Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Trần

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh trần phú (Trang 55 - 63)

Trần Phú, Hải Phòng năm 2018-2020

3.1.4.1. Tình hình công tác huy động vốn

Bảng 3.1: Phân tích kết quả huy động von theo thành phần kinh tế

Đon vị: tỷ đồng

5--- --- --- --- T Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng

TG các TCKT 314 59,58% 236 53,39% 334 51,78%

TG dân cư 213 40,42% 206 46,61% 311 48,22%

Tổng nguồn vốn 527 100% 442 100% 645 100%

(Nguôn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trân Phú - Hải Phòng)

Qua bảng số liệu có thể thấy công tác huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Trần Phú có xu hướng tăng từ 527 tỷ đồng (năm 2018) lên 645 tỷ đồng (năm 2020). Tống nguồn vốn huy động năm 2019 là 442 tỷ đồng, giảm 85 tỷ đồng tương đương với 16% so với năm 2018. Năm 2020, tổng nguồn vốn huy động tăng 203 tỷ tương đương mức tăng 46% so với năm 2019.

Trong đó, nguồn tiền gửi từ dân cư có xu hướng tàng qua các năm từ 213 tỷ năm 2018 giảm nhẹ xuống 206 tỷ năm 2019 (tương đương mức giảm 3%) và tăng mạnh trong năm 2020. Nguồn tiền gửi từ dân cư năm 2020 đạt 311 tỷ đồng, tăng 105 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 51% so với năm 2019. Như vậy qua 2 năm nguồn tiền gửi từ dân cư có mức tăng trưởng khá cao: 46%.

Trong khi đó thì nguồn vốn đến từ các tổ chức kinh tế lại có sự biến động tăng giảm mạnh từ 314 tỷ đồng năm 2018 giảm mạnh xuống 236 tỷ năm 2019 (giảm 78 tỷ đồng so với năm 2018, tốc độ giảm 25%); sau đó tăng mạnh lên mức 334 tỷ đồng, tăng 98 tỷ so với năm 2019, tương đương với mức tăng 42%. Nguyên nhân giảm do vào thời điếm cuối năm 2019, công ty điện lực Hải Phòng rút một phần tiền gửi tại chi nhánh Trần Phú Hải Phòng khiến nguồn tiền gửi của tổ chức giảm mạnh. Điều này cũng là nguyên nhân khiến cho tổng nguồn vốn trong năm 2019 giảm đi.

Tại NHNo&PTNT chi nhánh Trần Phú thì nguồn huy động chủ yếu vẫn từ các doanh nghiệp, nguồn vốn từ dân cư chỉ chiếm khoảng 45% tổng nguồn vốn cho thấy khả năng thu hút vốn từ dân cư chưa đạt hiệu quả do phải vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ với các NHTM cổ phần khác trong cùng khu vực. Với định hướng đẩy mạnh về ngân hàng bán lẻ, các NHTM cổ phần thu hút được khá lớn lượng vốn từ dân cư bởi mức lãi suất hấp dẫn hơn, đa dạng hóa các sản phẩm huy động kèm theo nhiều tiện ích và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, NHNo&PTNT cũng đang dần bắt nhịp với xu hướng này thể hiện qua việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn từ dân cư tăng dần qua các năm.

Bảng 3.2: Phân tích kết quả huy động vốn theo kỳ hạn

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trần Phú - Hải Phòng)

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng

Không kỳ hạn 135 25,62% 83 18,78% 161 24,96%

Ngắn hạn 286 54,27% 236 53% 347 53,80%

Trung và dài hạn 106 20,11 % 123 28% 134 20,78%

Tổng nguồn vốn 527 100% 442 100% 645 100%

Chủ yêu nguôn vôn huy động của ngân hàng là từ nguôn vôn ngăn hạn (chiêm tỷ trọng khoảng 53-54%). Mà nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân gửi tại ngân hàng có kỳ hạn nhỏ hơn hoặc bàng 12 tháng. Điều này khiến cho ngân hàng khó chủ động được nguồn vốn để cho vay trung dài hạn.

Tại chi nhánh có nguồn vốn không kỳ hạn cuối năm 2019 là 83 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 18,78% tổng nguồn vốn huy động, giảm 52 tỷ đồng so với cuối năm 2018, tương đương tốc độ giảm 38%. Đến cuối năm 2020 con số này tăng mạnh lên 161 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,96% tổng nguồn vốn, tăng so với cuối năm 2019 là 78 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng 94%. Như vậy, mặc dù nguồn vốn không kỳ hạn có xu hướng tăng qua các nãm nhưng tỷ trọng của nguồn vốn không kỳ hạn có xu

hướng giảm.

Nguồn vốn có kỳ hạn chủ yếu là nguồn tiền gửi dân cư đây là nguồn vốn tương đối ổn định, chi phí huy động vốn cao hơn nhưng ngân hàng chủ động được trong việc dùng nguồn vốn để đầu tư cho vay. Nguồn vốn ngắn hạn giảm nhẹ trong năm 2019 (giảm 50 tỷ, tương đương mức giảm 17,48%) từ 286 tỷ xuống còn 236 tỷ, tuy nhiên tăng mạnh trở lại vào năm 2020. Năm 2020, nguồn vốn ngắn hạn đạt 347 tỷ, tãng 111 tỷ so với năm 2019 tương đương với mức tăng 47%. Nguồn vốn trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng nhở nhất nhưng lại tăng trưởng đều qua các năm; từ 106 tỷ đồng năm 2018 tăng lên 123 tỷ năm 2019 và tiếp tục tăng lên đạt 134 tỷ năm 2020 (tăng 26% so với năm 2018). Sự tăng lên này chủ yếu do sự tàng lên cúa các khoản huy động từ 12-24 tháng. Nguyên nhân là nền kinh tế đang dần tăng trưởng và ổn định, người dân yên tâm hơn khi gửi tiết kiệm với kỳ hạn trên một năm. Mà lãi suất trên 1 năm chênh lệch khá là cao so với lãi suất ngắn hạn vì vậy người dân có xu hướng gửi 13 tháng thay vì 12 tháng để hưởng lãi suất cao hơn.

Bảng 3.3: Phăn tích kết quả huy động vốn theo loại tiền

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng

Nôi tê• • 523 99,24% 439 99,32% 643 99,69%

Ngoại tệ 4 0,76% 3 0,68% 2 0,31 %

Tổng nguồn vốn 527 100% 442 100% 645 100%

(Nguôn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trân Phú - Hải Phòng)

Qua đó có thể thấy nguồn vốn huy động chủ yếu là VNĐ với tỷ trọng gần như tuyệt đối, hơn 99%. Đây là loại tiền truyền thống trong hoạt động huy động tại nước ta hiện nay. Việc huy động nội tệ cao giúp đáp ứng nhu cầu nội tệ cho vay và các hoạt động khác. Trong khi lượng nội tệ có xu hướng tăng dần qua các năm thi lượng ngoại tệ lại có xu hướng giảm từ 4 tỷ năm 2018 xuống còn 3 tỷ năm 2019 và đến năm 2020, nguồn vốn ngoại tệ chỉ còn 2 tỷ. Nguyên nhân nguồn vốn ngoại tệ qua các năm có xu hướng giảm dần và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn do

Ngân hàng Nhà nước có chính sách quy định giảm lãi suât tiên gửi ngoại tệ xuông còn 0%/năm, do vậy khách hàng chuyển đổi sang hình thức tiết kiệm hoặc đầu tư khác mà không gửi ngoại tệ vào ngân hàng nữa.

