Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh trần phú (Trang 88)

Dù mới đi vào hoạt động từ năm 2005 nhưng NHNo&PTNT chi nhánh Trần Phú có kết quả hoạt động tốt, dần khẳng định vị thế cùa mình trong khu vực. Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là cho vay tiêu dùng. Cùng với sự tăng trưởng chung của hoạt động tín dụng, hoạt động CVTD cũng đạt được những thành công đáng kể:

- Tốc độ tăng trưởng doanh số và dư nợ CVTD cao, đạt được kế hoạch đã đề ra. Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD năm 2020 là 27,1% - gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng dư nợ chung toàn chi nhánh (15,88%). CVTD chiếm tỷ trọng tăng dần trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Điều này cho thấy chi nhánh đang dần đẩy mạnh hoạt động CVTD - đây là một hướng đi phù hợp trong tương lai vì CVTD là một thị trường hấp dẫn, đem lại thu nhập cao và thị phần lớn cho ngân hàng.

- Số lượng khách hàng vay tiêu dùng tăng trưởng đều qua các năm cho thấy ngân hàng dần tìm được chỗ đứng trên thị trường CVTD từ đó nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác.

- CVTD mang lại nguồn thu đáng kể cho chi nhánh. Mức lợi nhuận mang lại ở mức khoảng 16% tống lợi nhuận từ cho vay đem lại và sẽ còn tăng do thị trường CVTD ở nước ta còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết.

- Công tác kiểm soát và thu hồi nợ: tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp, đảm bảo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và an toàn cho hoạt động của chi nhánh.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhăn

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành công thì hoạt động CVTD cùa chi nhánh còn một số hạn chế sau:

- Mặc dù dư nợ CVTD của chi nhánh tăng trưởng khá tốt trong thời gian vừa qua nhưng tỷ trọng dư nợ CVTD/Tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh chỉ khoảng 15% thấp hơn so với một số chi nhánh khác. Trong khi đó Hải Phòng là một trong những

thành phô lớn nhât cả nước, đô thị loại I, là một ’’trung tâm kinh tê quan trọng” của miền bắc nói riêng và của cả Việt Nam nói chung. Với dân số tính đến năm 2019 là 2.033,3 nghìn người, ước tính năm 2020 tăng lên đến 2.053,5 nghìn người (theo số liêu cuối năm 2020 của Tông cục thống kê, cục thống kê Hải Phòng), xếp thứ 7 trên cả nước; quy mô GRDP của Hài Phòng nãm 2020 đạt 190,8 nghìn tỷ đồng thứ 6 sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vững Tàu) với mức tăng trưởng so với năm 2019 đứng thứ 2 trên cả nước 11,22% (chỉ sau Bắc Giang: 13,02%) đóng góp đáng kể giúp GDP năm 2020 của Việt Nam tăng 2,91%. Địa bàn hoạt động có nhiều cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước, khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh quy mô lớn,... và số lượng này sể còn tăng khi hiện nay Hải Phòng đã và đang là một địa điểm đầu tư hấp dẫn của giới đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, vì vậy mà nhu cầu vay tiêu dùng là rất lớn và sẽ có xu hướng tăng lên trong tương lai. Song trên thực tế, dư nợ và tỷ trọng CVTD trong tống dư nợ của chi nhánh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh cũng như nhu cầu thị trường.

- Sản phẩm chưa đa dạng, chỉ mới triển khai các sản phẩm truyền thống thông thường mà các ngân hàng khác đều có, chưa tạo được sự khác biệt lớn cho sản phẩm CVTD. Đồng thời chưa có sự liên kết giừa các sản phẩm phi tín dụng và tín

dụng để tạo thành gói sản phẩm đáp ứng tổng thể nhu cầu của khách hàng.

- Cơ cấu CVTD chưa hợp lý: tập trung quá nhiều ở cho vay BĐS, cho vay mua phương tiện đi lại bị giảm đi mặc dù nhu cầu trong lĩnh vực này không hề giảm. Bên cạnh đó, trong cơ cấu cho vay tiêu dùng, chi nhánh chưa chú trọng đến đối tượng có hưởng lương. Dư nợ cho vay tiêu dùng có nguồn trả nợ từ lương còn thấp chiếm khoảng 15% trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Các sản phẩm CVTD tín chấp tại chi nhánh vẫn chưa được chú trọng, đẩy mạnh phát triển mà vẫn chủ yếu là cho vay thế chấp.

- Quy trình CVTD hiện tại của NHNo&PTNT còn khá rườm rà và mất nhiều thời gian. Khách hàng không phải ai cũng hiểu và biết các thủ tục, hồ sơ cần phải làm khi đến vay vốn. Chính vì vậy, để có được một bộ hồ sơ đầy đú và chính xác thì

khách hàng phải đi lại nhiêu, làm mât thời gian của họ, từ đó giảm những mong muốn tới ngân hàng vay tiền của khách hàng.

- Lãi suất CVTD chưa linh hoạt, chưa hấp dẫn khách hàng so với các NHTM khác. - Chất lượng dịch vụ còn yếu: Ngân hàng chủ yếu cho vay đơn lẻ không thông qua các cơ quan chủ quản nên hàng tháng khách hàng phải đến trụ’c tiếp ngân hàng trả nợ làm ảnh hưởng đến thời gian công tác, nhất là những khách hàng giờ giao dịch cùa ngân hàng trùng với giờ làm việc của các cơ quan. Đây cũng là nguyên nhân e ngại đối với khách hàng. Bên cạnh đó, chính sách chăm sóc khách hàng tại chi nhánh chưa có sự chuyên biệt đối với từng đối tượng khách hàng.

- Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu: Hiện tại, nguồn nhân lực của chi nhánh có trình độ nghiệp vụ ở mức độ khá, tuổi đời trẻ tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Trong khi đó, CVTD chủ yếu là những khoản vay nhỏ lẻ, nhung số lượng lớn, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến khâu kiểm soát trong và sau giải ngân và thu nợ, đặc biệt trong khoảng thời gian đến kỳ trả gốc, lãi. Vì vậy, chất lượng phục vụ sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Hạn chế này sẽ khiển chi nhánh không đáp ứng nổi nhu cầu của khách hàng tiềm nãng. Hiện nay, hệ thống đào tạo và tự đào tạo của ngân hàng còn nhiều hạn chế nói chung và trong lĩnh vực CVTD nói riêng. Nếu không đào tạo theo quy trình tổng thể, đồng bộ có sự kết hợp giữa những cán bộ nòng cốt của các phòng ban có liên quan thì chi nhánh sẽ không đủ nhân lực phục vụ và phát triển sản phẩm kết hợp hiệu quả và an toàn.

- Công tác marketing chưa thực sự hiệu quả, chú trọng: Công tác marketing của chi nhánh chưa có sự tập trung cho CVTD mà mới chỉ dừng lại ở việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng, sản phấm dịch vụ chung chung. Bên cạnh đó, công tác marketing của chi nhánh chưa làm bật lên được các tính năng đặc biệt của sản phẩm, chưa thực sự gây ấn tượng cho khách hàng. Ví dụ như các NHTM khác xây dựng sản phẩm mới, chương trình ưu đãi mới tung ra thị trường đều gắn với cái tên thể hiện tính chuyên biệt và điểm ưu việt của sản phẩm đối với khách hàng ví dụ như “Gặp 1 lần, lấy xe ngay” của NHTM cổ phần Kỹ thương (Techcombank), “Vay 24h” của NHTM cổ phần Đông Á, ... thì tại NHNo&PTNT Việt Nam tên sản phẩm vẫn còn chung chung như cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô...

+ Công nghệ ngân hàng: nên tảng hệ thông hạch toán của NHNo&PTNT là phần mềm IPCAS mặc dù thường xuyên được nâng cấp, chỉnh sửa tuy nhiên vẫn

chưa có sự tách bạch giữa hạch toán giao dịch hằng ngày và xuất dừ liệu báo cáo phục vụ công tác điều hành, quản lý của Ban Lãnh đạo, vì vậy hệ thống thường bị quá tải vào những ngày đầu tháng khiến việc thực hiện giao dịch của khách hàng bị chậm trễ cũng như việc xuất báo cáo chưa kịp thời, nhanh chóng. Bên cạnh đó, trên hệ thống Internetbanking, Emobile-banking của NHNo&PTNT chưa thực hiện đi

sâu vào cung cấp các sản phẩm CVTD trực tuyến.

