Thực trạng kết quả cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Trần Phú

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh trần phú (Trang 68 - 81)

Phú - Hải Phòng giai đoạn 2018-2020

3.2.3.1. Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng qua các chỉ tiêu phát triển về mặt lượng

a. Doanh số cho vay tiêu dùng

Bảng 3.12: Tình hình doanh số CVTD giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: tỷ đồng

ĩ--- --- ---T

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Doanh số Doanh số Tỷ lệ tăng trưởng Doanh số Tỷ lệ tăng trưởng Doanh số CVTD 141 165 17,02% 186 12,73% Tổng doanh số cho vay 862 1.169 35,61% 1.405 20,19% Tỷ trọng CVTD trong tổng doanh số 16,36% 14,11% 13,24%

(Nguôn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trân Phú - Hải Phòng)

2018 2019 2020

■ Doanh số CVTD ■ Tổng doanh số cho vay

Biểu đồ 3.1: Tình hình doanh so CVTD tại NHNo&PTNT Trần Phú 2018-2020

(Nguồn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trần Phú - Hải Phòng)

Năm 2019, doanh sô CVTD đạt 165 tỷ, tăng 24 tỷ tương đương với mức tăng 17% so với năm 2018. Con số này tiếp tục tăng vào năm 2020 khi đạt mức 186 tỷ, tăng 12,73% tương đương với giá trị tuyệt đối là 21 tỷ đồng so với năm 2019. Như

vậy, doanh số CVTD tại chi nhánh vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho chi nhánh vì việc phát triển hoạt động CVTD sẽ đem lại nguồn thu nhập lớn do lãi suất CVTD luôn ở mức cao nhất tại ngân hàng. Bên cạnh đó sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng hoạt động thông qua bán chéo sản phẩm. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh số CVTD so với tổng doanh số cho vay của chi nhánh lại có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2018, tỷ trọng CVTD chiếm 16,36% tuy nhiên sang năm 2019 và năm 2020, chỉ tiêu này giảm còn lần lượt là 14,11% và 13,24%. Điều này cho thấy giai đoạn vừa qua CVTD tại chi nhánh mặc dù tăng trưởng theo thời gian nhưng xét về tỷ trọng CVTD vẫn chưa được đẩy mạnh phát triển.

b. Dư nơ CVTD

Bảng 3.13: Tình hình dư nợ CVTD giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: tỷ đồng

A 5

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Dư no’Dư no’Tỷ lệ tăng

trưởng Dư no’

Tỷ lệ tăng trưởng

Dư nơ CVTD• 87 107 22,99% 136 27,10%

Tổng dư nợ cho vay 562 699 24,38% 810 15,88%

Tỷ trọng dư nợ

CVTD/Tổng dư nợ 15,48% 15,31% 16,79%

(Nguôn háo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trân Phu - Hải Phòng)

■ Dư nợ CVTD

■ Tổng dư nợ

Biểu đồ 3.2 : Tình hình dư nợ CVTD giai đoạn 2018-2020

(Nguồn báo cáo của Chỉ nhánh NHNo&PTNT Trần Phú - Hải Phòng)

Qua bảng sô liệu trên có thê thây dư nợ CVTD tăng dân qua các năm từ 87 tỷ năm 2018 tăng thêm 20 tỷ vào năm 2019. Đến cuối năm 2020 dư nợ CVTD tăng thêm 29 tỷ, đạt mức 136 tỷ tương đương với mức tăng 27% so với năm 2019. Tỷ trọng dư nợ CVTD so với tổng dư nợ có xu hướng tăng. Năm 2019, tỷ trọng giảm nhẹ từ 15,48% xuống 15,31% sau đó tăng vào năm 2020 lên 16,79%. Nguyên nhân có sự giảm nhẹ tỷ trọng dư nợ CVTD là do năm 2019, chi nhánh tăng tỷ lệ cho vay trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Như vậy có thể thấy CVTD vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 15% tổng dư nợ. Vì vậy, cần phát triển hoạt động CVTD để khai thác hiệu quả hơn thị trường đầy tiềm năng này.