3.1.4.2. Tình hĩnh hoạt động tín dụng

Băng 3.4 : Tồng dư nợ của chi nhánh qua các năm 2018 - 2020

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

7

Tông dư nợ 562 699 810

(Nguôn báo cáo của Chỉ nhánh NHNo&PTNT Trân Phú - Hải Phòng)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy tống dư nợ cùa chi nhánh tàng qua các năm từ 562 tỷ lên đến 810 tỷ, tăng 248 tỷ tưong đương với mức tăng 44,13%. Năm 2019, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 699 tỷ, tăng 137 tỷ so với năm 2018, tương đương với mức tăng 24,4%. Năm 2020, chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên 810 tỷ đồng (tương đương với mức tăng 15,9%). Mặc dù trong năm 2020, đại dịch Covid-19 (còn được gọi là đại dịch coronavirus, là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân

là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, khới nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019) đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tuy nhiên với sự nỗ lực của chi nhánh cũng như các biện pháp áp dụng kịp thời như giảm lãi suất cho vay (07 lần giảm lãi suất trong đó 04 lần giảm đối với các lĩnh vực ưu tiên); triển khai chương trình cho vay ưu đãi lãi suất với mức hồ trợ lãi suất lên đến 2,5%/năm; giảm thu phí... nhằm duy trì và khôi phục các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch, kích thích tăng trưởng kinh tế. Qua đó vẫn đảm bảo dư nợ năm 2020 tăng trưởng so với năm 2019.

Bảng 3.5: Phăn tích dư nợ theo kỳ hạn 2018-2020

Đon vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng

Ngắn hạn 442 78,65% 554 79,26% 659 81,36%

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng

Trung hạn 85 15,12% 94 13,45% 109 13,46%

Dài han• 35 6,23% 51 7,30% 42 5,19%

Tổng dư nợ 562 100% 699 100% 810 100%

(Nguôn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trân Phủ - Hải Phòng)

Xét về cơ cấu cho vay theo kỳ hạn thì phần lớn vẫn là cho vay ngắn hạn, tỷ trọng của khu vực này khoảng 80% và có xu hướng tăng dần trong 3 năm gần đây từ 78,65% lên 81,36%. Trong khi đó cho vay trung và dài hạn lại có xu hướng giảm nhẹ. Cho vay trung hạn từ 85 tỷ năm 2018 tăng lên đến 94 tỷ năm 2019 và tiếp tục tăng lên đạt 109 tỷ năm 2020. Như vậy, trong 03 năm, cho vay trung hạn tại chi nhánh đã tăng 28,24%. Cơ cấu tỷ trọng cho vay trung hạn chiếm khoảng 15%. Chiếm tỷ trọng thấp nhất khoảng 6-7% là cho vay dài hạn. Năm 2019, cho vay dài hạn tăng 16 tỷ so với nãm 2018 (tương ứng với mức tăng 45,71%) tuy nhiên nãm

2020, chỉ tiêu này lại giảm 9 tỷ (giảm 17,65%) so với năm 2019.

Bảng 3.6: Phăn tích dư nợ theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguôn báo cáo của Chỉ nhánh NHNo&PTNT Trân Phú - Hải Phòng)

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng Giá tri• Tỷ trọng Pháp nhân 282 50,18% 336 48,07% 332 40,99% Cá nhân 280 49,82% 363 51,93% 478 59,01% Tổng dư nợ --- X--- 562 100% 699 100% --- 5--- 810 100%

Năm 2018, tỷ trọng dư nợ pháp nhân và cá nhân tại chi nhánh tương đương nhau và nghiêng về phía pháp nhân. Tuy nhiên, sang năm 2019 và năm 2020, cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế tại chi nhánh đã có sự chuyến dịch từ pháp nhân sang cá nhân. Cho vay cá nhân tăng trưởng mạnh mẽ từ 280 tỷ năm 2018 lên đến

478 tỷ năm 2020, tăng gân 70%, đông thời nâng tỷ trọng lên 59% tông dư nợ. Như vậy chi nhánh đang dần bắt kịp xu hướng hướng tới ngân hàng bán lẻ, khai thác thị trường tiềm năng mới.

