Là một ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động chủ yếu trên địa bàn Hải Phòng, NHNo&PTNTchi nhánh Trần Phú - Hải Phòng có các chức năng kinh doanh trên lĩnh vực truyền thống như nhận tiền gửi, cho vay và các dịch vụ ngân hàng khác đối với mọi thành phần kinh tế đang hoạt động. NHNo&PTNTchi nhánh Trần Phú - Hải Phòng còn có các hình thức kinh doanh mới như: bảo lãnh xuất nhập khẩu, bảo lãnh dự thầu công trình, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền nhanh trong nước và quốc tế, dịch vụ thanh toán thẻ Visa Card, Master Card...một số dịch vụ cụ thể mà NHNo&PTNTchi nhánh Trần Phú - Hải Phòng đang thực hiện như:
* Mở tài khoản tiền gửi thanh toán và các nghiệp vụ huy động tiền gửi dân cư:
- Nhận tiền gửi thanh toán: đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng đế ngân hàng giữ và thanh toán hộ, các khoản thu bằng tiền đều có thể nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu cúa khách hàng nhưng lãi suất cùa khoản tiền này rất thấp , thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp.
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn: tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại rất thấp, đế đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền Ngân hàng đã đưa ra hình thức gửi tiền có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kỳ hạn .
- Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư: các tầng lớp trong dân cư đều có khoản thu nhập tạm thời chưa được sử dụng (các khoán tiết kiệm). Trong điều kiện có thể tiếp cận với ngân hàng họ đều có thể gửi tiền tiết kiệm nhằm thực hiện mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, ngân hàng còn có thề mở cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm nhiều loại hình tiết kiệm (hoặc sô tiết kiệm), nhiều kỳ hạn và lãi suất khác nhau. Rất nhiều hình thức gửi tiết kiệm như: Tiết kiệm không kỳ hạn; Tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp định kỳ, tiết kiệm gửi góp không định kỳ, tiết kiệm học đường, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi sau cuối kỳ, tiết kiệm trả lãi sau định kỳ, tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết
kiệm lãi suât thả nôi...
- Tiền gửi của các ngân hàng khác: nhàm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác tuy nhiên quy mô nguồn này thường không lớn.
* Hoạt động tín dụng :
- Cho vay ngắn hạn: cho vay ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ ,thời gian cho vay tối đa là 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, bao gồm các hình thức sau:
4- Cho vay vốn lưu động theo hạn mức tín dụng thường xuyên; + Cho vay từng lần;
4- Cho vay ngoại tệ phục vụ nhập khấu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh;
4- Cho vay cầm cố các chứng từ có giá.
- Cho vay trung và dài hạn: cho vay trung dài hạn bằng VND và ngoại tệ thời hạn cho vay từ 1 năm trở lên bao gồm các hình thức sau :
4- Cho vay theo dự án trung dài hạn bằng VND và ngoại tệ; + Cho vay đồng tài trợ;
4- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu;
4- Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống (cho vay tiêu dùng). * Các hình thức cho vay tiêu dùng:
Cho vay mua sắm phương tiện đi lại;
Cho vay mua trang thiết bị phục vụ nhu cầu tiêu dùng; Cho vay đi du lịch, chừa bệnh;
Cho vay mua nhà ở, đất ở; Cho vay sửa chữa nhà ở...
* Bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh: bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết. Bảo lãnh gồm có các loại bảo lãnh:
4- Bảo lãnh dự thầu;
4- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; 43
+ Bảo lãnh đảm bảo thanh toán; + Bảo lãnh tiền ứng trước;
+ Bảo lãnh chất lượng sản phẩm; + Bảo lãnh bào hành;
+ Bảo lãnh xác nhận;
+ Các loại bảo lãnh khác. * Dịch vụ ngân hàng quốc tế :
- Thực hiện thanh toán chuyển tiền nhanh, thanh toán quốc tế thông qua mạng toàn cầu SWIFT.