Trong đó cơ cấu dư nợ CVTD được phân tích cụ thể như sau:

❖ Cơ cấu CVTD theo kỳ hạn

Bảng 3.14 : Dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn

Đơn vị: tỷ đồng

--- --- ---T

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Giá triTỷ trọng Giá triTỷ trọng Giá triTỷ trọng

Ngắn hạn 16 18,39% 11 10,28% 15 11,03% Trung han 34 39,08% 57 53,27% 78 57,35% Dài han 37 42,53% 39 36,45% 43 31,62% 9 r ry-ĩ /V /V Tông sô 87 100% 107 100% 136 100%

(Nguân báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trân Phú - Hái Phòng)

Biêu đô 3.3 : Cơ câu nợ CVTD theo kỳ hạn

(Nguồn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trần Phú - Hải Phòng)

Từ bảng và biểu đồ trên cho thấy, cơ cấu tỷ trọng CVTD trong 03 năm qua đã có sự chuyển dịch. Năm 2018, cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất (42,53%) thì bước sang năm 2019, năm 2020, cho vay trung hạn lại chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Dư nợ CVTD ngắn hạn cuối năm 2019 là 11 tỷ đồng, giảm 5 tỷ so với cuối năm 2018 nhung đã tăng trưởng trở lại vào năm 2020, tăng thêm 4 tỷ đồng. Cơ cấu tỷ trọng CVTD ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất trung bình khoảng 13% trong 03 năm.

CVTD trung hạn không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2019, CVTD trung hạn đạt 57 tỷ đồng, tăng 23 tỷ đồng tương đương với mức tăng 67,65% so với năm 2018. Chỉ tiêu này năm 2020 tiếp tục tăng thêm 21 tỷ đồng (tốc độ tăng 37%).

Như vậy, năm 2018, CVTD trung hạn chỉ chiêm 39% tông dư nợ, tuy nhiên đên năm 2019 con số này đã tăng vọt lên 53,27% và tiếp tục tăng lên 57,35% vào năm 2020.

CVTD dài hạn tăng từ 37 tỷ năm 2018 lên đến 43 tỷ năm 2020, tăng 6 tỷ, tương đương với mức tăng 16%. Tuy nhiên tỷ trọng CVTD dài hạn giảm dần qua các năm từ 42,53% giảm xuống còn lần lượt là 36,45% (năm 2019) và 31,62% (năm 2020).

Nền kinh tế dần tăng trường, nhịp điệu tiêu dùng cũng trở nên sôi động hơn. Vì vậy việc phát triển CVTD trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời duy trì các khoản vay ngắn hạn giúp vốn trong chi nhánh luân chuyền linh hoạt. Tuy nhiên tỳ trọng CVTD trung hạn tăng khá nhanh đòi hỏi chi nhánh phải có những biện pháp để đảm bảo cơ cấu hợp lý, an toàn và hạn chế tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

❖ Cơ cấu CVTD theo mục đích vay

Bảng 3.15 : nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích vay

Đơn vị: tỷ đồng

--- --- ---V

Mục đích vay

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Giá tri• Tỷ

trọng Giá tri• Tỷ

trọng Giá tri• Tỷ trọng Mua xây nhà, sửa chữa

nhà 57 65,52% 79 73,83% 100 73,53%

Mua phương tiện đi lại 14 16,09% 12 11,21% 17 12,50% Mua sắm phương tiện

sinh hoat• 16 18,39% 16 14,95% 19 13,97%

Tổng dư nợ CVTD 87 100% 107 100% 136 100%

(Nguôn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trân Phú - Hủi Phòng)

Đơn vị: tỷ đông

■ Mua săm phương tiện sinh hoạt

■ Mua phương tiện đi lại

■ Mua xây nhà, sửa chữa

nhà

Biểu đồ 3.4 : nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích vay

(Nguồn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trần Phú - Hải Phòng)

luôn chiêm tỷ trọng cao nhât, chiêm khoảng 70% tông dư nợ CVTD. Chat lượng cuộc sống ngày càng cao khiến cho việc người dân mong muốn được sống trong những ngôi nhà của riêng mình, đẹp và tiện nghi hơn. Nhưng giá trị một ngôi nhà hay tiền sửa chữa cho nó khá tốn kém vì vậy người tiêu dùng có thề chưa có đủ tài chính ngay để chi trả vì vậy họ có xu hướng vay ngân hàng để có thể hưởng thụ tiện nghi cuộc sống ngay thay vì chờ tích lũy đủ tiền. Cũng vì giá trị khoản vay lớn hơn các khoản vay tiêu dùng khác nên dư nợ của sản phấm này chiếm phần lớn tổng dư nợ CVTD.

