Lý thuyết về sự đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 36)

Đổi mới công nghệ (ĐMCN) hay hiểu theo cách khác là sự thay đổi công nghệ là một khái niệm còn gây nhiều tranh cãi. Có rất nhiều khái niệm và quan niệm về ĐMCN được đưa ra:

Trên thực tiễn ĐMCN được hiểu là việc thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn (Thông tư 03/2012/TT-BKHCN). Để cụ thể hóa hơn khái niệm ĐMCN, Nguyễn Xuân Bá và các tác giả (2008) cho rằng trong điều kiện của Việt Nam hiện nay thì ĐMCN là hoạt động thay đổi toàn bộ hay cải tiến công nghệ đã có của doanh nghiệp, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, ĐMCN có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới hoặc mới sử dụng lần đầu trong hoàn cảnh mới. Đây có thể được hiểu là một hoạt động trong quá trình áp dụng và quản lý công nghệ, tương tự như thay thế hay loại bỏ công nghệ, cả ở cấp độ doanh nghiệp, ngành và cấp độ toàn nền kinh tế.

M.A.Schilling (2009) cho rằng ĐMCN là việc giới thiệu một thiết bị, phương pháp hoặc vật liệu mới nhằm hướng tới các mục tiêu thương mại hoặc thực tế sản xuất, kinh doanh.

Trong cẩm nang Olso (1996) của các nước OECD, quan điểm ĐMCN là việc tạo ra sản phẩm hoặc qui trình sản xuất mới hoặc có những cải tiến công nghệ đáng kể về sản phẩm hoặc qui trình sản xuất. ĐMCN diễn ra khi đưa ra thị trường sản phẩm mới (đổi mới sản phẩm) hoặc công nghệ mới được sử dụng trong quá trình sản xuất (đổi mới

trong qui trình). ĐMCN gồm nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại, qua đó một doanh nghiệp được coi là ĐMCN nếu doanh nghiệp đó sản xuất ra sản phẩm mới hoặc có qui trình sản xuất mới hoặc có những cải tiến đáng kể về sản phẩm hay qui trình sản xuất trong thời kỳ xem xét.

Như vậy, qua phân tích ở trên, quan điểm về ĐMCN trong luận văn này là sự kết hợp có chọn lọc các quan điểm trên. Theo đó, đổi mới công nghệ là hoạt động thay đổi toàn bộ công nghệ hay thay đổi phần quan trọng của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể, ĐMCN bao gồm:

(1) Thay đổi toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ;

(2) Thay đổi phần quan trọng của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn;

(3) Đổi mới qui trình/sản phẩm để đưa sản phẩm ra thị trường.

2.1.3 Vai trò của đổi mới công nghệ trong thời đại CMCN 4.0

Công nghệ tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là công nghệ tác động trực tiếp hiệu quả sản xuất kinh doanh; có thể ở chỗ công nghệ mới hơn, tiên tiến hơn nếu được sử dụng một cách khoa học thường sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn. Vì thế sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho doanh nghiệp cũng như đem lại sự thỏa dụng cao hơn cho khách hàng. Mặt khác, công nghệ là một trong sáu yếu tố quan trọng (công nghệ, vốn, lao động, tài nguyên, thị trường, chính sách) được coi như là hạt giống trong quá trình tạo ra sự thịnh vượng cho doanh nghiệp (T.M.Khalil, 2002).

Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cần phải có những sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh.

2.2 Các mô hình nghiên cứu liên quan đến việc chấp nhận và thay đổi công nghệ trong thời đại CMCN 4.0 trong thời đại CMCN 4.0

