Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá
sáng tạo. Các chỉ số hiệu suất đổi mới sáng tạo được thể hiện ở các yêu cầu sau:
- Các chỉ số liên quan đến đầu vào (số lượng ý tưởng, số sáng kiến đổi mới sáng tạo, tiềm năng tạo ra giá trị của ý tưởng, tri thức, hiểu biết mới, nguồn lực, năng lực...)
- Các chỉ số liên quan đến hoạt động (hiệu suất của hoạt động thử nghiệm, số lượng, tỷ lệ nhân viên, người quản lý hoặc người dùng tham gia, hiệu quả của hoạt động hợp tác, hiệu quả áp dụng các công cụ và phương pháp mới, thời gian thu lợi nhuận, thời gian tiếp thị, giá trị thương hiệu...).
- Các chỉ số liên quan đến đầu ra (số lượng, tỷ lệ ý tưởng được thực hiện, lợi ích thu được đầu tư đổi mới sáng tạo, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, thị phần, tỷ lệ chấp nhận của người dùng, sự hài lòng của người dùng, tốc độ lan tỏa của hoạt động đổi mới sáng tạo, lợi ích xã hội, tiết kiệm chi phí, giá trị hình ảnh của doanh nghiệp...).
Các chỉ số hiệu suất đổi mới sáng tạo được áp dụng ở cấp độ hệ thống được đánh giá và cải thiện trong các điều kiện thích hợp. Doanh nghiệp đánh giá các yếu tố của IMS, tương tác của của các yếu tố này, cũng như kết quả triển khai IMS trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng các chỉ số theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá với các doanh nghiệp khác khi theo dõi và đánh giá hiệu suất.
Doanh nghiệp phân tích và đánh giá hiệu suất đổi mới sáng tạo và hiệu lực và hiệu quả của IMS. Việc phân tích và đánh giá dựa trên: việc thực hiện và phân phối lại giá trị, liên quan đến chiến lược và mục tiêu đổi mới sáng tạo, và là kết quả của các hoạt động đổi mới sáng tạo; các yếu tố của IMS và các tương tác của các yếu tố này.
Việc áp dụng các công cụ và phương pháp theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá sẽ phụ thuộc vào bối cảnh của doanh nghiệp, cũng như tầm nhìn của doanh nghiệp trong việc cải thiện hiệu suất đổi mới sáng tạo.
Kết quả phân tích được sử dụng để đánh giá mức độ hiểu biết về bối cảnh của doanh nghiệp; mức độ cam kết lãnh đạo; hiệu quả của thực hiện các hoạt động; hiệu quả của chiến lược đổi mới sáng tạo; hiệu lực, hiệu quả của quy trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo; chia sẻ kiến thức thành công và thất bại; các yếu tố cải tiến IMS...
Kiểm toán nội bộ
Doanh nghiệp tiến hành kiểm toán nội bộ (theo kế hoạch) để đánh giá sự phù hợp của IMS đối với các yêu cầu khác của doanh nghiệp, đánh giá mức độ thực hiện và duy trì hiệu quả IMS của doanh nghiệp.
Để thực hiện kiểm toán nội bộ, doanh nghiệp cần lập kế hoạch, thực hiện và duy trì một chương trình kiểm toán (bao gồm yêu cầu, tần suất, phương pháp, trách nhiệm và tầm quan trọng của các quy trình liên quan); xác định mục tiêu, tiêu chí và phạm vi kiểm toán; lựa chọn kiểm toán viên và tiến hành kiểm toán để đảm bảo tính khách quan và sự công; báo cáo kết quả kiểm toán cho Ban lãnh đạo.
Kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp có phương án khắc phục phù hợp, xác định các hoạt động tiếp theo trong doanh nghiệp.
Rà soát quy trình quản lý
Ban lãnh đạo xem xét, rà soát quy trình quản lý IMS của doanh nghiệp theo kế hoạch và thời gian, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và tính phù hợp của doanh nghiệp. Việc rà soát quy trình quản lý một phần hoặc tất cả các yếu tố của IMS được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, phụ thuộc vào bối cảnh của doanh nghiệp.
Đánh giá, rà soát quy trình quản lý đầu vào gồm: đánh giá các quy trình, quản lý IMS trước đó; thay đổi (bên trong và bên ngoài) có liên quan đến IMS; thông tin về hiệu suất của IMS (bao gồm các xu hướng hiện thực hóa; phân phối lại giá trị; mục tiêu đổi mới sáng tạo đã đạt được; hiệu suất sáng kiến, quy trình, danh mục đầu tư đổi mới sáng tạo; chia sẻ kiến thức và học hỏi từ thành công và thất bại; các
hành động khắc phục; giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá kết quả; kết quả kiểm toán...).
Đánh giá, rà soát quy trình quản lý đầu vào cũng cần xem xét tính nhất quán của tầm nhìn đổi mới sáng tạo, chiến lược và chính sách với định hướng chiến lược của doanh nghiệp (gồm các nguồn lực thực hiện, các chỉ số hiệu suất đổi mới sáng tạo, cơ hội để thực hiện cải tiến liên tục...).
Đánh giá, rà soát quy trình quản lý đầu ra thông qua các quyết định, hành động và theo dõi đối với cơ hội cải tiến, nhu cầu thay đổi IMS và sự sẵn sàng thay đổi của doanh nghiệp.