- Nhờ thu: trả ngay theo hợp đồng (DP), trả chậm theo hợp đồng (DA).
- Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối.• • •
- Thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch, các loại Card...
- Thực hiện các dịch vụ ngoại hối, hoạt động mua bán ngoại tệ. * Dịch vụ thanh toán điện tử trong nước.
Các tồ chức kinh tế và cá nhân có thể thanh toán chuyển tiền, trả cước các loại dịch vụ, thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, mua thẻ điện thoại, thanh toán háo đơn mua hàng qua máy ATM, mạng INTERNET, qua máy điện thoại, rút tiền mặt tại máy ATN. Chi nhánh thực hiện chuyển tiền qua hệ thống thanh toán nhanh nhất cho khách hàng thông qua mạng NHNo&PTNTViệt Nam trên toàn quốc.
* Nghiệp vụ phát hành thẻ: Thẻ ghi nợ nội địa; thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ lập nghiệp, thẻ liên kết sinh viên...
* Nghiệp vụ dịch vụ ngân quĩ: chi trả lương cho các doanh nghiệp, thu hộ tiền bán hàng
* Nghiệp vụ chi hộ ngân sách như kho bạc nhà nước, chi cục thuế, hải quan.
* Nghiệp vụ thu tiền học phí cho các trường đại học. Đầu mối thu tiền điện, tiền bảo hiểm;
* Nghiệp vụ bán bảo hiểm cho công ty bảo hiểm ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn....
3.1.3. Cư cấu tắ chức nhân sự của Chi nhánh NHNo&PTNT Trần Phú - Hải
Phòng
NHNo&PTNTchi nhánh Trần Phú - Hải Phòng có tổng số 23 cán bộ công nhân viên, trong đó có nữ 17 người, nam 6 người và 6 nhân viên hợp đồng làm lái xe, bảo vệ, tạp vụ.
- Bộ máy tô chức của chi nhánh gồm:
+ Ban giám đốc 03 người: Giám đốc và 02 Phó giám đốc.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh 6 người gồm có: 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 4 cán bộ tín dụng. Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, thực hiện kế hoạch được giao, nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng là nơi trực tiếp đầu tư tín dụng, bảo lãnh, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thu hồi nợ, trực tiếp quan hệ với ƯBND các phường, các cơ quan đoàn thế... Trên cơ sở thẩm định dự án cho vay có hiệu quả, bảo đảm an toàn vốn và thực hiện nghiêm túc cơ chế tín dụng của ngành, chính sách của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc và chỉ đạo trực tiếp cùa phòng nghiệp vụ chi nhánh NHNo&PTNTthành phố Hải Phòng.
+ Phòng kế toán ngân quỹ 9 người gồm: 01 trưởng phòng; 02 phó phòng và 6 nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng tại trụ sở, thực hiện công tác huy động vốn, hạch toán kế toán, thanh toán chuyển tiền, phát hành thè, nghiệp vụ kiều hối, thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định, xây dựng kế hoạch tài chính, tổng hợp lưu trữ hồ sơ, ấn chỉ có giá.... Chấp hành an toàn kho quỹ và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc ngân hàng huyện và phòng chuyên đề NHNo&PTNTthành phố Hải Phòng.
+ Phòng giao dịch Lạch Tray có 5 người gồm 01 Giám đốc; 01 Phó Giám đốc và 03 nhân viên với nhiệm vụ huy động vốn, cho vay, các dịch vụ thanh toán khác theo thẩm quyền quy định.
Toàn bộ cán bộ đều có trình độ từ đại học trở lên. Có 5 người trình độ thạc sỹ.9 9 9 9 9 9 9 J
Tất cả các cán bộ của Chi nhánh đều có thể vận hành và sử dụng thành thạo các công nghệ máy tính tiên tiến đế phục vụ cho công việc được hoàn thành một cách thuận tiện, nhanh chóng. Tuổi đời trung bình khoảng 32, được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết liên quan đến nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tế, đây là một nguồn lực quan trọng để duy trì hoạt động và phát triển của chi nhánh.
