Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh trần phú (Trang 107 - 117)

4.3.3.1. Hoàn thiện chính sách cho vay tiêu dùng

Đe trở thành ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực bán lẻ hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam cần phải tích cực hoàn thiện chính sách cho vay tiêu dùng với lãi suất và điều kiện vay vốn linh hoạt hơn nữa. Một chính sách cho vay tiêu dùng hợp lý cần phải có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố.

Một là, áp dụng linh hoạt lãi suất CVTD phù họp với từng thời kỳ, từng sản phâm, từng đối tượng khách hàng

Đôi với môi đôi tượng khách hàng vay tiêu dùng khác nhau, NHNo&PTNT Việt Nam cần tiến hành xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng (về độ tuổi, mức thu nhập, lịch sử quan hệ tín dụng, nơi công tác...) nhằm thu hút và giữ chân khách hàng vay tiêu dùng.

Bên cạnh đó, NHNo&PTNT Việt Nam cần nghiên cứu thị trường để tung ra các gói ưu đãi lãi suất CVTD với thời gian linh hoạt, đảm bảo cạnh tranh với các NHTM khác cũng như phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng theo từng thời kỳ, từng thời điểm trong năm. Phối hợp với các đối tác liên kết để đưa ra gói lãi suất ưu đãi kèm giảm giá sản phẩm nhằm kích thích tiêu dùng đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến khách hàng tiêu dùng thận trọng hơn.

Hai là, điều kiện vay vốn cần phải linh hoạt hơn nữa, rút gọn hồ sơ thủ tục, giám thời gian phê duyệt khoản vay

Hiện nay, bộ hồ sơ CVTD của NHNo&PTNT Việt Nam tối thiểu bao gồm: Chứng minh thư, số hộ khẩu, Giấy xác nhận thu nhập từ tiền lương, Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn, Hợp đồng kinh tế/Hợp đồng mua bán, Phương án sử dụng vốn, Chứng từ hợp đồng cung ứng dịch vụ, phiếu xuất nhập khẩu hàng hóa, hồ sơ tài sản đảm bảo (nếu có).... Trong khi đó, CVTD lại có những đặc điểm riêng so với các hình thức tín dụng còn lại đó là quy mô khoản vay nhỏ, chi phí giao dịch, quản lý lớn, khối lượng khách hàng có nhu cầu về CVTD ngày càng tăng. Vì vậy để phát triển hoạt động CVTD thì cần phải rút gọn bộ hồ sơ CVTD, đảm bảo một số tiêu chuẩn như: cắt giảm các thú tục rườm rà, không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học hiệu quả, kiểm soát tốt rủi ro; rút ngắn thời gian phê duyệt khoản vay nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng cũng như tiết giảm chi phí, tăng doanh thu cho ngân hàng.

Ba là, tiện ích và gói giải pháp kèm theo sản phẩm.

Khách hàng cảm thấy hài lòng về sản phẩm không chỉ về giá cả mà còn tiện ích, chính sách hậu mãi kèm theo. Neu làm được điều này thì sẽ tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của NHNo&PTNT Việt Nam với các ngân hàng khác.

Vì vậy, NHNo&PTNT Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện các tiện ích đi kèm 99

như tặng quà tri ân khách hàng, miên phí một sô phí dịch vụ hay các gói khuyên mại hấp dẫn, hỗ trợ tư vấn, hoàn thiện hồ sơ thú tục mua bán (BĐS, ô tô), hoàn tiền/miễn phí bảo hiếm, chiết khấu giảm giá khi khách hàng đăng ký sớm.... Đồng thời, mở rộng sự liên kết giữa Ngân hàng và các công ty cung úng hàng hóa dịch vụ như các trung tâm thương mại (Vincom, Aeon mall, Đại siêu thị Go - tên gọi cũ Bigc,..), siêu thị điện máy (Pico, Điện máy xanh, Samnec, Điện máy HC, Media mart...), salon ô tô, xe máy, sàn giao dịch bất động sản...nhầm đưa ra các chương trình ưu đài phù họp với khách hàng, đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời, nhanh chóng. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các nền tảng thương mại điện tử càng phát triến mạnh mẽ và thu hút được lượng lớn khách hàng tham gia, vì vậy, NHNo&PTNT Việt Nam cũng cần đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng gắn với các giao dịch thương mại điện tử nhiều hơn.

