Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 49)

3.2.1.1 Nhận thức sự hữu ích

Theo Davis và cộng sự (1989): “nhận thức sự hữu ích là khả năng chủ quan của người sử dụng mà khi sử dụng dịch vụ của một hệ thống ứng dụng cụ thể sẽ tăng hiệu suất công việc của mình”.

Nhận thức sự hữu ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng được cho là một trong những yếu tố quyết định cơ bản của sự chấp nhận và sử dụng những sản phẩm dịch vụ có ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để mang lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh.

Cùng với các nghiên cứu đã được trình bày sử dụng mô hình TRA, TPB, TAM về ý định chấp nhận và sử dụng sản phẩm dịch vụ mới, các nhà nghiên cứu đã khẳng định khách hàng sẽ chấp nhận và sử dụng những sản phẩm/dịch vụ nếu họ nhận thức được sự hữu ích của sản phẩm dịch vụ.

Đặc biệt qua các nghiên cứu Davis (1989); Taylor và Todd (1995); Luarn and Lin, (2005); Foon and Fall (2011); Wang (2003); Bander (2008); Clegg và cộng sự (2010); Pham và các cộng Sự (2010); Venkatesh and Zang (2010); Sripalawat và cộng sự (2011); Dasgupta và cộng sự (2011), Chitungo và Munongo (2013) đã chứng minh rằng nhận thức Sự hữu ích là yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sử dụng một sản phẩm/dịch vụ/công nghệ. Vì vậy, với các bằng chứng thực nghiệm từ các ngữ cảnh khác nhau ở trên, trong ngữ cảnh cuộc CMCN 4.0 và ý định sử dụng công nghệ mới trong ngân hàng, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

HI: Có mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố nhận thức về sự hữu ích của công nghệ với sự thay đổi công nghệ

3.2.1.2 Nhận thức dễ sử dụng

Theo Davis và cộng sự (1989): “nhận thức dễ sử dụng dịch vụ là cảm nhận được việc dễ dùng sử dụng dịch vụ là mức độ mà người sử dụng cảm nhận được sự khó khăn hay dễ dàng học tập để sử dụng các sản phẩm dịch vụ của tổ chức cung cấp”.

được nhiều nhà nghiên cứu cho là một yếu tố quyết định cơ bản của người tiêu dùng chấp nhận và sử dụng sản phẩm, Davis(1989). Yếu tố này đã được kiểm tra thường xuyên với nhau trong một số lượng lớn các nghiên cứu chấp nhận sản phẩm có ứng dụng công nghệ. Tại khu vực nông thôn, nơi mà trình độ dân trí còn tương đối thấp, để sử dụng một dịch vụ ngân hàng có thể coi là truyền thống như hoạt động tín dụng hay những dịch vụ thanh toán cũng cần phải đơn giản để tạo cho khách hàng dễ dàng hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ.

Cùng với các nghiên cứu đã được trình hay sử dụng mô hình TRA, TPB, TAM về ý định chấp nhận và sử dụng sản phẩm dịch vụ mới, các nhà nghiên cứu đã khẳng định khách hàng sẽ chấp nhận và sử dụng những sản phẩm/dịch vụ nếu họ nhận thức được sự hữu ích của sản phẩm, dịch vụ.

Đặc biệt qua các nghiên cứu Davis (1989); Taylor & Todd (1995); Luarn & Lin, (2005); Loon & Lah (2011); Wang (2003); Featherman & Fuller (2003); Venkatesh và các công sự (2001); Clegg và cộng sự (2010); Pham và các cộng sự (2010); Venkatesh & Zang (2010); Sripalawat và cộng sự (2011 ); Dasgupta và cộng sự (2011 ); Chitungo & Munongo (2013) đã chứng minh rằng nhận thức sự dễ dàng sử dụng dịch vụ là yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sử dụng một sản phẩm/dịch vụ/công nghệ. Vì vậy, với các bằng chứng thực nghiệm từ các ngữ cảnh khác nhau ở trên, trong ngữ cảnh cuộc CMCN 4.0 và ý định sử dụng công nghệ mới trong ngân hàng, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H2: Có mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố nhận thức về dễ sử dụng của công nghệ với sự thay đổi công nghệ

3.2.1.3 Sự tin tưởng

Chaudhuri & Holbrook (2011), Rauyeuen và cộng sự (2007) định nghĩa tin tưởng thể hiện niềm tin vào lời hứa của một bên và sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong quan hệ trao đổi. Tin tưởng mang lại cảm giác an toàn của khách hàng khi mà bên đối tác đáp ứng kỳ vọng của họ. Để khách hàng tin tưởng hình thành mối quan hệ dài hạn với tổ chức thì khách hàng phải cảm nhận được sự an toàn trong thương vụ với tổ chức.