Cho vay mua nhà, sửa chữa nhà: dư nợ của sản phấm này tăng dần qua các năm. Năm 2019 dư nợ cho vay mua nhà, sửa chữa nhà đạt 79 tỷ, tăng 22 tỷ tương đương mức tăng 38,6% so với năm 2018. Đến năm 2020 tiếp tục tàng thêm 21 tỷ tương đương với mức tăng 26,58% so với năm 2019. Tỷ trọng sản phẩm này trong CVTD có xu hướng tăng, từ 65,52% năm 2018 tăng lên 73,53% năm 2020. Sau những tác động ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nhà đất từ Mỹ năm 2008 đã khiến cho thị trường bất động sản Việt Nam sụt giảm và đóng băng trong suốt khoảng thời gian từ năm 2011 cho đến năm 2014. Những năm gần đây, thị trường bất động sản trở nên sôi động hơn và đặc biệt có những nơi đất tăng gấp đôi chỉ sau vài tháng. Vì vậy, việc kiểm soát CVTD mua nhà, sửa chữa cần siết chặt hơn do tiềm ẩn nhiều rủi

ro núp bóng kinh doanh bât động sản.

Dư nợ trong cho vay mua sẳm phương tiện sinh hoạt tăng dần qua các năm. Năm 2018, 2019 dư nợ cho vay mua sắm phương tiện sinh hoạt là 16 tỷ. Năm 2020 con số này tăng lên đến 19 tỷ, tăng 3 tỷ so với năm 2019, tương đương với mức tăng 18,75%. Tuy nhiên tỷ trọng của sản phẩm này có xu hướng giảm qua các năm từ 18,39% năm 2018 giảm còn 13,97% năm 2020.

Trong khi đó, dư nợ trong cho vay mua phương tiện đi lại có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2018 mức dư nợ này là 14 tỷ, giảm 2 tỷ vào năm 2019 sau đó tăng 5 tỷ vào năm 2020, tương đương với mức tăng 41,67%. Sự tăng trưởng mạnh năm 2020 nguyên nhân do: một là nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại đặc biệt là ô tô của người dân ngày càng nhiều; hai là trong năm 2020, lãi suất cho vay thấp với nhiều ưu đãi về thuế, phí khi mua ô tô cùng với một loạt các gói kích thích tiêu dùng đến từ các cửa hàng kinh doanh ô tô khiến nhu cầu mua ô tô tăng hơn so với các năm trước, đặc biệt là nửa cuối năm 2020. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng trong CVTD tại chi nhánh thì tỷ trọng cho vay mua phương tiện đi lại vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất.

❖ Cơ cấu CVTD theo hình thức đảm bảo

Bảng 3.16 : Phăn tích dư nợ CVTD theo hình thức bảo đảm của khách hàng

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dư no’• Tỷ trọng Dư no’• Tỷ trọng Dư no’• Tỷ trọng Cho vay có bảo

đảm bằng tài sản 80,5 92,53% 100 93,46% 128 94,12%

Cho vay không bảo

đảm bằng tài sản 6,5 7,47% 7 6,54% 8 5,88%

“7 T- rT7 /\

Tông sô 87 100% 107 100% 136 100%

2018 2019 7.47% 92.53% 6.54% ■ Có TSĐB ■ Không có TSĐB ■ Có TSĐB ■ Không có TSĐB 2020 94.12% ■ Có TSĐB ■ Không có TSĐB

Biêu đô 3.5: Cơ câu dư nợ CVTD theo hình thức tài sản đảm bảo

(Nguồn háo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trần Phú - Hải Phòng)