3.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chù quan:

+ Do NHNo&PTNTViệt Nam chưa đưa ra chính sách cụ thể đẩy mạnh cho vay tiêu dùng.

+ Do cơ cấu tố chức tại chi nhánh chỉ có 02 phòng đó là kế hoạch kinh doanh, phòng kế toán ngân quỹ chưa có bộ phận khách hàng, chưa có bộ phận kinh doanh ngoại hối, chưa có bộ phận thẻ, chưa có bộ phận marketing nên công việc quá tải chưa chuyên nghiệp.

+ Chưa có liên kết các sản phẩm, việc cho vay tiêu dùng chưa gắn kết với việc phát hành thẻ, phát triến dịch vụ.

+ Chi nhánh chưa chủ động liên kết với các doanh nghiệp bán hàng ví dụ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp bán hàng điện máy, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ô tô, xe máy; chưa chủ động phối hợp với đơn vị chủ quản để đẩy mạnh cho vay đối với đối tượng hưởng lương.

+ Chi nhánh chủ yếu cho vay tiêu dùng trực tiếp không qua trung gian. Do vậy gây khó khăn cho khách hàng hàng tháng phải đến ngân hàng trả nợ và cán bộ ngân hàng cũng phải thường xuyên theo dõi nợ.

+ Việc chỉ đạo giao chí tiêu kế hoạch cho từng cán bộ chưa sâu sát chỉ giao chung tổng dư nợ, nợ xấu không giao đến đối tượng cho vay. Chính vì vậy cán bộ lựa chọn khách hàng cho vay có bảo đảm bàng tài sản, món cho vay lớn chưa đẩy mạnh cho vay không có bảo đảm bằng tài sản số tiền cho vay nhở lẻ.

+ Chi nhánh còn thụ động trong việc tìm kiêm khách hàng mới. Các khách hàng sử dụng sản phẩm tiêu dùng của chi nhánh chủ yếu là khách hàng đã và đang sử dụng một sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng trước đây. Như vậy, chi nhánh vẫn còn thiếu chương trình quảng bá, chiến lược marketing cụ thể để tìm kiếm khách hàng mới.

+ Sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và các công ty tài chính trong và ngoài nước: Các công ty tài chính với quy trình, thủ tục cùng các yêu cầu hồ sơ đơn giản, tốc độ phê duyệt cho vay nhanh gọn thỏa mãn được nhừng nhu Cầu vay vốn cấp thiết, đột xuất. Hơn nữa, sự liên kết giữa các công ty tài chính tiêu dùng với các đại lý ô tô, xe máy, chuỗi của hàng kinh doanh điện máy, điện thoại và đồ gia dụng như FPT shop, Thế giới di động, Điện máy xanh, HC home, Pico, Samnec,... đã khiến cho việc tiếp cận các món vay với mục đích mua sắm phương tiện đi lại, hàng tiêu dùng lâu bền như điện thoại thông minh, máy tính, máy giặt, điều hòa, tủ lạnh,... trở nên dễ dàng, phổ biến hơn. Điều này cho thấy hoạt động CVTD cũa các NHTM hiện nay đang chịu sức ép và cạnh tranh lớn từ các công ty tài chính. Bên cạnh đó, kill Việt Nam mở cửa nền kinh tế, các ngân hàng nước ngoài không bỏ lờ cơ hội lấn chiếm thị trường tài chính Việt Nam nên ngoài sự cạnh tranh với các ngân hàng trong nước, còn có sự cạnh tranh của ngân hàng nước ngoài. CVTD là sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam nhưng nó là sản phẩm phổ biến tại các thị trường khác trên thế giới nên các ngân hàng nước ngoài có lợi thế hơn về hiểu biết, kinh nghiệm phát triển sản phẩm CVTD so với các ngân hàng trong nước. Vì vậy, để tồn tại, phát triển, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có chiến lược riêng đẩy mạnh thế mạnh của mình trong hoạt động CVTD khi sự cạnh tranh trên thị trường này hiện nay càng trở nên quyết liệt hơn.

b. Nguyên nhân khấch quan

4- Chính sách lãi suất của ngân hàng còn chưa linh hoạt, chưa cạnh tranh.