Các nhà sản xuất, cần hết sức quan tâm đến việc xây dựng hình ảnh về sản phẩm hoặc hình ảnh của nhãn hiệu, việc thực hiện đầy đủ những cam kết về sản phẩm dịch vụ mình cung cấp sẽ tạo ra niềm tin cho khách hàng. Khách hàng tin tưởng chấp nhận và sử dụng dịch vụ là yếu tố quan trọng thu hút khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng.

Đặc thù của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng. Trong lĩnh vực này, sản phẩm dịch vụ có tính chất vô hình, đồng thời với sự phát triển công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để cung cấp cho khách hàng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cho khách hàng sử dụng. Tuy nhiên, những sản phẩm vô hình và công nghệ cao này lại mang đến cho khách hàng những lo ngại rủi ro: rủi ro hệ thống, rủi ro đạo đức... khi sử dụng dịch vụ.

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm như: Wang và cộng sự (2003); Laloret & Li (2005); Amin và cộng sự (2008); Luarn & Lin (2005); Foon & Fah (2011) cho rằng sự tin tưởng của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sử dụng một sản phẩm/dịch vụ/công nghệ. Vì vậy, với các bằng chứng thực nghiệm từ các ngữ cảnh khác nhau ở trên, trong ngữ cảnh cuộc CMCN 4.0 và ý định sử dụng công nghệ mới trong ngân hàng, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H3: Có mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố sự tin tưởng của ngân hàng với sự thay đổi công nghệ

3.2.1.4 Ảnh hưởng xã hội

Nghiên cứu của Venkatesh và cộng sự (2003) chỉ ra rằng ảnh hưởng xã hội là mức độ mà một cá nhân nhận thức những người quan trọng, người xung quanh khác nghĩ rằng họ nên sử dụng sản phẩm mới.

Qua các nghiên cứu của Venkatesh và cộng sự (2003); Kotier (2004); Venkatesh & Zang (2010); Boon & Fah (2011); Sripalawat và cộng Sự (2011) khẳng định ảnh hưởng xã hội có tác động đến dự định thay đổi công nghệ, hành vi của khách hàng; Amin và các cộng sự (2008) cho rằng ý định cá nhân sử dụng dịch vụ điện thoại di

động đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi những người xung quanh họ; Singh và cộng Sự (2010) phát hiện rằng quyết định cá nhân chấp nhận các dịch vụ thương mại di động bị ảnh hưởng bởi bạn bè và các thành viên gia đình; Puschel và cộng sự (2010); Riquelme& Rios (2010) và Sripalawat và cộng Sự (2011); Chitungo & Munongo (2013); Yu (2012) cho rằng ảnh hưởng xã hội là một ảnh hưởng nổi bật tác động đến ý định chấp nhận sử dụng một sản phẩm/dịch vụ/công nghệ. Vì vậy, với các bằng chứng thực nghiệm từ các ngữ cảnh khác nhau ở trên, trong ngữ cảnh cuộc CMCN 4.0 và ý định sử dụng công nghệ mới trong ngân hàng, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H4: Có mối quan hệ thuận chiều giữa ảnh hưởng xã hội và sự thay đổi công nghệ 3.2.1.5 Tính đổi mới

Theo Schwatz (1994), tính đổi mới là sự ưa thích mới lạ và thử thách trong cuộc sống. Theo Steenkamp và cộng sự (1999), tính đổi mới của người tiêu dùng được định nghĩa là khuynh hướng mua mới và ưa thích sự khác biệt sản phẩm.