Bên cạnh đó, khi xây dựng chính sách cho vay tiêu dùng cần phải tuân thủ quy định của NHNN về lãi suất, tăng trưởng tín dụng.

4.3.3.2. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đấy mạnh phát triển ngân hàng số

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là một trong các thành công của ngân hàng trong thời gian vừa qua, việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới như dữ liệu lớn, trí thông minh nhân tạo, internet đã được triển khai. Từ đó, làm thay đồi diện mạo ngân hàng với rất nhiều các mô hình ngân hàng mới đã ra đời như ngân hàng số, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến internet banking, mobile banking...

Thực tế thời gian qua thấy được việc ứng dụng công nghệ hiện đại: các phần mềm tin học, các chương trình quản lý thông tin khách hàng, các phần mềm theo dõi và quản lý nợ, đã khắc phục nhược điểm của các biện pháp thủ công, góp phần tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ tín dụng trong quá trình cho vay, quản lý và theo dõi khách hàng. Xu thế toàn cầu hóa làm các phương tiện thanh toán hiện đại ngày càng phát triển, thay thế các phương thức thanh toán truyền thống dùng tiền mặt trước kia. Do đó, công nghệ hiện đại sẽ tạo nền tảng công nghệ tốt phục vụ cho các sản phẩm thanh toán phi tiền mặt, cho vay qua thẻ tín dụng phố biến hơn, đáp ứng cao hơn nhu cầu thanh toán nhanh chóng và an toàn của người dân. Huy

động vôn băng các tài khoản thanh toán với lãi suât chi trả thâp hơn nhiêu so với tiền gửi tiết kiệm sẽ làm cho số dư tiền gửi tàng thêm trong khi chi phí của ngân hàng cho loại tiền gửi này giảm xuống tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động tín dụng. Đồng thời đem lại lợi ích cho ngân hàng về tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sự gắn kết với khách hàng cũng như mang lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng sử dụng dịch vụ...

Tuy nhiên, Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang đặt ra các thách thức lớn cho cộng đồng ngân hàng bởi sự cạnh tranh gay gắt với các công ty tài chính trong việc thu hút khách hàng, mở rộng thị phần. Đặc biệt trong bối cảnh mảng CVTD hiện nay đang chuyển dần từ các phương thức truyền thống sang tận dụng triệt để công nghệ, từ tìm kiếm khách hàng, phương thức tiếp thị, cho đến thẩm định trực tuyến qua mạng xã hội, chấm điếm khách hàng bằng các mô hình tận dụng dừ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, giải ngân trực tuyến vào tài khoản, ví điện tử, như cách mà các nền tảng cho vay ngang hàng, các công ty công nghệ tài chính (FinTech) đang làm thay đổi thị trường CVTD. Thực hiện hiện đại hóa công nghệ, đẩy mạnh phát triển ngân hàng số là xu hướng tất yếu giúp ngân hàng vượt lên thách thức, tạo lợi thế cạnh tranh, chù động thích ứng và phát triển bền vừng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nối lên của kinh tế số.

Do đó, để mở rộng thị phần trong hoạt động CVTD, nâng cao năng lực cạnh tranh, NHNo&PTNT Việt Nam cần:

(1) Chủ động ứng dụng công nghệ mới, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại (như Corebanking, BPM, CBM, phần mềm thâm định, đánh giá rủi ro tín dụng, các phần mềm xử lý dữ liệu trung tâm,...) từ đó xử lý hiệu quả mọi nghiệp vụ trong quy trình hoạt động nói chung, quy trình CVTD nói riêng, từ quy trình giao dịch đến quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản trị rủi ro.