Bảng 3.7: Phân tích dư nợ theo loại tiền

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Tổng dư nợ 562 699 810

Nôi tê• • 562 699 810

Ngoại tệ 0 0 0

(Nguôn báo cáo của Chi nhánh NHNo&PTNT Trân Phú - Hải Phòng)

Có thể thấy toàn bộ dư nợ cho vay đều là Việt Nam đồng. Điều này cũng là hợp lý vì nhu cầu khách hàng hiện nay tập trung vào nội tệ để sản xuất kinh doanh cũng như phi sản xuất khác. Đồng thời việc cho vay bàng ngoại tệ chủ yếu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu do nhu cầu thanh toán và nguồn tiền thu về trong tương lai là ngoại tệ, do chi nhánh mới thành lập, quy mô chưa đủ lớn vì vậy để tránh rủi ro chi nhánh chưa thực hiện cho vay ngoại tệ.

Bảng 3.8: Hoạt động bảo lãnh

Đon vị: tỷ đồng

--- --- --- ---T

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh số Dư no’Doanh số Dư no’• Doanh số Dư no’

Tổng HĐ bảo lãnh 262 67 243 48 138 41

Cam kết BL thanh

toán 5 1 11 6 7 5

Cam kết BL thưc•

hiện Hợp đồng 41 16 31 26 26 5.7

Cam kết BL dư thầu• 11 2 9 4 8 1.3

Cam kết BL khác 205 48 192 12 97 29

(Nguôn báo cáo của Chỉ nhánh NHNo&PTNT Trân Phú - Hải Phòng)

Bảng số liệu hoạt động trên cho thấy hoạt động bảo lãnh của chi nhánh có xu hướng giảm qua các nãm. Hiện nay nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng, ngân hàng phải mở rộng và đa dạng các hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng thu dịch vụ, nâng cao uy tín của ngân hàng. Tuy nhiên do cạnh

tranh với các NHTM khác đặc biệt là NHTM cô phân Ngoại thương trên địa bàn nên ít nhiều tác động tới hiệu quả hoạt động bảo lãnh của chi nhánh.

về doanh số hoạt động bảo lãnh: năm 2019 là 243 tỷ đồng giảm 19 tỷ đồng so với năm 2018 (tương đương với mức giảm 7,25%). Bước sang năm 2020, doanh số hoạt động bảo lãnh giảm mạnh xuống còn 138 tỷ đồng (giảm 105 tỷ đồng tương đương mức giảm 43% so với năm 2019). Trong đó tỷ trọng bảo lãnh chủ yếu tập trung vào bảo lãnh khác (chiếm tỷ trọng khoảng 70%). Bảo lãnh khác bao gồm: bảo lãnh bảo hành, bào lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn tiền ứng trước...

về dư nợ bảo lãnh cuối năm 2019 là 48 tỷ đồng, giảm 19 tỷ đồng so với cuối năm 2018, chỉ tiêu này đến cuối năm 2020 tiếp tục giảm 7 tỷ đồng xuống còn 41 tỷ. Như vậy qua 03 năm, dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh giảm 43%.

Bảng 3,9: Hoạt động thanh toán quốc tế

Đơn vị: EUR

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

SỐ món SỐ tiền SỐ món 0 Á J • ASÔ tiên SỐ món số tiền

Phát hành LC nhập khẩu 0 0 0 0 0 0 Thanh toán LC nhập khẩu 0 0 0 0 0 0

Thanh toán nhờ thu Nhập khẩu

8 275.268 10 225.312 12 310.10

4 Thông báo LC xuất

khẩu

0 0 0 0 0 0

Thanh toán nhờ thu xuất khẩu

0 0 0 0 0 0

5--- --- --- --- T

(Nguôn báo cáo của Chi nhảnh NHNo&PTNT Trân Phú - Hải Phòng)

Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh tập trung là thanh toán nhờ thu

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh trần phú (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)