Manning và cộng sự (1995); Agarwal & Prasad (1998); Venkatraman (1990, 1991); Streebkamp và cộng sự (2003); Foxall và cộng sự (1998), cho rằng tính đổi mới là sự ưa thích mới lạ và thử thách trong cuộc sống. Nghiên cứu của Cao Thị Thanh (2014) cũng khẳng định nhân tố đổi mới tác động thuận đến hành vi chấp nhận sử dụng sản phẩm công nghệ mới của người tiêu dùng. Vì vậy, với các bằng chứng thực nghiệm và ở các ngữ cảnh khác nhau ở trên, trong ngữ cảnh cuộc CMCN 4.0 và ý định sử dụng công nghệ mới trong ngân hàng, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H5: Có mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố đổi mới và sự thay đổi công nghệ 3.2.1.6 Tính hiệu quả của sự thay đổi công nghệ

Công nghệ tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội, là động lực của tăng trưởng kinh tế bền vững; để tăng trưởng kinh tế cần có ba yếu tố, đó là vố n, lao động và tiến bộ công nghệ (Solow, 1987; Boskin &Lau, 1992). Thay đổi công nghệ để phù hợp hơn với điều kiện cạnh tranh ngày càng lớn hiện nay là một yêu cầu cấp thiết đối với ngành ngân hàng. Nghiên cứu của (M.A.Schilling, 2009) chỉ ra rằng Đổi mới công nghệ cho phép mọi người có sự lựa chọn lớn hơn về sản phẩm và dịch

vụ, đồng thời cải thiện chất lượng phục vụ . Việc đổi mới công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng sẽ tăng năng lực cạnh tranh cho ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động. Khi các chính sách công nghệ đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho công nghệ phát triển, phát triển công nghệ tạo ra của cải, nhờ sự đa dạng công nghệ giúp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

Công nghệ tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là công nghệ tác động trực tiếp hiệu quả sản xuất kinh doanh; nó thể hiện ở chỗ công nghệ mới hơn, tiên tiến hơn nếu được sử dụng một cách khoa học thường sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn. Vì thế sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho doanh nghiệp cũng như đem lại sự thỏa dụng cao hơn cho khách hàng. Mặt khác, công nghệ là một trong sáu yếu tố quan trọng (công nghệ, vốn, lao động, tài nguyên, thị trường, chính sách) được coi như là hạt giống trong quá trình tạo ra sự thịnh vượng cho doanh nghiệp (T.M.Khalil, 2002).

Như vậy, đổi mới công nghệ là một trong các yếu tố tác động trực tiếp tới sự tăng trưởng kinh tế và góp phần tạo ra sự thịnh vượng cho quốc gia, đồng thời giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất giả thuyết sau về tính hiệu quả khi thay đổi công nghệ:

H6: Có mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố hiệu quả của CN và sự thay đổi CN 3.2.1.7 Sự thay đổi công nghệ

Dựa trên các lý thuyết về Nghiên cứu hành vi, chấp nhận và sử dụng dịch vụ mô hình TRA, TPB, TAM, UTAUT và các nghiên cứu của Luarn & Lin (2005); Foon & Fah (2011); Wang (2003), Luarn & Lin (2005); Riquelme & Rios (2010); Venkatesh & Zang (2010)... từ các điều kiện thực tế về ý định chấp nhận sử dụng, đổi mới công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

3.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở các nghiên cứu của Roger (2003) xây dựng lý thuyết về sự đổi mới IDT; Nghiên cứu của Engel và cộng sự (2008) về mô hình EKB; Lý thuyết hành động hợp lý TRA được Fishbein và Ajzen nghiên cứu năm 1975 Ajzen (1991; 2002) Davis và

cộng sự (1989; 1993) xây dựng mô hình chấp nhận công nghệ TAM trên nền tảng lý thuyết TRA; Thompson (1991) nghiên cứu mô hình chấp nhận công nghệ TAM2 trên cơ sở phương pháp nghiên cứu của mô hình TAM (1989). Kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất 3 thành phần chính ảnh hưởng đến ý định chấp nhận công nghệ của người tiêu dùng: (1) nhận thức về việc dễ sử dụng, (2) thành phần cảm tính là thái độ và (3) là hành động thực sự.

Venkatesh và cộng sự (2003), xây dựng lý thuyết thống nhất và sử dụng công nghệ (ATAUT) trên cơ sở phát triển mô hình lý thuyết TRA, TPB, TAM và lý thuyết sự đổi mới IDT để giải thích hành vi và hành vi sử dụng của người dùng đối với công nghệ thông tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng gồm: Kỳ vọng hiệu năng, kỳ vọng sự cố gắng, ảnh hưởng xã hội và điều kiện vật chất.