(2) Tiếp tục phát triển sản phẩm CVTD trên nền tảng ứng dụng công nghệ số. Đấy nhanh phát triển các sản phẩm vay tiêu dùng trên điện thoại di động và ngân hàng trực tuyến với nhiều tiện ích mới mẻ, thuận tiện, nhanh chóng và ngày càng thân thiện, dề sử dụng hơn cho khách hàng.

4.3.3.3. Đỏi mới cơ chẻ quản lỷ điêu hành

Hoạt động tín dụng của mỗi chi nhánh cần phải được diễn ra thống nhất với toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

Đồng thời các cán bộ công nhân viên trong chi nhánh cũng được quyền chù động thực hiện các hoạt động thông qua việc phân cấp, ủy quyền, quy định trách nhiệm phù họp với môi trường, chất lượng hoạt động, năng lực, cũng như trình độ của mỗi người.

Bên cạnh đó, NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục quan tâm cơ cấu tiếp tài sản nợ - có, nhất là cơ cấu tài sản có, phù hợp điều kiện, phát huy lợi thế của ngân hàng, tránh tình trạng dư thừa vốn, kết hợp giải pháp giao khoán chỉ tiêu với điều hành sát sao đế đảm bảo khai thác tiềm lực nội tại của ngân hàng, giúp sử dụng đồng vốn hiệu quả.

4.3.3'4. Nâng cao công tác truyền thông toàn hệ thống

NHNo&PTNT Việt Nam cần nâng cao công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn góp phần mở rộng hoạt động CVTD của chi nhánh. Ví dụ như thực hiện quảng cáo trên truyền hình, trên radio từ đó nâng cao hiểu biết của khách hàng về sản phẩm CVTD của ngân hàng bởi đây là kênh mang tính đại chúng cao,

một hình ảnh thông điệp được phát sóng thì có hàng trăm hàng triệu người theo dõi. Hay tăng cường quảng cáo bằng hợp tác với các đơn vị bên ngoài: hợp tác với các hãng xe taxi, xe buýt, để băng rôn áp phích tại nơi đông người như siêu thị, trung tâm thương mại...nhờ vậy khách hàng không cần đến ngân hàng cũng biết đến sản phẩm CVTD cùa ngân hàng.

4.3.3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực toàn hệ thống

(1) Tăng cường nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cùa toàn hệ thống từ khâu tuyển dụng đến khâu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

(2) Tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu, các hội nghị tập huấn, giải đáp vướng mắc để các cán bộ có điều kiện nắm bắt chủ trương, hoạt động kịp thời, chủ động

hơn trong công việc, đồng thời nâng cao kỹ năng cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực CVTD.

(3) Tố chức các hội thi kỹ năng nghiệp vụ định kỳ hoặc đột xuất cho các cán bộ nhân viên của NHNo&PTNT Việt Nam trên toàn hệ thống nhằm nâng cao tinh thần học hỏi, rèn luyện, không ngừng nâng cao và hoàn thiện bản thân của mỗi cán bộ.

TIÊU KÊT CHƯƠNG 4

Nội dung chương 4 đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động CVTD. Đồng thời bên cạnh sự nỗ lực của bản thân chi nhánh cần có sự giúp sức của Nhà nước và các cơ quan bộ Ngành liên quan để có thể đẩy mạnh hoạt động CVTD. Vì

vậy chương còn nêu lên những kiến nghị trong cải cách đối với cơ quan chức năng nhà nước trong việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả. Ngoài ra, sự hỗ trợ của NHNo&PTNT Việt Nam về việc hoàn thiện chính sách tín dụng, đẩy mạnh phát triển ngân hàng số trên nền tàng công nghệ hiện đại, nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, truyền thông cũng góp phần giúp mở rộng CVTD của chi nhánh.

