặc điểm nghiên cứu của mẫu là phù hợp với mức thu nhập của ngành ngân hàng hiện nay.
Cơ cấu về chức vụ: hầu hết các đáp viên đều là những chuyên viên đang công tác tại ngân hàng, chiếm tỷ lệ 77.2%, số còn lại là các trưởng, phó phòng giao dịch, chi nhánh và một tỷ lệ nhỏ Giám đốc, phó giám đốc ngân hàng. Dữ liệu là khá phù hợp vì trong quá trình tiếp cận của tác giả gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận được các lãnh đạo phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng, nên số liệu chủ yếu thu thập được từ những chuyên viên làm việc trong ngân hàng nhiều năm.
Cơ cấu về ngân hàng làm việc: loại hình chủ yếu ngân hàng tại Việt Nam chỉ có 28 ngân hàng thương mại, 01 ngân hàng chính sách, 09 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, một số TCTD và tổ chức tài chính. Theo kết quả thống kê mẫu về ngân hàng có đến 60,5% người được hỏi là công tác tại NHTMCP, số còn lại công tác tại ngân hàng có vốn chủ sở hữu của nhà nước, ngân hàng nước ngoài và một số ngân hàng khác. Điều này là hợp lý trong cơ cấu hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam.
4.3.2 Các công nghệ đang sử dụng tại ngân hàng và mức độ hiệu quả của côngnghệ mang lại cho ngân hàng nghệ mang lại cho ngân hàng
Bảng 4.2 Thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu
STT Thông tin Số lượng Tỷ lệ
Các công nghệ ngân hàng đang sử dụng hiện nay: Digital Banking 316 97.53% 01 Big Data 282 87.04% Chatbot 220 67.90% Blockchain 186 57.41% Công nghệ khác 56 17.28%
Mức độ hiệu quả công nghệ mang lại cho ngân hàng
Rất hiệu quả 234 72.22%
02 Hiệu quả 60 18.52%
Không ý kiến 30 9.26%
Không hiệu quả 0 0%
Rất không hiệu quả 0 0%
Qua kết quả nghiên cứu thì đa số các nhà quản lý ngân hàng đều cho rằng các công nghệ mà ngân hàng họ đang sử dụng gồm có Digital Banking (97.53%), Big Data (87.04%), Công nghệ Chatbot (67.09%), Công nghệ Blockchain (57.41%) và công nghệ khác chiếm 17.28%.
Đánh giá mức độ hiệu quả mà công nghệ mang lại cho ngân hàng thì các nhà quản lý đều khẳng định sử dụng các công nghệ như Digital Banking, Big Data, Công nghệ Chatbot, Công nghệ Blockchain... mang lại nhiều hiệu quả cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
4.3.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy thang đo được đánh giá thông qua phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần loại bỏ và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến - tổng sẽ giúp loại bỏ những biến quan sát không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng (nhỏ hơn 0.3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6; alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).
- Các mức giá trị Alpha: Lớn hơn 0.8 là thang đo lường tốt; từ 00.7 đến 0.8 là sử dụng được; từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Các biến quan sát có tương quan biến - tổng (nhỏ hơn 0.3) được xem là biến
rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0.7).
Dựa theo thông tin trên, nghiên cứu thực nghiệm đánh giá thang đo dựa theo các tiêu chí sau:
- Loại các biến quan quan sát có hệ số tương quan biến - tổng <0.3 (đây là những biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu trước đây sử dụng tiêu chí này).
4.3.3.1 Nhân tố Sự hữu ích (HI)
Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo HI lần 1
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan với biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến
Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0.733
HI1 16.69 15.83 2 0.617 0.65 4 HI2 16.07 18.16 8 0.259 0.760 HI3 16.0 0 15.78 6 0.523 0.679 HI4 16.73 16.31 0 0.629 0.656 HI5 16.08 18.11 5 0.275 0.754 HI6 16.6 8 4 16.06 0.602 0.659
Nhân tố Sự hữu ích của sự thay đổi công nghệ được đánh giá thông qua 06 biến quan sát. Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 1 cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,733 >0,6 đạt yêu cầu. Tuy nhiên biến HI2, HI5 có hệ số tương quan với tổng < 0,3, do đó cần được loại bỏ.
Bảng 4.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo HI lần 2
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan với biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến
Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0.868
HI1 9.5 4 9.06 6 0.74 5 0.82 1 HI3 8.8 5 8.870 0.654 0.864 HI4 9.5 8 9.513 0.753 0.821 HI6 9.5 3 9.16 6 0.74 5 0.82 2 Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,868 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0.3. Như vậy thang đo nhân tố HI với các biến quan sát: HI1, HI3, HI4, HI6 đạt độ tin cậy.
Bảng 4.5 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo SD
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan với biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến
Độ tin cậy của thang đo: ALPHA = 0.875
SD1 11.0 8 8 11.23 8 0.73 0.836 SD2 11.1 8 4 11.58 9 0.71 0.844 SD3 11.1 3 8 11.23 9 0.72 0.840 SD4 11.1 5 2 11.21 6 0.73 0.837
Nhân tố Dễ sử dụng của sự thay đổi công nghệ được đánh giá thông qua 04 biến quan sát. Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,875 >0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0.3. Như vậy, thang đo nhân tố SD với các biến quan sát: SD1, SD2, SD3, SD4 đạt độ tin cậy.
