Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng tại một số Ngân hàng thương mại Mỹ

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh trần phú (Trang 38)

mại Mỹ

Ở Mỹ các khoản tín dụng tiêu dùng chiếm khá lớn trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng. Theo báo cáo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), năm 2021, riêng trong tháng 2, tháng 3 dư nợ CVTD tăng lần lượt là 26,1 tỷ USD và 25,8 tỷ USD - mức tăng gần với con số kỷ lục 26,8 tỷ USD vào tháng 12/2019. Các ngân hàng nổi tiếng ở Mỹ đã tập trung phát triển CVTD (đặc biệt là cho vay theo thẻ tín dụng, các khoản cho vay bất động sản của dân cư và các khoản CVTD qua hệ thống điện tử) thông qua hàng ngàn chi nhánh trên toàn thế giới. Điền hình như:

- Bank of America (BAC): ngân hàng có tổng số vốn lớn thứ 2 tại Mỹ, phục vụ hơn 80% dân số Mỹ và khách hàng trên 150 quốc gia với hơn 4300 điểm giao dịch và khoảng 17000 ATMs. Theo báo cáo tài chính năm 2020 cùa BAC, hoạt động CVTD mang lại doanh thu gần 16 tỷ USD trong đó mảng thẻ mang lại khoảng 5 tỷ USD (chiếm tỷ trọng hơn 30% tổng doanh thu). Đồng thời, ngân hàng đã thu hút được hơn 39 triệu khách hàng trực tuyến, tăng 3% so với năm 2019.

Đe có thể thu hút được 80% khách hàng cá nhân, bên cạnh việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, BAC tập trung kinh doanh thẻ tín dụng với chiến lược lãi suất thấp, có nhiều chương trình khuyến mại như miễn phí thường niên, miễn phí một số tiện ích thẻ, hợp tác với các công ty cung cấp hàng hóa dịch vụ để tặng thêm khuyến mãi cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng cũa BAC như chi tiêu hoàn tiền từ 2%-3%, un đãi thưởng thêm lên tới 25%-75% đối với khách hàng un tiên, tích điểm dặm bay và tặng các gói du lịch nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, BAC cũng xây dựng thẻ tín dụng dành riêng cho đối tượng sinh viên. Hoạt động CVTD tại BAC đều được xử lý tự động trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Song song với kênh ngân hàng tự động, BAC vẫn tiếp tục mở rộng mạng lưới tại Mỹ cũng như đặt Văn phòng đại diện ở nhiều quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch.

BAC xây dựng đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, nhiệt tình cởi mở, trung thực, thực hiện tốt dịch vụ tư vấn, giúp khách hàng lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu và có chính sách khách hàng phù hợp với đối tượng khách hàng cá nhân.

- CitìBank: Là một ngân hàng quốc tế lớn và lâu đời nhất thế giới thuộc tập đoàn Citigroups. Hiện nay, CitiBank là một trong những NHTM thành công nhất trên thị trường tài chính, là hãng phát hành thẻ tín dụng lớn nhất thế giới. Khách hàng CitiBank có thề truy cập và tiếp cận các dịch vụ Citi24/7 trên internet thông qua hệ thống dịch vụ ngân hàng trực tuyến CitiBank Online và bằng cách gọi điện thông qua Citiphone.

CitiBank có cách tiếp cận riêng về lĩnh vực phát triển CVTD, các kế hoạch đa dạng, sản phẩm tốt, số lượng người tham gia đông đảo. Ví dụ, trong dịch vụ thẻ tín dụng, CitiBank nghiên cứu và phất triển một loại thẻ tín dụng liên kết với các ngành công nghiệp khác như hàng không, bất động sản (Mortgage Minister Credit Card - Loại thẻ tín dụng cho phép khách hàng có thể trả trước tiền thuê nhà trong thời hạn lên đến 15 năm), thề thao như bóng đá (The Football Card - loại thẻ tín dụng được thiết kể cho các tay chơi golf và trở thành loại thẻ chính thức của câu lạc bộ golf The Australian Golf Link....).

1.4,2. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng tại một số Ngân hàng thương

mại Trung Quốc

Dịch vụ tín dụng tiêu dùng ngày càng phát triển tại các NHTM Trung Quốc. Các nhà quản lý ngân hàng Trung Quốc đã nhận thấy CVTD chính là ‘tương lai’ của các NHTM và họ phải tập trung các nguồn lực của mình nhiều hơn cho lĩnh vực này.

- Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC)'. ICBC những năm gần đây vươn lên đầu bảng xếp hạng các công ty lớn nhất thế giới do Forbes bình chọn. Đến 16/4/2021, tài sản lên của ICBC đạt 4.914,7 tỷ USD, 496 triệu khách hàng thể nhân và 5,32 triệu khách hàng doanh nghiệp.

ICBC tập trung mở rộng thị trường tín dụng tiêu dùng bởi khu vực này thường có tỉ lệ nợ xấu thấp, liên tục đánh giá lại nhóm khách hàng mục tiêu để liên tục cập nhật nhu cầu để hoàn thiện sản phẩm CVTD của mình. Bên cạnh đó, ICBC cũng

đẩy mạnh nâng cấp hạ tầng và tăng cường khai thác ngân hàng điện tử như: tập trung thu hút số lượng khách hàng sử dụng ATM, POS, điện thoại di động, ebanking..., phát triền phàn mềm giúp cho việc thấm định và đánh giá rủi ro tín dụng hiệu quả.

- China Construction Bank (CCB-Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc):

NHTM lớn thứ 3 thế giới (theo hảng xếp hạng các công tỵ lớn nhất thế giới do Forbes bình chọn công bổ ngày 13/5/2021) với tổng tài sản lên tới 4.302 tỷ USD, 600 chi nhánh; 275.000 nhân viên. CCB có chi nhánh tại gần 30 quốc gia, tại các thành phố như London, Tokyo và New York, Paris, Amsterdam, Barcelona và Milan. CCB cũng là ngân hàng đầu tiên được phép cung cấp dịch vụ NHTM và các giao dịch bằng đồng NDT ở Thụy Sỹ. Cũng như mọi NHTM khác của Trung Quốc, CCB tận dụng tối đa nguồn lực, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, tích cực liên kết và bán chéo sản phẩm. CCB liên tục nâng cấp hạ tầng cơ sở vật chất, trình độ công nghệ thông tin là những nền tảng quan trọng để phát triển CVTD, cung cấp đa dạng các loại sản phẩm thông qua sự đa dạng các kênh phân phối.

1.4.3. Bài học kình nghiệm

Cho vay tiêu dùng là nghiệp vụ ngân hàng tiếp cận gàn nhất với cuộc sống của người lao động nhằm hồ trợ trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Xã hội ngày nay càng phát triển, nhu cầu một cuộc sống đầy đủ, ăn ngon, mặc đẹp, đi lại thuận tiện...đòi hỏi được thỏa mãn ở mức độ cao hơn. Tuy nhiên, khả năng tài chính cá nhân đế đáp ứng nhu cầu đó trong nhiều trường hợp là không đủ, vì vậy cá nhân cần tìm đến sự tài trợ của ngân hàng. Với dân số đạt trên 96 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, trong đó 34,4% dân số sinh sống tại khu vực thành thị, thị trường CVTD tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển. Do đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng hơn nừa vì lợi ích thiết thực mà loại hình này đem lại cho bản thân ngân hàng cũng như cho người dân và sự phát triển chung của toàn xã hội.

• Luôn theo sát thị trường, thường xuyên đánh giá lại nhóm khách hàng mục tiêu đế kịp thời phát hiện nhu cầu của khách hàng; từ đó nghiên cứu và phát triển

sản phẩm CVTD phù hợp với thị hiếu của khách hàng. 31

• Đa dạng hoá các loại hình sản phâm, xây dựng chiên lược sản phâm trong từng thời kỳ, từng đối tượng khách hàng qua đó nâng cao nàng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường tài chính.

• Thực hiện nâng cấp hạ tầng cơ sở vật chất, đẩy mạnh phát triển kênh ngân hàng số trên nền tảng công nghệ hiện đại nhằm cung cấp đa dạng các loại sản phẩm thông qua sự đa dạng các kênh phân phối; góp phần tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp

(CMCN) 4.0 và sự nổi lên của kinh tế số Phát triển hệ thống công nghệ thông tin.

• Đẩy mạnh công tác bán chéo sản phẩm, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các tố chức khác đặc biệt là các công ty bán lẻ, các đại lý, công ty bảo hiếm, các tổ chức du học... nhằm nắm bắt kịp thời nguồn thông tin khách hàng cũng như đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng các sản phẩm liên kết với các tổ chức trên.

• Không ngừng nâng cao công tác đào tạo, tập huấn nhàm xây dựng đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, nhiệt tình cởi mở, trung thực, thực hiện tốt dịch vụ tư vấn qua đó nâng cao hiệu quả chàm sóc khách hàng cũng như mở rộng số lượng khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng hiện hừu của ngân hàng.

TIÉU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày những lý luận cơ bản vê CVTD và vai trò mà CVTD mang lại cho ngân hàng, khách hàng, nhà sản xuất nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung, từ đó có thể thấy phát triền CVTD là một trong nhừng định hướng quan trọng của các NHTM góp phần tăng khả năng cạnh tranh và vị thế ngân hàng trong môi trường tài chính cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.

Bên cạnh đó, Chương 1 đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động CVTD cả về mặt định lượng và định tính. Đây là cơ sở quan trọng đế luận văn vận dụng vào phân tích, đánh giá thực trạng CVTD tại NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Trần Phú, Hải Phòng trong Chương 3 một cách logic, khách quan, hiệu quả, chính xác hơn.

Đồng thời luận văn cũng đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động CVTD xuất phát từ các nhân tố khách quan và chủ quan; nghiên cứu kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại nước ngoài trong hoạt động CVTD và dựa trên bối cảnh kinh tế-văn hóa-xã hội nước ta hiện nay, để đưa ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM tại Việt Nam về vấn đề phát triển hoạt động CVTD. Qua đó tạo tiền đề để đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhàm phát triển hoạt động CVTD trong Chương 4.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TH1ÉT KÉ NGHIÊN cứu 2.1. Quy trình nghiên cứu

2.1.1. Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu chù yếu của luận văn là phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú, Hải Phòng. Trên cơ sở đó, luận văn làm rõ những kết quả mà chi nhánh đạt được, nêu lên những hạn chế và luận giải các nguyên nhân hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm phát triền hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú, Hải Phòng trong thời gian tới.

2.1.2. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua 05 bước sau:

đô 2.1. Các bước thực hiện nghiên cửu luận văn

Bảng 2.1. Diễn giải các bước thục hiện nghiên cứu luận văn

Bước Nội dung Loại thông

tin

1

- Dựa trên tính cấp thiết của đề tài và chuyên môn công tác, luận văn khai thác về hoạt động CVTD - một trong những hoạt động tiềm năng và ngày càng đóng vai trò trong hoạt động phát triển của NHTM.

- Qua đó phân tích thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển CVTD tương xứng với tiềm năng của nó

Thứ cấp

2

- Nghiên cứu tổng quan những lý luận cơ bản về CVTD và các chi tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động CVTD.

- Tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng các thành tựu của nghiên cứu trước để áp dụng cho NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Trần Phú, Hải Phòng cho phù hợp với tình hình hiện tại và hướng đến mục tiêu dài hạn trong tương lai, đồng thời chỉ ra những hạn chế của các công trình nghiên cứu trước.

Thứ cấp

3

- Liên hệ với các bộ phận chức năng nhằm thu thập thông tin một cách hiệu quả và chính xác nhất.

- Thu thập dữ liệu từ các báo cáo năm, báo cáo hoạt đông kinh doanh, báo cáo định kỳ, đột xuất của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú, Hải Phòng giai đoạn 2018-2020. Ngoài ra, dữ liệu cũng sẽ được thu thập qua các kênh thông tin khác như sách, báo, đài, mạng internet,... nhằm cung cấp thông tin phân tích phong phú, đa dạng hơn giúp bài viết có góc nhìn đa chiều và chặt chẽ hơn.

Thứ cấp

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Bước Nội dung Loại thông

tin

- Kiếm tra độ tin cậy, sự phù hợp của các báo cáo đối với yêu cầu của luận văn.

4

- Phân loại, thống kê, lập bảng/biểu đồ số liệu giai đoạn 2018-2020 từ khái quát tình hình hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh đến tình hình hoạt động CVTD cụ thể theo từng nhóm các chỉ tiêu định lượng, định tính.

- Phân tích sự biến động của số liệu qua các năm, tính toán tỷ trọng cơ cấu của các đối tượng cụ thể trong hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động CVTD của chi

nhánh.

- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú, Hải Phòng;

- Đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng; nguyên nhân của các tồn tai, han chế.• > •

Sơ cấp, Thứ cấp

5

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

- Kết thúc quá trình nghiên cứu.

Thứ cấp

Đê đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp phù hợp phát triên cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú - Hải Phòng, tác giả chủ yếu dùng ba phương pháp sau:

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Các dữ liệu, thông tin và tài liệu liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ được thu thập từ:

- Hệ thống văn bản quy định về hoạt động cho vay, thẩm quyền tín dụng, danh 36

mục sản phâm dịch vụ hiện hành...và các tiêu chí hoạt động, định hướng phát triên của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Các báo cáo năm, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tổng hợp số liệu hoạt động cho vay tiêu dùng trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú - Hải Phòng.

- Các báo cáo, đánh giá, tống hợp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung, hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng từ cá bài báo, nghiên cứu, website...

2.2.2. Phương pháp mô tả phân tích số liệu mô tả

Luận văn sử dụng nhiều phương pháp: so sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá,.. Dựa trên số liệu thu thập được nhàm phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Tràn Phú - Hải Phòng.

Cụ thể như sau:

2.2.2.7. Phương pháp thống kê mô tả

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu tác giả đã lựa chọn sử dụng phương pháp thống kê mô tả cho luận văn của mình. Được mô tả cụ thể bằng các con số để trình bày các chỉ tiêu đã đưa ra làm cơ sở đế đánh giá hoạt động CVTD tại

NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú - Hải Phòng.

Thông qua phương pháp thống kê, mô tả số tuyệt đối, tương đối, luận vàn xác định sự biến động nhằm đánh giá hoạt động CVTD tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú - Hải Phòng trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020 một cách chân thực và chính xác, phù hợp, khách quan và phản ánh được đúng nội dung cần phân tích.

2.2.2.2. Phươngphảp phản tích

Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích nhằm phân tích nhũng yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu, phân tích nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Qua đó, tìm ra hướng điều chỉnh họp lý, tác động trực tiếp, có hiệu quả đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú - Hải Phòng.

2.2.2.3. Phương pháp tông hợp

Phương pháp tông hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Ngay từ Chương 1, khi đưa ra kinh nghiệm về thực trạng cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng nước ngoài, từ

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh trần phú (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)