2 4

Năm 1962, Rogers là một trong những nhà nghiên cứu đã đi tiên phong trong việc xây dựng mô hình lý thuyết về sự đổi mới - IDT (Inovation Diffusion Theory) giải thích sự đổi mới của khách hàng, nhận ra được những lợi ích của sự đổi mới và chấp nhận sản phẩm mới. Robertson (1974) cho rằng, sản phẩm mới là một quá trình và ông đưa ra khái niệm: Chấp nhận sản phẩm mới là quá trình hoạt động về tinh thần và thể chất, thông qua đó người tiêu dùng đạt được sự tiến bộ và điều này có thể dẫn đến sự chấp nhận và tiếp tục sử dụng một sản phẩm hoặc thương hiệu mới. Cũng cùng quan điểm với Robertson, Rogers (1983) cho rằng: Quá trình chấp nhận sản phẩm mới của người tiêu dùng bao gồm 05 giai đoạn: Biết đến, quan tâm, đánh giá, dùng thử, chấp nhận. Trong mô hình nghiên cứu EKB của Engel và cộng sự (1978) nhóm tác giả nghiên cứu hành vi người tiêu dùng bao gồm các yếu tố: Thông tin đầu vào, niềm tin, đặc điểm mỗi cá nhân và các yếu tố môi trường bên ngoài. Lý thuyết hành động hợp lý - TRA (Theory of Reasoned Action) là mô hình nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố của xu hướng hành vi có ý thức (Fishbein và Ajzen, 1975; 1980). Lý thuyết TPB (Theory of Planned Behaviour) của Ajzen (1991) là sự mở rộng của lý thuyết TRA để khắc phục hạn chế trong việc giải thích những hành vi ngoài tầm kiểm soát. Yếu tố thứ 3 mà Ajzen bổ sung và cho rằng có ảnh hưởng đến hành vi của con người đó là yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi. về cơ bản mô hình TPB được xem như hoàn thiện hơn so với mô hình TRA trong việc dự đoán hành vi người tiêu dùng trong cùng một hoàn cảnh nghiên cứu. Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM (Technology Acceptance Model) ra đời dựa trên nền tảng của lý thuyết TRA cho việc thiết lập các mối quan hệ với các biến để giải thích hành vi của con người về việc chấp nhận sử dụng công nghệ thông tin (Davis và cộng sự 1989; 1993). Lý thuyết phổ biến sự đổi mới - IDT (Innovation Diffusion Theory) giải thích quá trình đổi mới công nghệ được chấp nhận bởi người dùng (Roger, 1995). Venkatesh và các cộng sự (2003) tiếp tục nghiên cứu lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) để giải thích ý định hành vi và hành vi sử dụng của người dùng đối với công nghệ thông tin. Mô hình UTAUT được các tác giả phát triển thông qua các mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975; 1980), lý thuyết hành vi dự định (TPB) của Ajzen (1985; 1991; 2002), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis và cộng sự (1989; 1993), kết hợp lý thuyết hành vi dự định (TPB) và mô hình chấp nhận công nghệ

(TAM) của Taylor và Todd (1995), lý thuyết phổ biến sự đổi mới (IDT) mở rộng của Moore và Benbasat (1991), mô hình sử dụng máy tính - MPCU (Model of PC Utilization) của Thompson và cộng sự (1991).

2.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thời đại CMCN 4.0

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Mala (2015), trong bài báo nghiên cứu về những tác động của công nghệ trong ngành ngân hàng tại Ản độ (An Impact of Technology in Banking Sector in India) đã nhận định rằng: “phân tích dữ liệu lớn đang được triển khai trên nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành ngân hàng và đang giúp họ cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng của họ. Đổi mới công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng giúp các ngân hàng cải thiện hệ thống bảo mật nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết trong việc chủ động áp dụng công nghệ, đáp ứng nhu cầu khách hàng thông qua việc nắm bắt sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Qua đó đánh giá được hiệu quả hoạt động của ngân hàng để có những điều chỉnh hợp lý”.

