Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 53 - 56)

Trên cơ sở các nghiên cứu của Roger (2003) xây dựng lý thuyết về sự đổi mới IDT; Nghiên cứu của Engel và cộng sự (2008) về mô hình EKB; Lý thuyết hành động hợp lý TRA được Fishbein và Ajzen nghiên cứu năm 1975 Ajzen (1991; 2002) Davis và

cộng sự (1989; 1993) xây dựng mô hình chấp nhận công nghệ TAM trên nền tảng lý thuyết TRA; Thompson (1991) nghiên cứu mô hình chấp nhận công nghệ TAM2 trên cơ sở phương pháp nghiên cứu của mô hình TAM (1989). Kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất 3 thành phần chính ảnh hưởng đến ý định chấp nhận công nghệ của người tiêu dùng: (1) nhận thức về việc dễ sử dụng, (2) thành phần cảm tính là thái độ và (3) là hành động thực sự.

Venkatesh và cộng sự (2003), xây dựng lý thuyết thống nhất và sử dụng công nghệ (ATAUT) trên cơ sở phát triển mô hình lý thuyết TRA, TPB, TAM và lý thuyết sự đổi mới IDT để giải thích hành vi và hành vi sử dụng của người dùng đối với công nghệ thông tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng gồm: Kỳ vọng hiệu năng, kỳ vọng sự cố gắng, ảnh hưởng xã hội và điều kiện vật chất.

Căn cứ mô hình lý thuyết hành vi và các nghiên cứu trước thì trong nghiên cứu này tác giả đề xuất các biến nghiên cứu liên quan đến quyết định thay đổi công nghệ trong ngành ngân hàng ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Cụ thể, nghiên cứu này đã làm rất kỹ nghiên cứu định tính, đầu tiên là thảo luận với hơn 50 cán bộ quản lý ngân hàng để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đổi mới công nghệ của họ. Tiếp theo nghiên cứu đã thảo luận nhóm với 15 chuyên gia (gồm: Đại diện các nhà quản lý ngân hàng như Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng, phó các chi nhánh, phòng giao dịch) để xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo. Hầu hết các chuyên gia đều thống nhất, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công nghệ trong ngân hàng gồm: (i) Sự hữu ích, (ii) Dễ sử dụng, (iii) Sự tin tưởng, (iv) yếu tố xã hội (v) Yếu tố đổi mới và (vi) Sự hiệu quả. Riêng yếu tố "Hiệu quả" là yếu tố mới được các chuyên gia đặt tên, do hầu hết các nhà quản lý ngân hàng đều cho rằng tính Hiệu quả ảnh hưởng đến việc các nhà quản lý quyết định đầu tư cho công nghệ.

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã nghiên cứu những nội dung sau:

Thứ nhất, Luận văn trình bày chi tiết toàn bộ quy trình nghiên cứu. Từ thảo luận nghiên cứu đến xây dựng thang đo và xây dựng bảng hỏi, nội dung thực hiện từ nghiên cứu sơ bộ đến nghiên cứu chính thức.

Thứ hai, trên cơ sở tác giả tổng hợp, phân tích, xây dựng mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến sự thay đổi công nghệ để phù hợp với nghiên cứu tại Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được xây dựng gồm 06 biến độc lập: Sự hữu ích, Dễ sử dụng, Sự tin tưởng, Xã hội, Đổi mới và Hiệu quả.

Thứ ba, Luận văn trình bày nội dung phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng thích hợp để đánh giá và kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ được trình bày ở chương sau.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w