Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ABC TRONG DOANH NGHIỆP TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 59 - 64)

Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm mục đích kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc vận dụng phương pháp ABC trong các DN trên địa bàn tỉnh Bình Định. Quy trình nghiên cứu định lượng gồm các bước cơ bản sau:

- Thiết kế phiếu khảo sát;

- Xác định cỡ mẫu nghiên cứu và lựa chọn mẫu; - Tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu;

- Phân tích, xử lý dữ liệu khảo sát nhằm kiểm định độ tin cậy, giá trị của thang đo, kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố, hồi quy mô hình và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng phương pháp ABC trong các DN trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

3.5.2.1. Thiết kế phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát trong nghiên cứu này được thiết kế dựa trên quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu trước có liên quan, các lý thuyết nền và kết quả phỏng vấn các chuyên gia. Phiếu khảo sát được trình bày chi tiết ở Phụ lục 2.

Phiếu khảo sát được thiết kế gồm 3 phần:

- Phần mở đầu: Giới thiệu mục đích, tính cấp thiết của nghiên cứu, giới thiệu khái quát chung về phương pháp ABC và các thông tin có liên quan để người trả lời có thể liên hệ với nhóm tác giả trong trường hợp cần thiết.

- Phần 1: Thông tin chung của DN được khảo sát nhằm thu thập các thông tin có liên quan đến người trả lời để thống kê, mô tả mẫu và gửi kết quả nghiên cứu nếu người tham gia khảo sát có nhu cầu.

- Phần 2: Thông tin khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp ABC trong các DN trên địa bàn tỉnh Bình Định. Phần này đưa ra các phát biểu và hướng dẫn người trả lời lựa chọn các mức độ của thang đo Likert từ mức 1 – mức 5.

3.5.2.2. Xác định cỡ mẫu và lựa chọn mẫu khảo sát

 Cỡ mẫu

Theo Nguyễn Đình Thọ [5] thì kích thước mẫu trong phân tích hồi quy bội phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: mức ý nghĩa (significant level), độ mạnh của phép kiểm định (power of the test), số lượng biến độc lập. Theo Đinh Phi Hổ [2] thì quy mô mẫu có thể được xác định theo công thức: n ≥ 50 + 8k, với k là số biến độc lập của mô hình. Trong nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 6 biến nên kích thước mẫu nghiên cứu chính thức n ≥ 50 + 8 x 6 = 98 là phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và hồi quy đa biến.

Theo Hair và cộng sự [36] cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100. Đồng thời, cỡ mẫu được xác định khi phân tích nhân tố khám phá sẽ dựa vào mức tối thiểu và số lượng biến đưa vào phân tích của mô hình. Trong đó: mức tổi thiểu (Min) = 50; tỷ lệ của số quan sát so với 1 biến phân tích (k) là

5/1. Nếu mô hình có m thang đo, Pi: số biến quan sát của thang đo thứ i thì cỡ mẫu được xác định: n = 5 ∑ 𝑃𝑖 . Trong mô hình nghiên cứu của tác giả có 7 thang đo và 29 biến quan sát nên theo công thức này thì cỡ mẫu: n = 5 x 29 = 145.

Do vậy, nghiên cứu này xác định cỡ mẫu đạt yêu cầu là 145 quan sát. Tuy nhiên, để đạt được cỡ mẫu này sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không đầy đủ hoặc câu trả lời không phù hợp hoặc không phản hồi, nhóm tác giả quyết định gửi 200 phiếu khảo sát đến 200 DN trên địa bàn tỉnh Bình Định thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề và loại hình khác nhau.

Chọn mẫu khảo sát

Việc chọn mẫu được nhóm tác giả tiến hành theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Nhóm tác giả chọn các đối tượng khảo sát có thể tiếp cận được có hiểu biết và liên quan đến việc vận dụng phương pháp ABC trong DN trên địa bàn tỉnh Bình Định.

3.5.2.3. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là các Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng các bộ phận và Kế toán viên của các DN trên địa bàn tỉnh Bình Định đã áp dụng và có ý định áp dụng phương pháp ABC trong công tác kế toán chi phí. Vì đơn vị phân tích của đề tài là doanh nghiệp nên mỗi DN sẽ nhận một phiếu khảo sát.

3.5.2.4.Phương pháp thu thập dữ liệu

Phiếu khảo sát được nhóm tác giả gửi đến đối tượng khảo sát chủ yếu bằng công cụ Google form. Tuy nhiên có một số đối tượng khảo sát cho biết họ không sử dụng công cụ này nên được yêu cầu gửi bằng email hoặc gửi trực tiếp phiếu khảo sát bằng bảng giấy.

3.5.2.5. Phương pháp xử lý dữ liệu

Sau khi dữ liệu được thu thập, nhóm tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu, mã hóa, nhập dữ liệu và sau đó phân tích dữ liệu theo các mục tiêu và các giả thuyết nghiên cứu đã xác định. Nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS 23 phục vụ cho việc phân tích, thống kê, xử lý dữ liệu và chạy hồi quy đa biến.

Kiểm định chất lượng thang đo: Độ tin cậy của thang đo được thể hiện qua hai chỉ số là hệ số tương quan biến tổng và hệ số Cronbach’s Alpha. Nếu hệ số tương quan biến tổng thấp hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha thấp hơn 0,6 thì biến đo lường này sẽ bị loại.

Phân tích nhân tố khám phá EFA: sử dụng kiểm định KMO, Bartlett và phương sai trích để xác định hệ thống thang đo đại diện. Trong đó, kiểm định KMO thể hiện tính thích hợp của EFA và khi trị số KMO thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1 thì EFA là thích hợp. Kiểm định tương quan của các biến quan sát với nhân tố đại diện được thực hiện qua kiểm định Bartlett, khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05 thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Kiểm định mức độ giải thích của biến quan sát đối với nhân tố, sử dụng phương sai trích để đánh giá, trị số phương sai trích nhất thiết phải lớn hơn 50%.

Kiểm định sự khác biệt của các tham số, mô hình: sử dụng các kiểm định như kiểm định t, kiểm định F, sig để xác định sự khác biệt của các tham số trung bình và mô hình có ý nghĩa.

Phân tích hồi quy đa biến: sử dụng các kiểm định của các hệ số hồi quy, mức độ phù hợp của mô hình, sự tương quan và phương sai phần dư để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.

Mô hình hồi quy dự kiến:

VD = β0 + β1 * CT + β2 * HT + β3 * NT + β4 * HL + β5 * KT+ β6 * NL + ε

Trong đó:

VD: Vận dụng phương pháp ABC trong các DN trên địa bàn tỉnh Bình Định CT: Cạnh tranh

HT: Sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao NT: Nhận thức về phương pháp ABC HL: Huấn luyện, đào tạo

KT: Điều kiện kỹ thuật NL: Nguồn lực triển khai. βi: Tham số

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương này, nhóm tác giả đã trình bày quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Đồng thời, nhóm tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp ABC và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp ABC trong các DN trên địa bàn tỉnh Bình Định; còn nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm thu thập dữ liệu để đánh giá độ tin cậy các thang đo, phân tích EFA, thực hiện hồi quy đa biến và kiểm định các giả thuyết cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng phương pháp ABC trong các DN trên địa bàn tỉnh Bình Định.

CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ABC TRONG DOANH NGHIỆP TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)