Navaretti & các cộng sự (2017) trong bài báo “FinTech and Banking. Friends or Foes?” nghiên cứu về mối quan hệ giữa Fintech và ngân hàng cho thấy: “đổi mới công nghệ và mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ có thể cung cấp cơ hội kinh doanh mới cho người đương nhiệm, bằng cách chuyển đổi cách họ tạo ra giá trị và cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Hoặc họ có thể làm gián đoạn cấu trúc hiện tại của ngành tài chính, bằng cách làm mờ ranh giới của mình và thúc đẩy việc giải thể chiến lược. Bằng cách cung cấp các cổng mới cho doanh nghiệp, Fintech có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ tài chính, thúc đẩy sự cạnh tranh của những người dùng mới. Để tồn tại, các ngân hàng sẽ phải phản ứng, đối mặt với áp lực cạnh tranh gia tăng và áp dụng các chiến lược mới, thay đổi mô hình kinh doanh, chiến lược, chính sách của ngân hàng.

Alavudeen & Sr.Rosa (2015) đề cập tiến bộ của công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đã phân tích những tác động của sự phát triển công nghệ trong ngành ngân hàng và những thách thức mà ngành ngân hàng phải đối mặt do sự phát triển công nghệ. Nhóm tác giả đã kết luận: “CNTT có tác động đáng kể đến hiệu suất và hoạt động của

2 6

ngành ngân hàng như dịch vụ mới như máy ATM, hệ thống thanh toán có giá trị lớn, hệ thống thanh toán bán lẻ,..., đang được cung cấp cho khách hàng. Hệ thống thanh toán giá trị lớn và giá trị bán lẻ thông qua chuyển tiền điện tử quốc gia (NEFT), Hệ thống thanh toán tổng thời gian thực (RTGS), chuyển tiền điện tử (EFT) và Hệ thống thanh toán điện tử (ECS) giúp khách hàng ngân hàng dễ dàng chuyển tiền mà không bị chậm trễ. Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành yêu cầu cơ bản của ngành ngân hàng do cạnh tranh ngày càng tăng và toàn cầu hoá.”

Trong một nghiên cứu khác của Campanella & Peruta & Giudice (2015), nhóm tác giả đã tiến hành thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về số liệu định lượng và định tính trong giai đoạn 2008 - 2011 được thu thập từ một mẫu của 3.190 ngân hàng ở 17 quốc gia trên thế giới để đánh giá những ảnh hưởng công nghệ mới trong thời đại CMCN 4.0 đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm kết luận:

(1) Có sự tồn tại của một mối quan hệ tiêu cực giữa đòn bẩy tài chính và cải tiến công nghệ liên quan đến hệ thống phần mềm lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp và phần mềm quản lý rủi ro tín dụng đã được quan sát;

(2) Cải tiến quy hoạch tài nguyên doanh nghiệp và phần mềm quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng dường như ảnh hưởng đến năng lực, khả năng và tổ chức của hệ thống ngân hàng;

(3) Các cải tiến liên quan đến các hệ thống phần mềm lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp và phần mềm quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng làm tăng biên lợi nhuận của các ngân hàng.

Nghiên cứu của Ho & Mallick (2016) “Tác động của công nghệ thông tin đối với ngành ngân hàng: lý thuyết và thực nghiệm”. Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu điều tra khảo sát 68 ngân hàng của Mỹ trong thời gian 20 năm với 1.293 quan sát để xem xét việc đầu tư cho công nghệ thông tin có làm cải thiện tính chuyên nghiệp của ngân hàng hay không? Bằng nghiên cứu thực nghiệm nhóm tác giả đã cho kết quả nghiên cứu sau:

(1) Việc sử dụng CNTT có thể dẫn đến chi phí thấp hơn và tăng năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng;

(2) Các kết quả ghi nhận vai trò của CNTT đến chi phí và doanh thu của ngân hàng;

(3) Chi tiêu cho CNTT có tác động tích cực lên thị phần của ngân hàng.

Qua các nghiên cứu trên cho thấy hầu hết các tác giả đều đánh giá vai trò quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các ngân hàng phải cần có sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh, đổi mới công nghệ một cách phù hợp nhất để gia tăng sự cạnh tranh với các tổ chức tài chính mới nổi có ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến.