3.1.4, Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh
Trần Phú, Hải Phòng năm 2018-2020
3.1.4.1. Tình hình công tác huy động vốn
Bảng 3.1: Phân tích kết quả huy động von theo thành phần kinh tế
Đon vị: tỷ đồng
5--- --- --- --- T Chỉ tiêu
2018 2019 2020
Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng
TG các TCKT 314 59,58% 236 53,39% 334 51,78%
TG dân cư 213 40,42% 206 46,61% 311 48,22%
Tổng nguồn vốn 527 100% 442 100% 645 100%
(Nguôn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trân Phú - Hải Phòng)
Qua bảng số liệu có thể thấy công tác huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Trần Phú có xu hướng tăng từ 527 tỷ đồng (năm 2018) lên 645 tỷ đồng (năm 2020). Tống nguồn vốn huy động năm 2019 là 442 tỷ đồng, giảm 85 tỷ đồng tương đương với 16% so với năm 2018. Năm 2020, tổng nguồn vốn huy động tăng 203 tỷ tương đương mức tăng 46% so với năm 2019.
Trong đó, nguồn tiền gửi từ dân cư có xu hướng tàng qua các năm từ 213 tỷ năm 2018 giảm nhẹ xuống 206 tỷ năm 2019 (tương đương mức giảm 3%) và tăng mạnh trong năm 2020. Nguồn tiền gửi từ dân cư năm 2020 đạt 311 tỷ đồng, tăng 105 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 51% so với năm 2019. Như vậy qua 2 năm nguồn tiền gửi từ dân cư có mức tăng trưởng khá cao: 46%.
Trong khi đó thì nguồn vốn đến từ các tổ chức kinh tế lại có sự biến động tăng giảm mạnh từ 314 tỷ đồng năm 2018 giảm mạnh xuống 236 tỷ năm 2019 (giảm 78 tỷ đồng so với năm 2018, tốc độ giảm 25%); sau đó tăng mạnh lên mức 334 tỷ đồng, tăng 98 tỷ so với năm 2019, tương đương với mức tăng 42%. Nguyên nhân giảm do vào thời điếm cuối năm 2019, công ty điện lực Hải Phòng rút một phần tiền gửi tại chi nhánh Trần Phú Hải Phòng khiến nguồn tiền gửi của tổ chức giảm mạnh. Điều này cũng là nguyên nhân khiến cho tổng nguồn vốn trong năm 2019 giảm đi.
Tại NHNo&PTNT chi nhánh Trần Phú thì nguồn huy động chủ yếu vẫn từ các doanh nghiệp, nguồn vốn từ dân cư chỉ chiếm khoảng 45% tổng nguồn vốn cho thấy khả năng thu hút vốn từ dân cư chưa đạt hiệu quả do phải vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ với các NHTM cổ phần khác trong cùng khu vực. Với định hướng đẩy mạnh về ngân hàng bán lẻ, các NHTM cổ phần thu hút được khá lớn lượng vốn từ dân cư bởi mức lãi suất hấp dẫn hơn, đa dạng hóa các sản phẩm huy động kèm theo nhiều tiện ích và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, NHNo&PTNT cũng đang dần bắt nhịp với xu hướng này thể hiện qua việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn từ dân cư tăng dần qua các năm.
Bảng 3.2: Phân tích kết quả huy động vốn theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trần Phú - Hải Phòng)
Chỉ tiêu
2018 2019 2020
Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng
Không kỳ hạn 135 25,62% 83 18,78% 161 24,96%
Ngắn hạn 286 54,27% 236 53% 347 53,80%
Trung và dài hạn 106 20,11 % 123 28% 134 20,78%
Tổng nguồn vốn 527 100% 442 100% 645 100%
Chủ yêu nguôn vôn huy động của ngân hàng là từ nguôn vôn ngăn hạn (chiêm tỷ trọng khoảng 53-54%). Mà nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân gửi tại ngân hàng có kỳ hạn nhỏ hơn hoặc bàng 12 tháng. Điều này khiến cho ngân hàng khó chủ động được nguồn vốn để cho vay trung dài hạn.
