Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 82 - 86)

Tất cả các thang đo được xây dựng trong mô hình nghiên cứu bao gồm: Sự hữu ích, Dễ sử dụng, Sự tin tưởng, Yếu tố đổi mới, Yếu tố hiệu quả về những tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại CMCN 4.0 thông qua Cronbach’s alpha thể hiện kết quả khá tốt. Các thang đo phản ánh một cách tập trung các ý kiến trả lời của người được khảo sát với hệ số Cronbach’s alpha >0.6 (mức chấp nhận phổ biến) và các hệ số tương quan biến - tổng đều >0.3, nên thang đo đạt được mức độ tin cậy trong khi phân tích Cronbach’s alpha, sau đó tiếp tục sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thực hiện phân tích EFA, nghiên cứu đã thực hiện các kỹ thuật phân tích sau: Sau khi các biến quan sát được kiểm định hệ số tin cậy đạt điều kiện, tiếp tục đưa vào phân tích EFA. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các chỉ báo thực nghiệm dùng để đo lường từng khái niệm được tải thành một nhân tố. Hệ số tải nhân tố đều >0.5, kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê với sig <0.05 cũng như hệ số KMO đều đạt yêu cầu trong phạm vi cho phép. Điều đó chứng minh các chỉ báo thực nghiệm có quan hệ một cách có ý nghĩa thống kê với từng khái niệm trong nghiên cứu.

Thực hiện phương pháp Principal Axis Factoring và với phép xoay Promax nhằm đánh giá sự kết hợp các chỉ báo thực nghiệm cùng ảnh hưởng trong mô hình. Kết quả phân tích thể hiện 07 nhân tố. Hệ số KMO là 0.835 Với mức ý nghĩa thống kê là 0.000 cho thấy phân tích yếu tố khám phá của các thành phần độc lập là phù hợp. Tổng phương sai trích của các biến là 58.56% Nên giải thích được 58.56% sự biến thiên của dữ liệu trong mô hình nghiên cứu.

thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1 được chấp nhận khẳng định: Yếu tố sự hữu ích có mối quan hệ đồng biến đến sự thay đổi công nghệ của ngân hàng.

Trong mô hình phân tích đã thể hiện sự hữu ích (HI) có ảnh hưởng một cách có ý nghĩa thống kê đến Sự thay đổi công nghệ của ngân hàng với mối quan hệ đồng biến, mức ý nghĩa p<0.05 và hệ số Beta chuẩn hóa là 0.247 Sự hữu ích của sự thay đổi công nghệ đã được nhiều nghiên cứu trước đó chứng minh, nó có khả năng ảnh hưởng đến quyết định thay đổi công nghệ của các nhà quản lý ngân hàng. Với các tiện ích mà thành quả công nghệ mang lại thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng trở nên thân thiện hơn đối với khách hàng; giúp ngân hàng quản lý thông tin khách hàng ngày một tốt hơn, các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều so với cách làm truyền thống. Tuy nhiên, hệ số Beta chuẩn hóa chỉ đạt ở mức trung bình thể hiện mối quan hệ giữa hai biến chưa thực sự có tác động mạnh.

Giả thuyết H2 được chấp nhận khẳng định: Yếu tố dễ sử dụng có mối quan hệ đồng biến đến sự thay đổi công nghệ của ngân hàng.

Trong mô hình phân tích cho thấy yếu tố Dễ sử dụng (SD) cũng có ý nghĩa đến sự thay đổi công nghệ trong ngân hàng một cách có ý nghĩa thống kê. Mức ý nghĩa của mối quan hệ này là p<0.05 và hệ số Beta là 0.211. Tâm lý người tiêu dùng là muốn tiện dụng, phục vụ tốt nhu cầu của họ, đặc biệt với một số dịch vụ thanh toán qua ngân hàng cần ứng dụng công nghệ thông tin thì yếu tố dễ sử dụng đặc biệt quan trọng để thu hút khách hàng. Trong nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa việc dễ sử dụng và sự thay đổi công nghệ trong ngân hàng.

Giả thuyết H3 được chấp nhận khẳng định: Sự tin tưởng có mối quan hệ đồng biến đến sự thay đổi công nghệ của ngân hàng.

Trong mô hình phân tích cho thấy yếu tố Sự tin tưởng (TT) cũng có ý nghĩa đến sự thay đổi công nghệ trong ngân hàng một cách có ý nghĩa thống kê. Mức ý nghĩa của mối quan hệ này là p<0.05 và hệ số Beta là 0.182 thể hiện sự tác động của mối quan

hệ tương đối giữa hai yếu tố.

