Lập kế hoạch (Mục 6)

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG (Trang 46 - 48)

Khi lập kế hoạch cho IMS, doanh nghiệp xem xét các vấn đề liên quan đến nhu cầu, kỳ vọng, yêu cầu và xác định các cơ hội và rủi ro cần được giải quyết đối với IMS.

Việc lập kế hoạch cần đảm bảo IMS phải chấp nhận rủi ro để đạt được sự cải tiến liên tục, đồng thời giảm bớt các “tác dụng” không mong muốn.

Lập kế hoạch giúp doanh nghiệp kịp thời có những hành động để giải quyết các cơ hội và rủi ro thông qua việc xem xét “sự không chắc chắn” liên quan đến các cơ hội và rủi ro đó.

Lập kế hoạch giúp doanh nghiệp tích hợp và thực hiện các hành động trong quy trình IMS của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá hiệu quả của những hành động này. Bên cạnh những cơ hội và rủi ro ảnh hưởng đến hệ thống quản lý, một số cơ hội có thể dẫn đến các sáng kiến đổi mới sáng tạo mạnh mẽ trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp xây dựng mục tiêu đổi mới sáng tạo ở các cấp độ liên quan. Mục tiêu đổi mới sáng tạo cần phù hợp với chính sách đổi mới sáng tạo và hướng tới tầm nhìn đổi mới sáng tạo; bảo đảm tính nhất quán giữa các cấp độ của doanh nghiệp.

Mục tiêu đổi mới sáng tạo cần được theo dõi, truyền đạt và cập nhật trong điều kiện thích hợp. Mục tiêu này cần tính đến các yêu cầu áp dụng, có thể đo lường hoặc có thể kiểm chứng được. Doanh nghiệp

cần có quy trình lưu giữ thông tin tài liệu về các mục tiêu đổi mới sáng tạo.

Để kế hoạch có tính khả thi và đáp ứng các mục tiêu đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp cần xác định: một số nội dung trọng tâm (cơ hội, loại hình đổi mới sáng tạo); xác định các đối tượng tham gia (bên trong và bên ngoài); yêu cầu cụ thể (tổ chức doanh nghiệp, nguồn lực, quy trình...); tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm; tiến độ hoàn thành (kế hoạch, các mốc quan trọng); các tiêu chí đánh giá sáng kiến đổi mới sáng tạo; chỉ số hiệu suất đổi mới sáng tạo; phương thức bảo vệ, khai thác kết quả đổi mới sáng tạo; duy trì, lưu giữ và truyền đạt thông tin về hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Để triển khai kế hoạch, doanh nghiệp xem xét, điều chỉnh tổ chức của doanh nghiệp cho phù hợp để đạt được kết quả mong muốn của IMS. Doanh nghiệp xem xét việc thiết lập các cấu trúc phù hợp với quy mô của doanh nghiệp để bảo đảm việc áp dụng các đổi mới sáng tạo sẽ không ảnh hưởng đến các dịch vụ hiện có; các nguồn lực bảo đảm thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo; các quy trình cần được điều chỉnh để đáp ứng các mức độ “không chắc chắn” so với các quy trình hiện có.

Doanh nghiệp quản lý, đánh giá và xây dựng ưu tiên danh mục đầu tư đổi mới sáng tạo nhằm đảm bảo: sự liên kết của danh mục đổi mới sáng tạo với chiến lược và mục tiêu đổi mới sáng tạo; tính nhất quán giữa các sáng kiến trong và ngoài danh mục đổi mới sáng tạo; tối ưu hóa khả năng sử dụng nguồn lực, công nghệ, nền tảng và quy trình; cân bằng rủi ro và lợi nhuận; cải thiện và điều chỉnh các danh mục, chiến lược và mục tiêu đổi mới sáng tạo trong doanh nghiếp.

Khi quản lý danh mục đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp kết hợp các sáng kiến đổi mới sáng tạo có liên quan nhằm tối ưu hóa, mở rộng các dịch vụ hiện tại hoặc hình thành các giải pháp mới cho khách hàng và các bên liên quan. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có thể xem xét mở rộng các thị trường mới.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG (Trang 46 - 48)