Thanh toán điện tử qua Internet, điện thoại di động đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng, bước đầu mang lại nhiều tín hiệu lạc quan cho ngành ngân hàng. Lợi nhuận ngành ngân hàng gia tăng một cách đáng kể từ các dịch vụ của nền tảng công nghệ số hóa. Một số ngân hàng thương mại đã nghiên cứu, hợp tác và đưa các công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán trên thiết bị di động, với việc áp dụng sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt, giọng nói...), sử dụng mã phản hồi nhanh (QR Code), công nghệ mã hóa thông tin thẻ, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS,.... Đây là các hình thức thanh toán hiện đại, an toàn, tiện lợi, được người tiêu dùng đón nhận tích cực.
Việc ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động kinh doanh ngân hàng không chỉ đem lại nhiều tiện ích đối tượng là các khách hàng còn góp phần mang lại nhiều sự hữu ích, tiện lợi, giúp các giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn, tiết kiệm được chi phí vận hành.
Việc ứng dụng nền tảng công nghệ SMAC10 sẽ mang đến những cơ hội nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng, quản trị hệ thống, thay đổi cách thức các ngân hàng tương tác và gắn kết khách hàng, chuyển đổi mô hình lấy khách hàng làm trung tâm. Điện toán đám mây mang đến những tiềm năng và thúc đẩy hiệu quả hoạt động, tăng cường linh hoạt và khả năng mở rộng công nghệ. Phân tích dữ liệu lớn, dữ liệu khách hàng để nắm bắt nhu cầu khách hàng đã thay đổi trên thị trường sẽ là nhân tố quyết định đến thành công trong việc phát triển hoạt động dịch vụ, thu hút sự quan tâm và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng. Công nghệ di động và Mạng xã hội sẽ tăng cường khả năng tiếp cận và tương tác, đem lại tính thuận tiện cao cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng mọi lúc, mọi nơi.
Một số dịch vụ của các ngân hàng thương mại như Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) với ngân hàng tự động LiveBank, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với ứng dụng ngân hàng số Timo, Ngân hàng Phương Đông Việt Nam (OCB) với chiến lược chuyển đổi ngân hàng số, Ngân hàng thương mại cổ 10 SMAC là sự hội tụ của 4 yếu tố: Social (xã hội), Mobility (di động), Analytics (phân tích dữ liệu lớn) và Cloud (điện toán đám mây).
phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) với không gian ngân hàng số Digital Lab, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) với corebank thế hệ mới và kho dữ liệu doanh nghiệp (EDW) hiện đại, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) với ứng dụng trở lý ảo ChatBot phục vụ 24x7 trên mạng xã hội...
Việc tích cực thay đổi áp dụng công nghệ của các ngân hàng đã góp phần đem lại lợi nhuận to lớn cho các ngân hàng. Cụ thể:
Kế thừa đà tăng trưởng tích cực của năm 2017, lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2018 tiếp tục tăng trưởng. Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, lợi nhuận của ngành ngân hàng năm 2018 ước tăng khoảng 40% so với 2017. Sơ bộ cho thấy lợi nhuận trước thuế Vietcombank 2018 đạt kỉ lục hơn 18.000 tỉ đồng, tăng trên 60% so với năm trước. Kết quả nhờ phần lớn vào việc thoái vốn các tổ chức tín dụng trong năm qua của Vietcombank. Không hề thua kém, Agribank cũng công bố lợi nhuận trước thuế 2018 đạt kỉ lục với 7.525 tỉ đồng, tăng 50% so với năm 2017 (4.985 tỉ đồng) và vượt 37% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của BIDV đạt trên 9.625 tỉ đồng, cao nhất của ngân hàng này kể từ khi thành lập. Riêng lợi nhuận trước thuế khối ngân hàng đạt 8.959 tỉ đồng, tăng 12%.
Về phía ngân hàng thương mại cổ phần, TPBank công bố lãi trước thuế tăng gần gấp đôi so với 2017 đạt 2.258 tỉ đồng, vượt 2,6% so với kế hoạch đề ra (2.200 tỉ đồng). Sacombank dù vẫn phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu nhưng cũng thông báo lãi hơn 2.200 tỉ đồng trong năm 2018, vượt 20% kế hoạch. lợi nhuận năm 2018 của Techcombank vượt mốc 10.000 tỉ đồng, đây cũng là lợi nhuận lịch sử của một ngân hàng tư nhân tại Việt Nam. Với con số ước tính này, Techcombank khả năng vượt qua BIDV để trở thành ngân hàng có qui mô lợi nhuận lớn thứ hai trong hệ thống, chỉ sau Vietcombank.
Trong thông cáo mới đây, MBBank cho biết lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ trên 7.000 tỉ đồng, tăng 31% so với 2017 và vượt 8% kế hoạch năm. Bên cạnh những ngân hàng đã công bố lợi nhuận, kết quả điều tra mới nhất của Vụ Dự báo thống kê (NHNN) cũng cho thấy, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm hơn so với năm trước nhưng 86% tổ chức tín dụng đánh giá tình hình kinh doanh của đơn vị trong năm 2018 được cải thiện hơn.
Điểm qua các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm qua, chúng ta có thể thấy một điều đây là những ngân hàng luôn đứng vững trong tốp đầu các năm. Đặc biệt trong những năm 2015 - 2018 các ngân hàng này đã tích cực chủ động trong việc đổi mới công nghệ, tăng cường hợp tác với các công ty công nghệ để xây dựng và đổi mới các công nghệ để gia tăng lợi ích và hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.