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Phạm Xuân Hòe (2017) nghiên cứu về “Ngân hàng Việt Nam với cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những định hướng tiếp cận” đã đưa ra những nhận định về sự ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0 đến năm 2035 qua 06 sự thay đổi sau: (i) Hệ thống ngân hàng sẽ phát triển một cách thận trọng theo xu hướng chuyên nghiệp và đa năng; (ii) Quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro được hoàn thiện theo một chuẩn mực quốc tế; (iii) Toàn cầu hóa trong hoạt động hệ thống ngân hàng tiếp tục diễn ra mạnh mẽ; (iv) Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị và phát triển sản phẩm ngày càng trở nên mạnh mẽ; (v) Xu thế phát triển của ngân hàng số (ngân hàng điện tử), ngân hàng không giấy, không phòng giao dịch sẽ diễn ra trên quy mô rộng; (vi) Những thay đổi lớn trong cách tiếp cận cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp đi vay và ngược lại.

Nghiên cứu của Bùi Quang Tiên (2017), đánh giá về những cơ hội, thách thức trong lĩnh vực thanh toán của ngành ngân hàng Việt Nam từ tác động của cuộc CMCN 4.0 cho rằng: “ngành ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với vô số thách thức trong lĩnh vực thanh toán nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung; CMCN 4.0 vừa mang lại những cơ hội lại đem đến những thách thức, buộc các ngân hàng phải thay đổi mô hình kinh doanh, cách thức quản trị của mình để thích ứng và tồn tại trong bối cảnh hiện nay”.

Theo Ngân hàng nhà nước (2016) cuộc CMCN 4.0 mang lại nhiều thách thức cho ngành ngân hàng như: buộc NHTW phải thay đổi điều hành chính sách tiền tệ để thích ứng và tác động tới mô hình tổ chức, mô thức quản trị, kênh phân phối và sản phẩm dịch vụ

2 8

ngân hàng. Cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ và khó khăn hơn. Các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải thay đổi và có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Bên cạnh đó còn khá nhiều bài viết, các cuộc hội thảo diễn ra để nghiên cứu và đánh giá về những tác động của CMCN 4.0. Nhưng nhìn chung, CMCN 4.0 mang lại nhiều lợi ích cho ngành ngân hàng nói riêng và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Các nghiên cứu đánh giá sẽ giúp chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về CMCN 4.0 và những tác động của nó. Đây sẽ là cơ sở cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách đưa ra những giải pháp xây dựng, tổ chức, điều hành, đổi mới công nghệ phù hợp trong bối cảnh CMCN 4.0.

2.4 Khoảng trống nghiên cứu

Dù CMCN 4.0 đang là chủ đề được sự quan tâm của nhiều cơ quan doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu về CMCN 4.0 còn hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các nghiên cứu hầu hết chưa đi sâu vào tác động của CMCN 4.0 mà chủ yếu nghiên cứu về việc thay đổi cách thức kinh doanh của ngân hàng.

Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận của các nghiên cứu được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp nghiên cứu định tính làm cơ sở phân tích nhằm đưa ra các kết luận và giải pháp; cách thức tiếp cận nghiên cứu chủ yếu nặng về định tính, thiếu định lượng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã nghiên cứu những nội dung sau:

Thứ nhất, trình bày các khái niệm lý thuyết về công nghệ và sự đổi mới công nghệ trong thời đại CMCN 4.0, cũng như vai trò, ý nghĩa của công nghệ, đổi mới công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Thứ hai, dựa trên các lý thuyết về đổi mới, mô hình chấp nhận công nghệ, tác giả đã tìm hiểu, tổng quan lý thuyết các nghiên cứu trước đó; các nghiên cứu mới nhất của các tác giả trong và ngoài nước để tiến hành tổng hợp dựa trên mô hình lý thuyết gốc và bổ sung vào đó những nhân tố mới có khả năng ảnh hưởng đến sự thay đổi công nghệ trong ngân

hàng thời đại CMCN 4.0.

Thứ ba, trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài mà tác giả thực hiện, tác giả đã xây dựng, phân tích đánh giá các nhân tố phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Đồng thời, tác giả tìm những khoảng trống trong nghiên cứu để bổ sung, xây dựng

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 36)