Mala (2015), trong bài báo nghiên cứu về những tác động của công nghệ trong ngành ngân hàng tại Ản độ (An Impact of Technology in Banking Sector in India) đã nhận định rằng: “phân tích dữ liệu lớn đang được triển khai trên nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành ngân hàng và đang giúp họ cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng của họ. Đổi mới công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng giúp các ngân hàng cải thiện hệ thống bảo mật nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết trong việc chủ động áp dụng công nghệ, đáp ứng nhu cầu khách hàng thông qua việc nắm bắt sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Qua đó đánh giá được hiệu quả hoạt động của ngân hàng để có những điều chỉnh hợp lý”.
Navaretti & các cộng sự (2017) trong bài báo “FinTech and Banking. Friends or Foes?” nghiên cứu về mối quan hệ giữa Fintech và ngân hàng cho thấy: “đổi mới công nghệ và mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ có thể cung cấp cơ hội kinh doanh mới cho người đương nhiệm, bằng cách chuyển đổi cách họ tạo ra giá trị và cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Hoặc họ có thể làm gián đoạn cấu trúc hiện tại của ngành tài chính, bằng cách làm mờ ranh giới của mình và thúc đẩy việc giải thể chiến lược. Bằng cách cung cấp các cổng mới cho doanh nghiệp, Fintech có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ tài chính, thúc đẩy sự cạnh tranh của những người dùng mới. Để tồn tại, các ngân hàng sẽ phải phản ứng, đối mặt với áp lực cạnh tranh gia tăng và áp dụng các chiến lược mới, thay đổi mô hình kinh doanh, chiến lược, chính sách của ngân hàng.
Alavudeen & Sr.Rosa (2015) đề cập tiến bộ của công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đã phân tích những tác động của sự phát triển công nghệ trong ngành ngân hàng và những thách thức mà ngành ngân hàng phải đối mặt do sự phát triển công nghệ. Nhóm tác giả đã kết luận: “CNTT có tác động đáng kể đến hiệu suất và hoạt động của
2 6
ngành ngân hàng như dịch vụ mới như máy ATM, hệ thống thanh toán có giá trị lớn, hệ thống thanh toán bán lẻ,..., đang được cung cấp cho khách hàng. Hệ thống thanh toán giá trị lớn và giá trị bán lẻ thông qua chuyển tiền điện tử quốc gia (NEFT), Hệ thống thanh toán tổng thời gian thực (RTGS), chuyển tiền điện tử (EFT) và Hệ thống thanh toán điện tử (ECS) giúp khách hàng ngân hàng dễ dàng chuyển tiền mà không bị chậm trễ. Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành yêu cầu cơ bản của ngành ngân hàng do cạnh tranh ngày càng tăng và toàn cầu hoá.”
Trong một nghiên cứu khác của Campanella & Peruta & Giudice (2015), nhóm tác giả đã tiến hành thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về số liệu định lượng và định tính trong giai đoạn 2008 - 2011 được thu thập từ một mẫu của 3.190 ngân hàng ở 17 quốc gia trên thế giới để đánh giá những ảnh hưởng công nghệ mới trong thời đại CMCN 4.0 đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm kết luận:
(1) Có sự tồn tại của một mối quan hệ tiêu cực giữa đòn bẩy tài chính và cải tiến công nghệ liên quan đến hệ thống phần mềm lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp và phần mềm quản lý rủi ro tín dụng đã được quan sát;
(2) Cải tiến quy hoạch tài nguyên doanh nghiệp và phần mềm quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng dường như ảnh hưởng đến năng lực, khả năng và tổ chức của hệ thống ngân hàng;
(3) Các cải tiến liên quan đến các hệ thống phần mềm lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp và phần mềm quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng làm tăng biên lợi nhuận của các ngân hàng.
Nghiên cứu của Ho & Mallick (2016) “Tác động của công nghệ thông tin đối với ngành ngân hàng: lý thuyết và thực nghiệm”. Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu điều tra khảo sát 68 ngân hàng của Mỹ trong thời gian 20 năm với 1.293 quan sát để xem xét việc đầu tư cho công nghệ thông tin có làm cải thiện tính chuyên nghiệp của ngân hàng hay không? Bằng nghiên cứu thực nghiệm nhóm tác giả đã cho kết quả nghiên cứu sau:
(1) Việc sử dụng CNTT có thể dẫn đến chi phí thấp hơn và tăng năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng;
(2) Các kết quả ghi nhận vai trò của CNTT đến chi phí và doanh thu của ngân hàng;
(3) Chi tiêu cho CNTT có tác động tích cực lên thị phần của ngân hàng.
Qua các nghiên cứu trên cho thấy hầu hết các tác giả đều đánh giá vai trò quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các ngân hàng phải cần có sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh, đổi mới công nghệ một cách phù hợp nhất để gia tăng sự cạnh tranh với các tổ chức tài chính mới nổi có ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến.