3. Quan điểm chung về Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo để thúc đẩy
3.3. Động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Động lực 1: Hợp tác sáng tạo (Creative collaboration)
Hợp tác sáng tạo là trọng tâm để hiện thực hóa các giá trị, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, tăng cường sự gắn bó với khách hàng, nâng cao tầm nhìn ở trong và ngoài doanh nghiệp. Hợp tác sáng
tạo giúp cải thiện sự tham gia với khách hàng và các đối tác; phát triển chuỗi giá trị; nâng cao kết quả và lộ trình triển khai đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp theo cấp số nhân.
Động lực 2: Tư duy đổi mới sáng tạo (Innovation mind-set)
Tư duy đổi mới sáng tạo là sự kiên trì gắn với một tinh thần linh hoạt để xử lý các vấn đề phức tạp nhằm tối ưu hóa giá trị mang lại. Thực hiện tư duy đổi mới sáng tạo cho phép mô phỏng một cách hệ thống của các giải pháp trong tương lai trong tâm trí của người đổi mới sáng tạo, đồng thời kết nối giữa các nhóm đổi mới sáng tạo, từ đó hình thành những ý tưởng và giải pháp mới. Tư duy đổi mới sáng tạo giúp giải quyết các vấn đề về ý tưởng, vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu, nhu cầu và giá trị được hiện thực hóa từ các giải pháp cụ thể...
Động lực 3: Hệ thống làm việc (Systems of work)
Hệ thống làm việc cung cấp một khuôn khổ để gắn kết hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, hướng dẫn khung thực tiễn đổi mới sáng tạo để các doanh nghiệp theo dõi, đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp, tối đa hóa hiệu quả của thực tiễn của hoạt động đổi mới sáng tạo.
Do đó, hệ thống làm việc cần xem xét tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp đối với đổi mới sáng tạo, từ phát triển nhân lực, cơ cấu tổ chức, quan hệ đối tác quy trình hoạt động... theo nguyên tắc hỗ trợ cải tiến liên tục và đảm bảo chất lượng.
Động lực 4: Văn hóa đổi mới sáng tạo (Innovation culture)
Văn hóa đổi mới sáng tạo là môi trường làm việc giúp con người trau dồi, nuôi dưỡng tư duy “không chính thống” và các ứng dụng dựa trên tư duy đó. Doanh nghiệp không dễ dàng khi xây dựng hoặc đặt một bản sắc văn hóa riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, văn hóa đổi mới sáng tạo có thể được phát triển thông qua các hệ thống giá trị, niềm tin, quy trình và thực tiễn... về hoạt động đổi mới sáng tạo của
doanh nghiệp. Mô hình về một số trụ cột trong hoạt động đổi mới sáng tạo lấy khách hàng làm trung tâm được thể hiện trong Hình 1.2.
Hình 1.2. Các trụ cột trong đổi mới sáng tạo lấy khách hàng làm trung tâm
Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở [A Perspective on Innovation Management Systems for Innovation Continuity; Dr Benjamin W Watson
PhD BSc/ MDes (Hons) CEng CTPD CEnv MIED LCGI]
Các yếu tố chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo bao gồm: tầm nhìn và nguồn lực đầu tư để thực hiện tầm nhìn đó.
Nhận thức của người đứng đầu cùng với các giá trị lãnh đạo, cam kết kinh doanh sẽ tạo điều kiên cho mọi người trong doanh nghiệp “tự do” thực hiện đổi mới sáng tạo.
Văn hóa đổi mới sáng tạo là nền tảng văn hóa đảm bảo sự cho mọi người kiên trì theo đuổi những thách thức mới, thậm chí đón nhận thất bại từ những “thử nghiệm” đó. Một số doanh nghiệp tập trung vào
tăng doanh số đôi khi sẽ không thể đơn giản chấp nhận thất bại liên tục. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần thấy rằng bản chất của thất bại là một cơ hội học tập để sau đó tìm cách thành công lớn hơn.
3M là một trong những tổ chức đạt được duy trì sự “tự do” về đổi mới sáng tạo được thông qua Nguyên tắc McKnight (McKnight Principles). McKnight là chủ tịch Hội đồng quản trị tại 3M (từ năm 1929 đến 1966). Triết lý của ông có thể được hiểu như sau: “thuê những người giỏi và hỗ trợ họ làm công việc của họ theo cách riêng của họ,đồng thời chịu đựng những sai lầm của họ”. Văn hóa đổi mới sáng tạo này sẽ cho phép mọi người trong 3M có thể thực hiện các hành vi “không biên giới” để đổi mới sáng tạo.
Theo ISO 56000: 2020 (Quản lý đổi mới sáng tạo - Nguyên tắc cơ bản và từ vựng), quản lý đổi mới sáng tạo được thực hiện theo một số nguyên tắc sau:
- Hiện thực hóa giá trị: Mục đích của quản lý đổi mới sáng tạo là tạo ra giá trị, thông qua quá trình tìm hiểu, xác định và đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan. Nhận ra và hiện thực hóa các giá trị (tài chính và phi tài chính) là yếu tố sống còn đối với sự bền vững của doanh nghiệp.
- Tầm nhìn tương lai của nhà lãnh đạo: Các nhà lãnh đạo ở tất cả các cấp cần xây dựng một tầm nhìn tương lai, truyền cảm hứng liên tục, thu hút mọi người để cùng thực hiện những mục tiêu trong tương lai.
- Định hướng chiến lược: Định hướng các hoạt động đổi mới sáng tạo dựa trên mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Tất cả mọi người trong doanh nghiệp và các nguồn lực cần thiết khác cần được tập hợp, liên kết, chia sẻ và hỗ trợ để cùng triển khai định hướng chiến lược nêu trên.
doanh nghiệp được chia sẻ cởi mở, hỗ trợ để thay đổi, hợp tác và chấp nhận rủi ro, cho phép “cùng tồn tại” các hoạt động đổi mới sáng tạo và các hoạt động thực thi hiệu quả.
- Khai thác tri thức: Các nguồn lực bên trong và bên ngoài được huy động, sử dụng để xây dựng một hệ thống kiến thức sâu nhằm tập trung khai thác các nhu cầu hiện có (hoặc sẽ có) của khách hàng.
- Quản lý rủi ro: Rủi ro được đánh giá, tận dụng và sau đó được quản lý thông qua quá trình học hỏi, thử nghiệm, thực hiện các quy trình...
- Khả năng thích ứng: Những thay đổi trong bối cảnh của doanh nghiệp sẽ được “thích ứng” bằng cách điều chỉnh kịp thời tổ chức, quy trình, nguồn lực và các mô hình hiện thực hóa giá trị để tối đa hóa khả năng đổi mới sáng tạo.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Quản lý đổi mới sáng tạo dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống với các yếu tố tương quan và yếu tố tương tác, qua đó thực hiện việc đánh giá hiệu suất và cải tiến hệ thống một cách thường xuyên.