Đánh giá tình hình sử dụng công nghệ trong các ngân hàng

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 59 - 60)

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang có những bước tiếp cận nhanh chóng với CMCN 4.0 khi nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Để có thể phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và thế giới các ngân hàng liên tục tăng cường và đổi mới công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh.

Ứng dụng CNTT đã triển khai quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống quản lý tài sản đảm bảo và hạn mức tín dụng SmartLender (CLIMS) với mục đích cải thiện hệ thống quản trị. Bên cạnh đó, NHTM cũng đã tăng cường hệ thống Giám sát an ninh doanh nghiệp (ESM); hệ thống giám sát ứng dụng tập trung (CAM); hệ thống Quản lý nội dung doanh nghiệp (ECM)...

Theo kết quả khảo sát của Viện Chiến lược ngân hàng được thực hiện vào tháng 5/2017 vừa qua tại 18 Hội sở chính các NHTM, 01 ngân hàng chính sách xã hội, 04 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 2 tổ chức tài chính vi mô (đại diện cho 65% tổng tài sản của ngành ngân hàng), 92% ngân hàng trả lời đang có những chuẩn bị về đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng qua công nghệ số để đón nhận và thích ứng với những bước tiến đang đến của CMCN 4.0 và 76% chuẩn bị về thu hút lao động trong lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ cao & công nghệ thông tin. Đặc biệt, 96% các ngân hàng hiện nay đang xây dựng chiến lược phát triển công nghệ cao/công nghệ đặc trưng của CMCN 4.0 đến năm 2025, trong đó có 03 ngân hàng (NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng, NHTMCP Tiên Phong, NH HSBC) có chiến lược phát triển về robot tự động và tiên tiến.

Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam đang có sự đầu tư lớn về hạ tầng CNTT, phần mềm Corebanking thế hệ mới, triển khai các công nghệ nền tảng mới, ứng dụng các giải pháp sáng tạo theo xu hướng chung về chuyển đổi số, số hóa dịch vụ của ngành ngân hàng với mục tiêu cuối cùng là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số theo hướng đơn giản, thân thiện, tự động, thông minh và tiếp cận khách hàng đa kênh đồng nhất (Omni-Channel).

Song song đó là sự phát triển, mở rộng hệ sinh thái dịch vụ tài chính trong nước với sự góp mặt của các doanh nghiệp Fintech phát triển dựa trên thành tựu của khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử gia tăng, các hoạt động đa dạng của kinh tế số và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu, hành vi thay đổi của người tiêu dùng trong kỷ nguyên số. Xu hướng hợp tác đôi bên cùng có lợi, cộng hưởng sức mạnh giữa ngân hàng - Fintech đang là xu hướng phát triển chủ đạo tại thị trường tài

chính, ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Như vậy, với việc đón nhận những tiến bộ khoa học công nghệ, những thông tin, tri thức, các dịch vụ tiên tiến... từ cuộc CMCN 4.0, các ngân hàng Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, học hỏi trình độ quản trị điều hành và kinh doanh tiên tiến, phát huy tiềm năng to lớn về lĩnh vực tài chính ngân hàng và có những thay đổi kịp thời với xu thế công nghệ mới. Tuy nhiên, nhìn vào xuất phát điểm của Việt Nam khi lực lượng lao động dồi dào nhưng thiếu lao động chất lượng cao, trước tốc độ thay đổi nhanh chóng và tác động sâu rộng của CMCN 4.0, các ngân hàng Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi những khó khăn nếu như muốn ứng dụng một số công nghệ đặc trưng của CMCN 4.0 như blockchain, robot tự động hay big data. Do vậy, các ngân hàng Việt Nam cần phải chủ động nắm bắt và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tận dụng các cơ hội, thách thức khi triển khai, ứng dụng và đổi mới công nghệ.

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w