Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh trần phú (Trang 47 - 50)

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán, tiến hành so sánh các chỉ tiêu đánh giá sự phát triến của hoạt động CVTD qua các năm (về doanh số CVTD, dư nợ CVTD, số lượng khách hàng vay tiêu dùng, lợi nhuận từ hoạt động CVTD, nợ Xấu CVTD); cơ cấu tỷ trọng của các chỉ tiêu có mối quan hệ tương quan với nhau (cơ cấu dư nợ CVTD theo kỳ hạn, theo mục đích vay, theo hình thức bảo đảm tài sản, theo thu nhập của khách hàng).... Phương pháp so sánh giúp tác giả tìm ra sự khác biệt, nhũng bất cập trong hoạt động CVTD. Từ đó thấy được nhũng ưu điểm, nhược điểm, khó khăn, thuận lợi làm cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú - Hải Phòng.

Khi so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu hoạt động với nhau để biết được mức độ biến động của các đối tượng nghiên cứu, các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung và đơn vị tính. Cụ thể, trong luận văn tác giả đà xem xét chỉ tiêu đang phân tích bằng cách so sánh chúng với chỉ tiêu gốc, từ đó đưa ra các nhận xét kết luận. Kỹ thuật so sánh chủ yếu được sử dụng:

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối (được thể hiện cụ thể qua các con sổ;là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế)'. Phương pháp này tác giả sử dụng đế so sánh số liệu năm sau so với năm trước của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lượng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối (được tính theo tỷ lệ %, là két quả

của phép chia giữa trị sô của kỳ phân tích so với kỳ gôc của các chỉ tiêu kinh tê):

tác giả sử dụng phương pháp này để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh theo chiều ngang: thực hiện so sánh đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng đối số trên từng chỉ tiêu. Qua đó phân tích sự biến động về quy mô cùa từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính của Ngân hàng; xác định được mức biến động về quy mô của từng chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng cùa từng chỉ tiêu yếu tố đến chỉ tiêu phân tích.

- Phương pháp so sánh theo chiều dọc: sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo, giữa các báo cáo của Ngân hàng. Qua đó phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tống kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

TIÊU KẾT CHƯƠNG 2

Toàn bộ chương 2 trình bày vê phương pháp nghiên cứu sử dụng đê đánh giá thực trạng tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú - Hải Phòng cũng như xây dựng quy trình nghiên cứu cụ thề gồm 05 bước. Từ đó, tạo tiền đề thu thập số liệu, phân tích chính xác thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh, qua đó đánh giá những ưu, nhược điểm để đưa ra các giải pháp phù hợp.

CHƯƠNG 3: THỤC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh trần phú (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)