Số liệu trên cho thấy chi nhánh chủ yếu cho vay đối tượng có bảo đảm bằng tài sản. Dư nợ cho vay đối tượng có bảo đảm bằng tài sản nãm 2018 là 80,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 92,53% trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Đen cuối năm 2019 dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản là 100 tỷ đồng tăng 19,5 tỷ đồng so với cuối năm 2018, chiếm tỷ trọng 93,46% trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Đến cuối năm 2020 dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản là 128 tỷ đồng tăng 28 tỷ đồng so với cuối năm 2019, chiếm tỷ trọng 94,12% trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Như vậy cơ cấu CVTD theo hình thức đảm bảo không có nhiều sự thay đổi. CVTD có tài sản đảm bảo vẫn chiếm tỷ trọng cao và tàng dần qua các năm. Cho vay tín chấp còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do thông tin chủ yểu vẫn do khách hàng cung cấp dễ bị giả mạo và khó kiếm chứng. Tuy nhiên việc hạn chế cho vay tín chấp cũng khiến cho

dư nợ CVTD tại chi nhánh chưa thực sự phát triên.• • • • 1 ❖ Cơ cấu CVTD theo thu nhập của khách hàng

Bảng 3.17: nợ CVTD theo thu nhập của khách hàng

Đon vị: tỷ đồng

\ \

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dư no’Tỷ trọng Dư no’Tỷ trọng Dư no’Tỷ trọng

Đối tượng có

hưởng lương 11 12,64% 14 13,08% 23 16,91 %

Đối tượng không

hưởng lương 76 87,36% 93 86,92% 113 83,09%

rp /K

Tông sô 87 100% 107 100% 136 100%

(Nguôn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trân Phú - Hái Phòng)

Từ bảng số liệu trên cho thấy chi nhánh chủ yếu cho vay đối tượng không hưởng lương, chiếm tỷ trọng khoảng 85% tống dư nợ CVTD. Tuy nhiên tỷ trọng này trong 3 năm vừa qua đang có xu hướng giảm từ 87,36% (năm 2018) xuống còn

83,09% (năm 2020).

c. Số lượng khách hàng CVTD

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ CVTD của chi nhánh ngày càng tăng từ 218 người năm 2018 tãng lên 256 người năm 2019 và đến năm 2020 tăng lên đến 285 người. Mức tăng trưởng năm 2019, năm 2020 lần lượt là 17,43% và 11,33%. Như vậy, số lượng khách hàng CVTD vẫn giữ được đà tăng trường tuy nhiên năm

2020 tốc độ tăng trưởng bị giảm so với năm 2019.

Bảng 3.18: sấ lượng khách hàng CVTD của chi nhánh 2018-2020

Đơn vị: người

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Giá tri• Giá tri• Tỷ lệ tăng

trưởng Giá tri• Tỷ lệ tăng trưởng

Số lượng khách hàng CVTD 218 256 17,43% 285 11,33%

Tồng khách hàng 505 604 19,60% 613 1,49%

Tỷ trọng 43,17% 42,38% 46,49%

(Nguôn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trân Phú - Hải Phòng)

Tỷ trọng số lượng khách hàng CVTD được thể hiện qua biểu đồ dưới đây: 67

■ KH khác

■ KH CVTD

Biêu đô 3.6 : Tỷ trọng sô lượng khách hàng CVTD giai đoạn 2018-2020

(Nguồn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trần Phú - Hải Phòng)

Nhìn chung tỷ trọng số lượng khách hàng CVTD có xu hướng tăng qua các năm từ 43,17% năm 2018 tăng lên 46,49% năm 2020 mặc dù có sự giảm nhẹ vào năm 2019. Đây là nỗ lực lớn của chi nhánh trong mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các Ngân hàng thương mại, công ty tài chính và các chi nhánh NHNo&PTNTtrên cùng địa bàn. Do có sự thay đổi về tổ chức, Giám đốc chi nhánh cũ được bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh Đông Hải Phòng và thay đổi một số cán bộ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chi nhánh cần nỗ lực hơn trong khâu giữ khách

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh trần phú (Trang 68 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)