KÉT LUẬN

Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay rât phô biên trên thê giới hiện nay. Tại Việt Nam, mặc dù tăng trưởng mạnh trong thời gian qua, song tiềm năng phát triển cho vay tiêu dùng là vẫn còn rất lớn. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, các sản phẩm giống nhau giữa các ngân hàng, mới tập trung vào các nhu cầu cơ bản như nhà ở, phương tiện đi lại... và đối tượng cho vay còn hạn chế. Do đó, phát triền hoạt động CVTD là một xu thế tất yếu đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dân, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và phát triển kinh tế xã hội.

Cùng với sự thay đối nhanh chóng của khoa học công nghệ, môi trường kinh doanh và yêu cầu phát triển của NHTM trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay nhất là trong lĩnh vực tín dụng thì hoạt động cho vay tiêu dùng cần liên tục đổi mới, mở rộng phân khúc khách hàng, thúc đẩy sản phẩm cho vay gắn với công nghệ, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân. Đồng thời nâng cao công tác kiềm soát rủi ro phù họp với điều kiện mới của nền kinh tế thị trường Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp khiến tâm lý, hành vi tiêu dùng của khách hàng thay đổi, đòi hỏi các NHTM phải định hình lại cách thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

Dựa trên những nghiên cứu và tài liệu khoa học về hoạt động CVTD, phân tích đánh giá thực trạng CVTD của chi nhánh, cho thấy trong những năm gần đây hoạt động CVTD tại chi nhánh đang khởi sắc, tổng dư nợ tãng lên hàng năm, tỷ trọng lợi nhuận của loại hình cho vay này trong tống lợi nhuận thu được cũng tăng qua các năm. Tuy nhiên, hoạt động CVTD tại chi nhánh vẫn tồn tại một số hạn chế về sản phẩm, lãi suất, cơ Cấu tỷ trọng CVTD và chưa thật sự phát triền đúng với tiềm năng của nó. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế với mục đích phát triển CVTD tại chi nhánh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, vì đề tài viết về phát triến cho vay tiêu dùng là một đề tài có phạm vi và quy mô rộng, mặt khác, do hạn chế về mặt thời gian, kinh nghiệm thực tế cũng

như khả năng phân tích, nghiên cứu tài liệu của tác giả do vậy trong nội dung luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến góp

ý của Hội đồng và của các bạn học viên để bài luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Tiến, 2013. Tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Thống Kê. 2. Lê Thị Kim Huệ, 2013. Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 21 tháng 11/2013.

3. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2020. Cho vay tiêu dùng tại Việt Nam: thị trường tiềm năng và đầy cạnh tranh. Tạp chí Công thương, số 10, tháng 5/2020.

4. Trần Ái Kết và Thái Thanh Thoảng, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng tiêu dùng ở ngân hàng thương mại của hộ gia đình trên địa bàn Thành phố cần Thơ. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 27 (2013), trang 17-24.

5. Cục thống kê Hải Phòng, 2018, 2019, 2020, 2021. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng.

6. Moody’s, 2020. Công bố của Moody’s về xếp hạng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

7. World Bank, 2021. Báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam.

8. Nguyễn Thị Bích Hạnh, 2008. Phát triển hoạt động marketing trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank). Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Ngoại thương.

9. Nguyễn Thị Hồng, 2015. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong CVTD tại NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Học viện Ngân hàng.

10. Nguyễn Thị Hồng Thanh, 2017. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam — chi nhánh quận Sơn

Trà, Đà Nang. Luận văn Thạc sỹ. Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Đà Nang.

11. Vũ Thị Hương, 2016. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế

- Đại học quốc gia Hà Nội.

12. NHNo&PTNT Việt Nam, 2020. Nghiên cứu báo cáo thị trường tài chính tiêu dùng.

13. NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú - Hải Phòng, 2018- 2020. Báo cáo tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú - Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh trần phú (Trang 107 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)