Những thành quả to lớn mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại là khá tích cực. Tại thời điểm nghiên cứu của tác giả, hầu hết các công nghệ mới đã và đang được tiến hành áp dụng triển khai tại các ngân hàng, nổi bật nhất hiện nay là dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking), các giao dịch của khách hàng được thực hiện một cách nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, thuận lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. Song song đó, công nghệ ngân hàng số (TIMO), Digital Lab, Corebank, hay kho dữ liệu (EDW), công nghệ ChatBot (ứng dụng trợ lý ảo) đã và đang nhận được sự tin tưởng tích cực từ phía ngân hàng và khách hàng. Đây được xem thực sự là một cuộc cách mạng công nghệ, hầu hết các chuyên gia, nhà quản lý đều rất quan tâm đến cuộc cách mạng công nghệ hiện nay. Đây được xem là một yêu cầu cấp thiết, ngân hàng cần phải thích ứng nhanh chóng nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.

Giả thuyết H4 bị bác bỏ do không có sự tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Giả thuyết H5 được chấp nhận khẳng định: Yếu tố đổi mới có mối quan hệ đồng biến đến sự thay đổi công nghệ của ngân hàng.

Trong mô hình phân tích cho thấy yếu tố Đổi mới (DM) cũng có ý nghĩa đến sự thay đổi công nghệ trong ngân hàng một cách có ý nghĩa thống kê. Mức ý nghĩa của mối quan hệ này là p<0.05 và hệ số Beta là 0.262 thể hiện sự tác động của mối quan hệ tương đối giữa hai yếu tố.

Tính đổi mới trong bất kỳ một hình thức kinh doanh nào cũng là hết sức quan trọng, ngân hàng cũng không nằm ngoài phạm vi đó, ngân hàng phải thường xuyên thay đổi để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, với rất nhiều sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng có ứng dụng công nghệ cao đều giúp cả ngân hàng và khách hàng cảm thấy tiện lợi. Với quá trình lắng nghe từ thực tế và luôn luôn thay đổi ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng từ đơn giản đến phức tạp. Các ngân hàng muốn tồn tại được bắt buộc phải đổi mới để tạo ra nhiều giá trị mới, gia tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác. Khi công nghệ mới được áp dụng, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng ngày càng đa dạng hơn, vượt trội hơn sẽ giúp ngân hàng phục vụ khách

hàng ngày một tốt hơn.

Giả thuyết H6 được chấp nhận khẳng định: Yếu hiệu quả có mối quan hệ đồng biến đến sự thay đổi công nghệ của ngân hàng.

Trong mô hình phân tích cho thấy yếu tố Hiệu quả (HQ) cũng có ý nghĩa đến sự thay đổi công nghệ trong ngân hàng một cách có ý nghĩa thống kê. Mức ý nghĩa của mối quan hệ này là p<0.05 và hệ số Beta là 0.320 thể hiện sự tác động của mối quan hệ tương đối giữa hai yếu tố.

Với sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình, bên cạnh đó đem lại sự hài lòng cho khách hàng nhiều hơn nữa. Yếu tố hiệu quả đóng một vai trò khá quan trọng, khi một mô hình, cách thức kinh doanh hay công nghệ mới được áp dụng, điều mà chúng ta quan tâm nhất chính là hiệu quả chúng mang lại. Những công nghệ đang được áp dụng tại ngân hàng hiện nay đã và đang khẳng định được điều đó, điển hình nhất là dịch vụ ngân hàng điện tử đang đóng một vai trò rất quan trọng hiện nay. Bên cạnh những công nghệ đang được áp dụng, qua nghiên cứu của tác giả thì hầu hết các ngân hàng đang triển khai và đưa ra những chiến lược quan trọng trong định hướng phát triển công nghệ trong ngân hàng của mình. Trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 nói chung và các định chế tài chính nói chung, việc phát triển và thay đổi công nghệ là vấn đề hết sức cấp bách với các ngân hàng hiện nay để có thể thích nghi và tồn tại, cạnh tranh với các định chế tài chính khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, luận văn đã trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm kết quả phân tích dữ diệu, kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, qua các bước kiểm định độ tin cậy của các thang đo được xây dựng trong nghiên cứu, luận văn đã tiến hành các bước nghiên cứu theo một quy trình từ nghiên cứu thực nghiệm đến nghiên cứu chính thức để có thể lựa chọn những thang đo có độ tin cậy cao trong mô hình nghiên cứu chính thức.

Thứ hai, trong nghiên cứu chính thức với mẫu nghiên cứu là 324 tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS và AMOS để thực hiện kiểm định Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, cùng với các kiểm định khác để đánh giá thang đo trong mô hình nghiên cứu để xem mức độ phù hợp của các biến quan sát trong mô hình. Kết quả cho thấy mô hình nghiên cứu về sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0 thể hiện sự tác động của 05 nhân tố: Sự hữu ích, Dễ sử dụng, Sự tin tưởng, Yếu tố đổi mới và Yếu tố hiệu quả.

Thứ ba, thực hiện kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất bằng phương pháp SEM, kết quả cho thấy các giả thuyết nghiên cứu đặt ra đều được khẳng định.

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 82 - 86)