Tại chi nhánh có nguồn vốn không kỳ hạn cuối năm 2019 là 83 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 18,78% tổng nguồn vốn huy động, giảm 52 tỷ đồng so với cuối năm 2018, tương đương tốc độ giảm 38%. Đến cuối năm 2020 con số này tăng mạnh lên 161 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,96% tổng nguồn vốn, tăng so với cuối năm 2019 là 78 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng 94%. Như vậy, mặc dù nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng tăng qua các nãm nhưng tỷ trọng của nguồn vốn không kỳ hạn có xu
hướng giảm.
Nguồn vốn có kỳ hạn chủ yếu là nguồn tiền gửi dân cư đây là nguồn vốn tương đối ổn định, chi phí huy động vốn cao hơn nhưng ngân hàng chủ động được trong việc dùng nguồn vốn để đầu tư cho vay. Nguồn vốn ngắn hạn giảm nhẹ trong năm 2019 (giảm 50 tỷ, tương đương mức giảm 17,48%) từ 286 tỷ xuống còn 236 tỷ, tuy nhiên tăng mạnh trở lại vào năm 2020. Năm 2020, nguồn vốn ngắn hạn đạt 347 tỷ, tãng 111 tỷ so với năm 2019 tương đương với mức tăng 47%. Nguồn vốn trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng nhở nhất nhưng lại tăng trưởng đều qua các năm; từ 106 tỷ đồng năm 2018 tăng lên 123 tỷ năm 2019 và tiếp tục tăng lên đạt 134 tỷ năm 2020 (tăng 26% so với năm 2018). Sự tăng lên này chủ yếu do sự tàng lên cúa các khoản huy động từ 12-24 tháng. Nguyên nhân là nền kinh tế đang dần tăng trưởng và ổn định, người dân yên tâm hơn khi gửi tiết kiệm với kỳ hạn trên một năm. Mà lãi suất trên 1 năm chênh lệch khá là cao so với lãi suất ngắn hạn vì vậy người dân có xu hướng gửi 13 tháng thay vì 12 tháng để hưởng lãi suất cao hơn.
Bảng 3.3: Phăn tích kết quả huy động vốn theo loại tiền
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2018 2019 2020
Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng
Nôi tê• • 523 99,24% 439 99,32% 643 99,69%
Ngoại tệ 4 0,76% 3 0,68% 2 0,31 %
Tổng nguồn vốn 527 100% 442 100% 645 100%
(Nguôn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trân Phú - Hải Phòng)
Qua đó có thể thấy nguồn vốn huy động chủ yếu là VNĐ với tỷ trọng gần như tuyệt đối, hơn 99%. Đây là loại tiền truyền thống trong hoạt động huy động tại nước ta hiện nay. Việc huy động nội tệ cao giúp đáp ứng nhu cầu nội tệ cho vay và các hoạt động khác. Trong khi lượng nội tệ có xu hướng tăng dần qua các năm thi lượng ngoại tệ lại có xu hướng giảm từ 4 tỷ năm 2018 xuống còn 3 tỷ năm 2019 và đến năm 2020, nguồn vốn ngoại tệ chỉ còn 2 tỷ. Nguyên nhân nguồn vốn ngoại tệ qua các năm có xu hướng giảm dần và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn do
Ngân hàng Nhà nước có chính sách quy định giảm lãi suât tiên gửi ngoại tệ xuông còn 0%/năm, do vậy khách hàng chuyển đổi sang hình thức tiết kiệm hoặc đầu tư khác mà không gửi ngoại tệ vào ngân hàng nữa.
3.1.4.2. Tình hĩnh hoạt động tín dụng
Băng 3.4 : Tồng dư nợ của chi nhánh qua các năm 2018 - 2020
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
7
Tông dư nợ 562 699 810