Thúc đẩy việc áp dụng các thực tiễn tốt nhất

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG (Trang 107 - 109)

7. Cải thiện IMA

1.5. Thúc đẩy việc áp dụng các thực tiễn tốt nhất

Bằng cách giúp doanh nghiệp kiểm tra tình hình hiện tại và các quy trình cốt lõi, IMA sẽ nêu bật các cơ hội bên trong và bên ngoài để giúp doanh nghiệp áp dụng các thực tiễn phù hợp và tốt nhất.

Hiện nay, doanh nghiệp có thể thiếu kiến thức về thực hành tốt nhất trong IM. Tìm kiếm, triển khai các thực tiễn tốt nhất trong nội bộ và bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp mở ra tiềm năng để thay đổi và phát triển hơn nữa.

Một số lợi ích chính của nguyên tắc thúc đẩy việc áp dụng các thực tiễn tốt nhất bao gồm:

- Hiểu biết về các điểm mạnh, “khoảng trống” của doanh nghiệp trong IM.

- Cơ hội đạt được từ sự liên kết của IM với bối cảnh hiện tại. - Giảm áp lực về sự thay đổi trong doanh nghiệp.

- Hiểu biết sâu sắc về các đối thủ cạnh tranh và áp lực cạnh tranh. - Hiểu biết sâu sắc về các cơ hội tăng trưởng sắp tới.

Một số hoạt động của doanh nghiệp có thể được thực hiện do kết quả của IMA gồm:

- Xác định các thực tiễn khác nhau trong IM (nội bộ và bên ngoài); mối liên quan của các thực tiễn này với doanh nghiệp.

- Kiểm tra các thực tiễn tốt nhất; đo lường tác động đối với khả năng tạo ra giá trị của doanh nghiệp.

- Thực hiện các hoạt động thích hợp để phổ biến các thực tiễn tốt nhất.

- Đánh giá các nghiên cứu mới nhất về các xu hướng mới như: mô hình doanh nghiệp, kinh doanh để hỗ trợ phát triển các hoạt động đổi mới sáng tạo mới.

- Tận dụng các nguồn lực bên ngoài, có kinh nghiệm về IMA.

1.6. Linh hoạt và toàn diện

Để đạt được hiệu quả IM của doanh nghiệp, IMA có thể áp dụng tốt nhất khi có đầy đủ các đặc điểm như: tính đơn giản, tính mở, tính mô-đun... thích ứng với nhiều loại doanh nghiệp. Điều này sẽ tăng khả năng các yêu cầu của doanh nghiệp được đánh giá và mức độ đáp ứng cao của các bên liên quan (bên trong và bên ngoài).

IM bao gồm một số yếu tố thành công quan trọng. Các yếu tố này phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau để doanh nghiệp đạt được tác động tối đa đối với IM. Cách tiếp cận này giúp doanh nghiệp cải thiện thành công về khả năng gia tăng giá trị của doanh nghiệp.

Một số lợi ích chính của nguyên tắc linh hoạt và toàn diện bao gồm: - Kết quả đánh giá hiệu quả và khả năng tiếp tục phát triển IM của doanh nghiệp.

- Chấp nhận quá trình đánh giá và kết quả đánh giá. - Mức độ thành công cao hơn do sự linh hoạt và toàn diện;

- Thực thi hiệu quả IMA thông qua việc sử dụng các nguồn lực được tối ưu hóa.

Một số hoạt động của doanh nghiệp có thể được thực hiện do kết quả của IMA gồm:

- Xác định các tiêu chí để IMA dự kiến sẽ đáp ứng trong doanh nghiệp.

- Sàng lọc các cách tiếp cận IMA khác nhau, trên cơ sở đó chọn phương pháp phù hợp nhất.

- Xác định quy trình phù hợp nhất để thực hiện IMA. - Xác định các nguồn lực sẽ được dành riêng cho IMA.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG (Trang 107 - 109)