+ về phía khách hàng: dân trí ngày càng cao nhưng tâm lý người dân vẫn lo ngại khi đi vay. Họ vẫn muốn tự mình tiết kiệm để mua sắm hơn là đi vay và họ cũng ngại khi phải đến ngân hàng giao dịch vì lo ngại sự rườm rà thủ tục rủi ro khi giao dịch tiền bạc.

TIẺU KÉT CHƯƠNG 3

Dựa trên sô liệu thực tê, chi tiêt hoạt động CVTD tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú - Hải Phòng, luận văn đưa ra những phân tích tổng quan và đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD giai đoạn 2018-2020. Kết hợp với kết quả so sánh sản phẩm CVTD của NHNo&PTNT với một số NHTM khác như Vietcombank, Techcombank, VPbank, TPbank, cho thấy hoạt động CVTD tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú - Hải Phòng bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua cũng vẫn còn những vấn đề bất cập; từ đó tìm được nguyên nhân khách quan và chủ quan của những tồn tại hạn chế.

Đe phát triển hoạt động CVTD tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú - Hải Phòng cần tìm những biện pháp đúng đắn khắc phục được những hạn chế và định hướng kế hoạch phát triển cho hoạt động CVTD phù hợp với bối cảnh nền kinh tế của thế giới và của Việt Nam cũng như đòi hỏi sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ và các cấp quản lý. vấn đề này sẽ được tác giả phân tích kỹ tại Chưong 4 của Luận văn.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIÉN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH TRÀN PHÚ - HẢI PHÒNG

4.1. Định hướng hoạt động cùa NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần Phú - Hải Phòng.

4.1.1. Bối cảnh nền kinh tế vĩtrong thòi gian tới

4.1.1.1. Bối cảnh nền kinh tế thế giới

Năm 2020, nền kinh tế thế giới đã trải qua một năm khó khăn nhất trong lịch sử. Đại dịch Covid-19 gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu; 92,9% nền kinh tế rơi vào suy thoái; nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tại các quốc gia giảm sút, đặc biệt là đối với ngành du lịch, hàng không, dịch vụ giải trí và bán lẻ do các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại, giãn cách xã hội.

Đe kích thích nền kinh tế phục hồi, hầu hết các quốc gia đã áp dụng các chính sách nới long tài chính - tiền tệ thông qua các gói hỗ trợ tài chính lên tới hàng nghìn tỷ USD trong năm 2020 và có xu hướng duy trì trong một vài năm tới. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia. Bởi chính sách tài khóa - tiền tệ được nới lỏng có thể đạt được những thành công trong việc kích thích tiêu dùng, tăng tổng cầu, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về lạm phát, thị trường tài chính thế giới và gia tăng nợ công.

Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường khi xuất hiện các biến chủng mới với tốc độ lây lan mạnh mẽ hơn, rủi ro tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại. Tuy nhiên, việc mở rộng triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng chống Covid-19 tại nhiều quốc gia đã ghi nhận hiệu quả trong việc kiềm chế dịch bệnh. Số ca nhiễm mới và tử vong giảm đáng kể tạo tiền đề cho việc mờ cửa trở lại nền kinh tế.

4. ỉ. ỉ.2. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam

Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (GDP) năm 2020 vẫn tăng trưởng 2,91% so với năm 2019, mức thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng vẫn thuộc nhóm nước tàng trưởng cao nhất thế giới trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu giảm 4,4%. Trong đó, khu vực

nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 3,23% so với bình quân năm 2019. Đặc biệt, bất chấp sự ách tắc trong thương mại quốc tế do đại dịch, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mức cao, xuất siêu kỷ lục

(19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp.

Bước sang năm 2021, mặc dù nền kinh tế đã ghi nhận kết quả vững chắc trong nửa đầu năm nhưng đến Quý 3 nền kinh tế đà bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh trần phú (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)