4.3.3.3 Nhân tố Sự tin tưởng (STT)
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định thang đo STT lần 1
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan với biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến
Độ tin cậy của thang đo:
ALSTT1 13.8 ’HA = 0.760 7 4 14.52 2 0.65 0.669 STT2 13.8 9 14.70 8 0.57 2 0.70 0 STT3 13.6 8 15.52 4 0.63 7 0.67 9 STT4 13.8 2 14.84 7 0.67 3 0.66 4 STT5 13.5 0 4 20.29 9 0.14 0.830
Nhân tố Sự tin tưởng của sự thay đổi công nghệ được đánh giá thông qua 05 biến quan sát. Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần một cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,760 >0,6 đạt yêu cầu. Tuy nhiên, biến STT5 có hệ số tương quan với tổng < 0,3 do đó cần được loại bỏ. Tiến hành loại bỏ biến STT5 và chạy phân tích thang đo lần 2
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định thang đo STT lần 2
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan với biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến
Độ tin cậy của thang đo:
AL STT1 10.1 ’HA = 0.830 8 6 11.70 0 0.68 0.775 STT2 10.1 9 7 11.71 5 0.61 0.808 STT3 9.99 12.65 9 2 0.66 0.785 STT4 10.1 3 9 12.16 1 0.68 0.775
Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo lần 2 cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,830 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0.3. Như vậy thang đo nhân tố STT với các biến quan sát: STT1, STT2, STT3, STT4 đạt độ tin cậy.
4.3.3.4 Nhân tố Xã hội (XH)
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định thang đo XH
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan với biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến
Độ tin cậy của thang đo:
ALXH1 10.1 ’HA = 0.867 4 12.44 4 0.68 7 0.84 4 XH2 10.0 9 4 12.31 5 0.70 0.836 XH3 9.98 12.13 0 8 0.76 0.811 XH4 9.86 12.28 5 0.71 5 0.83 2 Nhân tố Xã hội của sự thay đổi công nghệ được đánh giá thông qua 04 biến quan sát. Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,867 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0.3. Như vậy, thang đo nhân tố XH với các biến quan sát: XH1, XH2, XH3, XH4 đạt độ tin cậy.
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định thang đo DM
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan với biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến
Độ tin cậy của thang đo:
AL DM1 14.2 ’HA = 0.870 3 8 16.50 1 0.74 0.831 DM2 14.1 9 6 16.74 4 0.73 0.833 DM3 13.9 9 1 16.55 6 0.66 0.850 DM4 14.0 2 5 16.57 7 0.75 0.828 DM5 13.9 0 9 17.09 2 0.59 0.869
Nhân tố Đổi mới của sự thay đổi công nghệ được đánh giá thông qua 05 biến quan sát. Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,870 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0.3. Như vậy, thang đo nhân tố DM với các biến quan sát: DM1, DM2, DM3, DM4, DM5 đạt độ tin cậy.
4.3.3.6 Nhân tố Hiệu quả (HQ)
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định thang đo HQ
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan với biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến
Độ tin cậy của thang đo:
ALHQ1 13.1 ’HA = 0.833 0 22.44 2 0.65 8 0.79 3 HQ2 13.1 1 22.02 2 0.67 8 0.78 7 HQ3 13.0 8 23.00 0 0.63 0 0.80 1 HQ4 13.0 1 1 23.25 2 0.57 0.817 HQ5 12.9 8 22.99 0 0.62 7 0.80 2 Nhân tố Hiệu quả của sự thay đổi công nghệ được đánh giá thông qua 06 biến quan sát. Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,833 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0.3. Như vậy, thang đo nhân tố HQ với các biến quan sát: HQ1, HQ2, HQ3, HQ4, HQ5 đạt độ tin cậy.
4.3.3.7 Nhân tố Sự thay đổi công nghệ (YD)
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định thang đo YD
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan với biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến
Độ tin cậy của thang đo:
YD1 17.9 4 9 22.95 8 0.70 0.836 YD2 17.8 6 23.41 4 0.64 3 0.84 8 YD3 18.0 1 5 23.14 0 0.64 0.848 YD4 17.9 7 6 23.29 4 0.68 0.841 YD5 17.9 5 6 23.41 7 0.63 0.849 YD6 17.8 8 6 22.94 8 0.66 0.843
Nhân tố Sự hữu ích của sự thay đổi công nghệ được đánh giá thông qua 06 biến quan sát. Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,867 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0.3. Như vậy, thang đo nhân tố YD với các biến quan sát: YD1, YD2, YD3, YD4, YD5, YD6 đạt độ tin cậy.
4.3.4 Phân tích EFA
Trong đề tài nghiên cứu này, phân tích nhân tố sẽ giúp ta xem xét khả năng rút gọn số lượng 32 biến quan sát xuống còn một số ít các biến dùng để phản ánh một cách cụ thể sự tác động của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích nhân tố được thể hiện dưới đây:
Kiểm định KMO
Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá thì dữ liệu thu được phải đáp ứng được các điều kiện qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s. Bartlett’s Test dùng để kiểm định giả thuyết H0 là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, tức ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị, hệ số KMO dùng để kiểm tra xem kích