Căn cứ mô hình lý thuyết hành vi và các nghiên cứu trước thì trong nghiên cứu này tác giả đề xuất các biến nghiên cứu liên quan đến quyết định thay đổi công nghệ trong ngành ngân hàng ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Cụ thể, nghiên cứu này đã làm rất kỹ nghiên cứu định tính, đầu tiên là thảo luận với hơn 50 cán bộ quản lý ngân hàng để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đổi mới công nghệ của họ. Tiếp theo nghiên cứu đã thảo luận nhóm với 15 chuyên gia (gồm: Đại diện các nhà quản lý ngân hàng như Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng, phó các chi nhánh, phòng giao dịch) để xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo. Hầu hết các chuyên gia đều thống nhất, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công nghệ trong ngân hàng gồm: (i) Sự hữu ích, (ii) Dễ sử dụng, (iii) Sự tin tưởng, (iv) yếu tố xã hội (v) Yếu tố đổi mới và (vi) Sự hiệu quả. Riêng yếu tố "Hiệu quả" là yếu tố mới được các chuyên gia đặt tên, do hầu hết các nhà quản lý ngân hàng đều cho rằng tính Hiệu quả ảnh hưởng đến việc các nhà quản lý quyết định đầu tư cho công nghệ.

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã nghiên cứu những nội dung sau:

Thứ nhất, Luận văn trình bày chi tiết toàn bộ quy trình nghiên cứu. Từ thảo luận nghiên cứu đến xây dựng thang đo và xây dựng bảng hỏi, nội dung thực hiện từ nghiên cứu sơ bộ đến nghiên cứu chính thức.

Thứ hai, trên cơ sở tác giả tổng hợp, phân tích, xây dựng mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến sự thay đổi công nghệ để phù hợp với nghiên cứu tại Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được xây dựng gồm 06 biến độc lập: Sự hữu ích, Dễ sử dụng, Sự tin tưởng, Xã hội, Đổi mới và Hiệu quả.

Thứ ba, Luận văn trình bày nội dung phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng thích hợp để đánh giá và kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ được trình bày ở chương sau.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đánh giá hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng hiện nay

4.1.1 Sự phát triển của ngành ngân hàng

Cho đến nay, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ xét cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Cùng với đó là việc thành lập và hoạt động của hàng loạt công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng từ trung ương tới địa phương. Có thể nói, với thời gian trên 20 năm thực hiện quá trình đổi mới kinh tế, hệ thống ngân hàng và định chế phi ngân hàng đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp những vai trò to lớn đối với những thành tựu về kinh tế - xã hội nước ta những năm qua. Bên cạnh các tổ chức tín dụng còn có sự hiện diện và ngày càng phát triển của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Nếu như từ 1992 trở về trước, cả nước chỉ có 2 công ty tài chính, 2 công ty bảo hiểm thì đến năm 2001 đã có 7 công ty tài chính; 8 công ty cho thuê tài chính; 18 công ty bảo hiểm; 8 công ty chứng khoán. Ngoài ra, còn có các công ty đầu tư, quĩ đầu tư, quĩ tiết kiệm bưu điện (Qũi này đã sáp nhập vào NHTMCP Liên Việt). Số lượng các định chế tài chính phi ngân hàng hoạt động trên thị trường Việt Nam thường xuyên thay đổi theo thời gian, và đã có sự tăng lên đáng kể so với đầu những năm 2000. Tính đến cuối năm 2017, theo thống kê Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước thì hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam gồm 01 ngân hàng 100% vốn nhà nước (ngân hàng chính sách xã hội), 03 ngân hàng do nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ; 03 NHTMCP mua lại bắt buộc (Nhà nước mua lại với giá 0 đồng là NH Xây Dựng, NH Đại Dương và NH Dầu Khí toàn cầu); 28 ngân hàng thương mại cổ phần ; 02 ngân hàng thuộc khối ngân hàng chính sách; 01 Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam; 09 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 02 ngân hàng liên doanh; 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 47 văn phòng đại diện; 16 công ty tài chính; 11 công ty cho thuê tài chính; 04 tổ chức tài chính vi mô và 1.178 Quỹ tín dụng nhân dân8. Các định chế tài chính này đã và đang

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w